Trong video này, ta sẽ lập trình nâng cao hơn với lệnh "text". Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu học cách sử dụng "string" (chuỗi ký tự). Vậy "string" hay chuỗi ký tự là gì? Trong lập trình, đây là một tên gọi đặc biệt sử dụng cho một kiểu dữ liệu. Bạn hãy hiểu "string" là một chuỗi các ký tự. Tên bạn là một "string", tên trường học là một "string" và mỗi tin nhắn mà bạn từng gửi cũng là một "string". Về cơ bản, có thể coi "string" bằng với "text" (nghĩa là văn bản). Chúng ta đã học cách viết và đổi màu các "string". Vậy ta hoàn toàn có thể dùng biến với các "string". Tương tự như cách gán một giá trị cho một biến, ta cũng có thể gán một "string" cho một biến. Chúng ta có thể nhập như sau: "var myName =", rồi nhập tên bạn, "Sophia" chẳng hạn. Đừng quên đặt giữa dấu ngoặc kép. Sau đó, chúng ta đặt biến "myName" giữa dấu ngoặc kép thay vì "Sophia" như ta đã làm trước kia. Tuy kết quả trả về không thay đổi nhưng ta có thể nhập vô số lệnh "text" tương tự và thay đổi giá trị các tham số để trình bày văn bản một cách nghệ thuật. Tiếp theo, bạn chỉ cần đặt biến "myName" thành "Your Name", nghĩa là tên của bạn là bạn đã có tên bạn được viết lại 3 lần. Bây giờ, ta đổi lại thành "Sophia" để tiếp tục bài học. Liệu ta có thể gán các "string" phụ thuộc vào nhau như cách gán biến này phụ thuộc vào biến khác hay không? Chúng ta có thể thực hiện được và chương trình sẽ liên kết hai "string" với nhau. Ví dụ, chúng ta có thể xóa bớt hai lệnh "text", chỉ sử dụng một lệnh "text và thêm một biến "message" gán với biến "myName" cộng thêm ba dấu chấm than. Sau đó, nếu chúng ta thế "message" vào lệnh "text" thay vì "myName", ta có thể thấy rằng 3 dấu chấm than đã được thêm vào sau biến "myName" là "Sophia", như cú pháp của biến "message". Chúng ta còn có thể thực hiện thêm thao tác chẳng hạn như viết biến "message" hai lần. Như vậy, việc gán các "string" phụ thuộc vào nhau nghĩa là ta gán một "string" vào sau một "string" khác. Liệu ta có thể thực hiện thao tác nâng cao hơn không? Chẳng hạn như thực hiện nhân, chia hoặc trừ các "string"? Trên thực tế, ta không thể thực hiện các thao tác này. Ta chỉ có thể thêm "string" này vào "string" khác. Ta có thể chia hoặc trừ với các biến có giá trị là số, nhưng với biến "string" thì ta chỉ được thêm "string". Tuy nhiên, việc tò mò và đặt những câu hỏi như vậy là thái độ học tập đúng đắn với lập trình. Bạn hoàn toàn có thể tự đặt câu hỏi như vậy. Ta cũng có thể tạo hiệu ứng hoạt hình và tương tác chuột với các "string". Ví dụ, ta có thể làm cho "string" đổi vị trí theo con trỏ chuột bằng cách gán "string" với hàm "draw" như khi làm với hình chữ nhật. Ta nhập như sau: "var draw = function()" và đưa tất cả vào hàm "draw". Tương tự như khi học về hiệu ứng hoạt hình, phải không? Bây giờ, để khiến văn bản di chuyển theo vị trí di con trỏ chuột, chúng ta cần dùng đến biến "mouseX" và "mouseY". Và kết quả trả về là vô số chữ "Sophia!!!" được hiển thị liên tục. Đương nhiên nếu muốn, chúng ta có thể thêm lệnh "background" để đổi màu nền thành xanh lam nhạt. Và bây giờ, ta đã thành công làm cho chữ di chuyển theo vị trí di con trỏ chuột, tương tự như với hình chữ nhật. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tạo hiệu ứng hoạt hình để làm cho kích thước văn bản to dần. Đầu tiên, áp dụng kiến thức đã học về biến, thay vì sử dụng "textSize(30)" ta có thể nhập biến như sau: "var howBig = 30;" và thay biến này vào "textSize" thay vì trực tiếp dùng số 30. Kết quả trả về vẫn như trước. Vì vậy, ta cần thêm hoặc thay đổi chương trình để tạo được hiệu ứng hoạt hình. Ta có thể nhập thêm "howBig = howBig + 1" để cộng thêm một vào giá trị khởi tạo ban đầu của biến "howBig" để làm cho nó lớn hơn. Bây giờ, chúng ta chỉ cần chạy lại cho chương trình và kết quả trả về là khi ta di con trỏ chuột, kích thước văn bản cũng to dần nhờ vào dòng "howBig = howBig + 1" này. Tại sao bạn không thử tự nghĩ cách để làm cho kích thước văn bản to nhanh hơn? Như vậy, không chỉ học được cách lập trình với các hình vẽ mà qua video này, bạn đã nắm được cách lập trình với văn bản.