[Nhạc]
[Nhạc]
[Nhạc]
[Nhạc]
Internet là gì?
Internet là một thứ rất phổ biến ạ.
Chắc là loại vệ tinh nào đó trên trời.
Cháu hình dung Internet như đường sóng đi vào điện thoại vậy.
Theo tôi được biết thì Internet là đám mây.
Internet khá giống đường ống nước, cứ liên tục chuyển động vậy.
Hầu như mọi người đều không biết Internet đến từ đâu.
Nhưng cũng không vấn đề vì mọi người không cần biết chính xác về nguồn gốc của Internet
cũng giống như việc ai đã tạo ra bút bi,
ai đã phát minh ra bồn cầu tự hoại
hay ai phát minh ra khoá kéo.
Tất cả những phát minh trên đều là những thứ chúng ta dùng hằng ngày
và trở nên bình thường đến mức ta thậm chí không nghĩ đến việc ai là người đã tạo ra chúng.
Internet cũng giống như vậy. Rất lâu trước đây, vào đầu những năm 1970,
tôi và ông Bob Kahn bắt đầu nghiên cứu về cái mà chúng ta gọi là Internet ngày nay.
Kết quả mà chúng tôi tìm được là của thí nghiệm khác có tên ARPANET,
viết tắt của Mạng Cơ quan Dự án Nghiên cứu Nâng cao
và là một dự án nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Paul Baran đang thử tìm hiểu
cách xây dựng một
hệ thống liên lạc có thể tồn tại
ngay cả khi bị tấn công hạt nhân.
Ông ấy đã nảy ra ý tưởng là chia nhỏ thông tin thành từng khối và gửi đi theo nhiều hướng khác nhau
một cách nhanh nhất có thể thông qua hệ thống mạng lưới.
[âm thanh]
Sau đó, chúng tôi là những người đã tạo ra mạng lưới gói tin thử nghiệm toàn quốc ngày nay,
và chúng tôi đã thành công!
[nhạc điện tử]
Vậy có ai chịu trách nhiệm quản lý Internet không?
Do chính phủ kiểm soát.
Yêu tinh, chắc chắn là do yêu tinh.
Cháu nghĩ là người quản lý Wi-Fi, vì không có Wi-Fi thì không có Internet.
Là T-Mobile... hay là Xfinity ạ?
Bill Gates
[dừng lại]
Phải không?!
Thực ra câu trả lời là không ai cả hoặc có thể là tất cả mọi người.
Trên thực tế, Internet được tạo ra
từ rất nhiều các mạng lưới hoạt động độc lập.
Điểm thú vị là hệ thống này hoàn toàn phân tán
và không có bất kỳ trung tâm kiểm soát nào quyết định
cách các gói tin được truyền đi, vị trí thiết lập mạng lưới hay thậm chí là những người kết nối Internet với nhau.
Đây hoàn toàn là những quyết định mang tính kinh doanh do các nhà mạng tự đưa ra.
Các nhà mạng đều mong muốn có những kết nối đầu cuối ở khắp nơi trong mạng lưới
vì việc sử dụng mạng lưới sẽ cho phép bất kỳ thiết bị nào
cũng có thể kết nối với các thiết bị khác, ví dụ như việc
gọi điện thoại cho người khác từ bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Chưa từng có mạng lưới nào có khả năng tương tư được sử dụng trước đây.
Việc kiến thức của bản thân có thể giúp ích cho người khác và ngược lại
chính là động lực to lớn thúc đẩy việc chia sẻ thông tin
giữa người với người.
Đó cũng chính là cách khoa học có thể phát triển với việc chia sẻ thông tin.
Vì vậy, đây chính là cơ hội để mọi người nảy ra những ý tưởng về các phần mềm mới,
có thể là thiết kế một ứng dụng trên điện thoại,
có thể đóng góp cho sự phát triển của hạ tầng mạng lưới
để đưa ứng dụng đó tiếp cận với những người khác
hoặc đơn giản là tận dụng mạng lưới đó vào công việc thường ngày.
Chúng ta không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với Internet,
vậy tại sao ta không tận dụng cơ hội đó để tìm hiểu và sử dụng Internet?
[Nhạc]
[Nhạc]