Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện
về con ốc sên ở Paisley
Vào buổi tối ngày 26/08/1928,
May Donoghue đi tàu từ Glasgow
đến thị trấn Paisley,
cách thành phố 7 dặm về phía đông.
Ở quán cà phê Wellmeadow,
cô dùng 1 cốc Scots
với kem nổi.
Món này gồm có
kem và bia gừng.
Một người bạn
đã mua nó cho cô ấy
Người ta mang đến chai bia gừng
màu nâu đục
mang nhãn "D. Stevenson,
Glen Lane, Paisley
Cô uống một ít kem nổi,
nhưng khi đổ chỗ bia gừng còn lại
vào cốc
một con ốc đang phân hủy
nổi lên trên bề mặt cốc bia.
Ba ngày sau, cô được đưa vào
Bệnh viện Hoàng gia Glasgow
được chẩn đoán bị viêm dạ dày
và bị sốc.
Việc May Donoghue khởi kiện
hãng Stevenson sau sự cố trên
đã thiết lập một tiền lệ pháp lý
rất quan trọng:
Toà án phát quyết
hãng bia gừng Stevenson
phải chịu trách nhiệm chăm sóc
đối với May Donoghue
dù giữa họ không hề có
hợp đồng ràng buộc nào,
và thực tế May còn
không phải là người mua đồ uống.
Một trong các thẩm phán,
Ngài Atkin, có nói rằng:
Mọi người phải cẩn thận để tránh
các hành vi hay thiết sót
mà có thể nhìn thấy trước là
sẽ gây hại cho những người xung quanh.
Người ta lo rằng
nếu không có nghĩa vụ quan tâm
thì sẽ có bao nhiêu người có thể mắc
bệnh viêm dạ dày ruột
trước khi Stevenson ngừng kinh doanh.
Bây giờ hãy bám vào câu chuyện ốc Paisley,
bởi vì nó là một nền tảng quan trọng.
Năm ngoái, Hansard Society,
một tổ chức từ thiện phi đảng phái
với nỗ lực tăng cường dân chủ nghị viện
và khuyến khích công chúng
quan tâm nhiều hơn đến chính trị
đã công bố bản đánh giá hàng năm của họ
về cam kết chính trị,
cùng với một phần phụ lục
về chính trị và các phương tiện truyền thông.
Dưới đây là một vài kết quả khá thất vọng
từ cuộc khảo sát đó
Báo lá cải dường như không thúc đẩy
các quyền chính trị của độc giả của họ
cũng như của những người
không đọc bất kì tờ báo nào.
Những người chỉ đọc báo lá cải
có xu hướng đồng ý
với quan điểm chính trị tiêu cực
nhiều gấp 2 lần so với
những người không đọc báo.
Họ không chỉ ít quan tâm chính trị,
mà còn đang sử dụng
loại phương tiện truyền thông
có xu hướng làm tăng
những đánh giá tiêu cực về chính trị,
qua đó góp phần tạo ra một thái độ
buông xuôi và hoài nghi
về nền dân chủ và vai trò của mình trong đó.
Không có gì ngạc nhiên khi bản báo cáo
kết luận rằng:
báo chí, đặc biệt là các tờ báo lá cải
dường như không thấy được tầm quan trọng
của họ trong nền dân chủ của chúng ta.
Giờ thì tôi ngờ rằng liệu có ai trong phòng này
sẽ nghiêm túc thách thức quan điểm đó.
Nhưng nếu Hansard đúng, và thường là như vậy,
thì chúng ta có một vấn đề rất nghiêm trọng,
và tôi sẽ dành 10 phút tiếp theo
tập trung vào vấn đề đó.
Kể từ vụ Ốc sên ở Paisley,
và đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua,
khái niệm về nghĩa vụ quan tâm
đã được phát triển thêm nhiều
vì nó liên quan đến một số khía cạnh
của xã hội dân sự.
Nhìn chung, nghĩa vụ quan tâm phát sinh khi
hành động của một cá nhân hoặc một nhóm
có khả năng gây ra thiệt hại
cho người khác,
về thể chất, tinh thần hay kinh tế.
Nghĩa vụ này chủ yếu
tập trung vào một vài lĩnh vực như:
sự đồng cảm của chúng ta
với trẻ em và thanh thiếu niên,
với nhân viên phục vụ,
với người già và người ốm yếu.
Chúng ta hiếm khi tranh luận về những
vấn đề quan trọng không kém
xung quanh sự yếu kém của chính phủ hiện tại
tới những quan điểm mà sự trung thực,
chính xác và khách quan
là nền tảng cơ bản
trong quá trình xây dựng
và áp dụng rộng rãi
vào những vấn đề liên quan tới dân chủ.
Và càng nghĩ nhiều về nó,
bạn càng thấy kì lạ hơn.
Vài năm trước, tôi đã có vinh dự
tham gia khánh thành
một trường học mới
ở đông bắc nước Anh
Nó đã được các học sinh
đổi tên thành Học viện 360.
Khi tôi bước qua cái cổng trường phủ kín cỏ
rất ấn tượng của học viện.
Trên bức tường trước mặt tôi
là dòng chữ sáng lóa
trích dẫn lới dạy nổi tiếng của Marcus Aurelius:
Đừng nói những điều không đúng sự thật,
đừng làm những điều không hợp lẽ phải.
Thấy tôi nhìn chằm chằm vào câu trích,
ngài hiệu trưởng nói:
"Ồ, đó là phương châm của trường chúng tôi."
Trên chuyến tàu trở lại London,
tôi đã không thể ngừng nghĩ về điều đó.
Tôi cứ nghĩ, chúng ta thực sự
phải cần đến hơn 2.000 năm
để chấp nhận rằng quan điểm
đơn giản trên của Marcus
là kỳ vọng tối thiểu của mỗi con người
với người khác hay sao?
Chẳng phải bây giờ là lúc để
chúng ta phát triển
khái niệm về nghĩa vụ quan tâm
và thêm vào đó nghĩa vụ quan tâm
đến những giá trị dân chủ vốn phổ biến
nhưng đang dần mất đi sao?
Sau cùng, sự bất cẩn trong nhiều ngành nghề
có thể dễ dàng dẫn đến việc
bị buộc tội vô trách nhiệm.
Trong trường hợp đó, liệu chúng ta có thể
thực sự thoải mái khi nghĩ đến việc
thực tế chúng ta đang cẩu thả
với chính sức khỏe của cộng đồng
và những giá trị nền tảng của cộng đồng không?
Dựa vào các bằng chứng,
có ai có thể nói một cách trung thực rằng
các phương tiện truyền thông
mà Hansard đã thẳng thắn lên án
đã đủ lưu tâm để tránh những hành động
mà họ có thể đoán trước là có khả năng
làm suy yếu hoặc thậm chí phá hoại
sự ổn định vốn đã
mong manh của nền dân chủ.
Lúc này sẽ có những người sẽ cho rằng
điều này sẽ dễ dàng biến tường thành
hình thức kiểm duyệt, dù là tự kiểm duyệt.
Nhưng tôi không đồng ý với lập luận đó.
Chúng ta hoàn toàn có thể
cân bằng giữa tự do ngôn luận
và những trách nhiệm
đạo đức và xã hội to lớn hơn.
Hãy để tôi giải thích rõ hơn
bằng ví dụ
từ chính sự nghiệp làm phim của tôi.
Trong suốt sự nghiệp,
tôi chưa bao giờ đồng ý rằng
ở ngoài hoặc ở trên những giá trị sống
mà họ tin là đúng đắn
1 nhà làm phim nên đặt công việc của họ
cho chính cuộc đời mình,
cho gia đình mình
và cho tương lai của cộng đồng
Tôi sẽ nói rõ hơn.
Một nhà làm phim có trách nhiệm
không bao giờ hạ thấp giá trị công việc của họ
xuống mức ít trung thực hơn
so với thế giới mà họ muốn sống ở đó.
Theo tôi, các nhà làm phim,
nhà báo, thậm chí các blogger
đều phải đối mặt với những kỳ vọng của xã hội
cùng với việc phải kết hợp được
sức mạnh nội tại của môi trường
với các kỹ năng chuyên nghiệp
được mài dũa của họ.
Rõ ràng họ không bắt buộc phải làm điều đó,
nhưng đối với các nhà làm phim tài năng,
các nhà báo có trách nhiệm
hoặc thậm chí blogger,
đó là việc không thể không làm.
Chúng ta luôn phải nhớ tới
quan điểm của chúng ta
về tự do cá nhân
và tự do sáng tạo,
là khái niệm tương đối mới
trong lịch sử hệ tư tưởng phương Tây;
và vì lý do đó,
nó thường bị đánh giá thấp
và có thể bị phá hoại rất nhanh chóng.
Đó là một ước vọng dễ dàng mất đi,
và một khi mất đi, một khi đầu hàng
thì rất khó để tìm lại.
Và việc đầu tiên để bảo vệ nó là
phải có các tiêu chuẩn của riêng chúng ta,
không phải những
biện pháp kiểm duyệt hay luật lệ,
mà là các chuẩn mực
và sự cầu toàn của chính chúng ta.
Sự cầu toàn khi chúng ta
làm việc với người khác,
và những chuẩn mực riêng mà chúng ta áp dụng
khi sống trong xã hội.
Và các tiêu chuẩn này
Chúng là một phần của trách nhiệm tập thể,
cần phải phù hợp với
một chương trình nghị sự xã hội lâu dài.
trách nhiệm của người nghệ sĩ hoặc của nhà báo
là phải ứng xử với thế giới như những gì nó thực sự là.
Và điều này phải song hành với
trách nhiệm của các nhà lãnh đạo:
phải đối mặt với thực tế xã hội
và không để bị cám dỗ mà tham ô
nguyên nhân cho sự yếu kém của xã hội.
Tuy nhiên, rõ ràng là
trong vài năm gần đây,
nhiều bộ phận lớn trong mảng truyền thông
Hệ quả là ở phương Tây,
đã làm ngơ với trách nhiệm này.
những chính sách quá đơn giản của các đảng đối lập,
cùng với việc họ cố lôi kéo
những người già đã vỡ mộng,
và một bộ phận giới trẻ thờ ơ
bị ám ảnh bởi những suy nghĩ tầm thường;
và những suy nghĩ lệch lạc
đang đe dọa sẽ khiến cho cuộc sống
thiếu đi sự chủ động,
những cuộc tranh luận
chuyên môn và sự gắn kết.
Và tôi xin nhấn mạnh vào sự chủ động.
Ngay cả những nhà tự do
hăng hái nhất cũng cho rằng
lẽ ra vụ kiện giữa Donoghue và Stevenson
phải bị quăng ra khỏi tòa án
và rằng cuối cùng Stevenson
phải ngừng kinh doanh
nếu họ vẫn tiếp tục bán bia gừng với sên.
Nhưng tôi nghĩ phần lớn chúng ta đều chấp nhận,
ở một mức độ nhất định,
việc chính quyền thực thi nghĩa vụ quan tâm.
Và từ khóa ở đây là hợp lý.
Quan tòa phải hỏi rằng:
liệu họ đã quan tâm đúng mức chưa
và liệu họ có nhìn thấy trước được
hậu quả từ những hành vi của họ hay không?
Khác với việc áp dụng quyền lực nhà nước,
tôi muốn chúng ta hãy cùng áp dụng
một bài kiểm tra nhỏ về sự đúng mực
lên các phương tiện truyền thông,
những người đã đặt ra những thái độ và nội dung
cho nhiều cuộc thảo luận
về dân chủ của chúng ta.
Để dân chủ thực sự có hiệu lực,
thì những người đàn ông
và những người phụ nữ biết suy nghĩ
cần dành thời gian để hiểu và tranh luận
về những vấn đề khó khăn phức tạp.
Và họ làm những việc ấy
với nỗ lực đạt được sự thấu hiểu,
để dù nếu có không đồng ý được với nhau,
họ cũng sẽ cho ra được
một thỏa hiệp có tính khả thi.
Chính trị là về những sự lựa chọn,
và trong những lựa chọn đó,
chính trị là về những ưu tiên.
Đó là việc hòa giải các mâu thuẫn về lợi ích,
dựa trên sự thật,
ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào có thể.
Nhưng nếu sự thật bị bóp méo,
thì các giải pháp chỉ khiến cho mâu thuẫn sâu hơn
và các áp lực và căng thẳng cho xã hội.
là điều không thể tránh được.
Các phương tiện truyền thông phải quyết định:
Họ nhìn nhận vai trò
của mình là châm ngòi
hay cung cấp tin tức?
Vì cuối cùng thì là sự kết hợp
giữa lòng tin và sự lãnh đạo.
Năm mươi năm trước,
Tổng thống Kennedy đã có
2 bài phát biểu mang tính lịch sử,
bài thứ nhất về giải trừ quân bị
và bài thứ hai là về nhân quyền.
Bài phát biểu đầu tiên
gần như ngay lực tức dẫn đến
Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân,
và bài phát biểu thứ hai dẫn đến
Đạo Luật Nhân Quyền năm 1964.
Cả hai đều là những bước tiến quan trọng.
Nếu hiểu rõ và được dẫn dẵn đúng đắn,
dân chủ có thể đạt được những điều rất tuyệt vời,
với một điều kiện tiên quyết.
Chúng ta phải tin tưởng rằng
những người đưa ra những quyết định
đang hành động để vì lợi ích dân tộc
chứ không phải vì bản thân họ.
Chúng ta cần những
lựa chọn dựa trên thực tế,
chứ không phải những lựa chọn
đưa ra bởi một vài tập đoàn quyền lực
được vạch ra rõ ràng,
luôn theo đuổi những kế hoạch hạn hẹp.
nhưng những thông tin chính xác,
khách quan
mà chúng ta dựa trên đó để
đưa ra quyết định của riêng mình.
Nếu muốn con cháu mình
có một cuộc sống đầy đủ và tốt đẹp,
chúng ta cần phải thực hiện
nghĩa vụ quan tâm
ở mức cao nhất có thể
vì một nền dân chủ mạnh mẽ
và hi vọng là sẽ kéo dài.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
(Vỗ tay)