Nhà phê bình văn học Northrop Frye cho rằng: tại thuở ban sơ của nhân loại, các anh hùng văn học -- gần như là thần, Với tiến bộ của nền văn minh, họ rời khỏi đỉnh núi của các vị thần, và trở nên giống người hơn, nhiều khuyết điểm, ít hào hùng hơn. Từ những anh hùng thần thoại như Hercules, dần xuống khỏi ngọn núi phía dưới phép màu là những người hùng trần tục như Beowulf, những vị lãnh đạo vĩ đại như vua Arthur, hay đấng anh hào lừng lẫy nhưng đầy lầm lỗi như Macbeth và Othello. Và thậm chí cả những người hùng không ngờ tới như Harry Potter, Luke Skywalker hay Hiccup. Và khi tiến đến nơi tận cùng, ta đụng độ những kẻ "phản anh hùng". Trái với điều ta hay nghĩ, phản anh hùng không phải là kẻ phản diện hay chống đối. Họ thật ra là nhân vật chính trong một số tác phẩm văn học đương đại. Guy Montag trong "Fahrenheit 451", Winston Smith trong "1984", nhân vật vô tình thách thức kẻ cầm quyền - những người lạm dụng quyền lực tẩy não và thuyết phục quần chúng rằng mọi vấn nạn của xã hội đều đã bị loại trừ. Lí tưởng mà nói, khiêu khích chính quyền nên là những kẻ khôn ngoan, ngạo mạn, dũng cảm, khỏe mạnh, cùng khả năng lôi cuốn người mộ điệu. Phản anh hùng, trái lại, hoặc là rất tốt cho thấy một số tiềm năng chưa khai thác, hoặc tệ nhất là hoàn toàn bất tài. Câu chuyện về những kẻ phi anh hùng thường diễn ra như thế này. Họ vốn đơn giản chấp nhận những quan điểm phổ biến, là phần tử tiêu biểu, không thắc mắc, ngoan đạo của xã hội. Họ chật vật để tiếp tục chấp nhận, để rồi bắt đầu phản kháng, thường là tìm kiếm câu trả lời cho những băn khoăn của mình từ người khác rồi ngây ngô và khờ dại đặt câu hỏi đó với một nhân vật của chính quyền. Phản anh hùng công khai thách thức xã hội, cố gắng đấu tranh với dối trá và thủ đoạn bóc lột người dân. Từ đây, đối với họ, sự phản kháng mang nét dũng cảm, khôn ngoan và trượng nghĩa. Có thể phản anh hùng đã thực sự thành công kết liễu chính quyền độc tài, với vô vàn vận may không tưởng. Cũng có thể người đó trốn thoát để trở lại đấu tranh vào một ngày nào đó. Phổ biến hơn cả, họ bị giết, hoặc tẩy não và trở lại đời sống ngoan đạo như bao người. Chẳng có hào khí anh hùng, cá nhân quả cảm đối đầu chế độ vô đạo ở thế giới hiện đại truyền đi cảm hứng đấu tranh, hay tích lũy lực lượng và trí tuệ vượt trội quân đội của đế chế hiểm ác. Tổ tiên ta kể chuyện để xoa dịu nỗi sợ hãi bất lực bằng cách cho ta những người hùng như Hercules, đủ mạnh để khuất phục quỷ dữ mà ta lo sợ ám muội trong màn đêm bao trùm ngoài đống lửa của ta. Cuối cùng, ta nhận ra ác quỷ không ở ngoài đó, chúng trú ngụ trong chính chúng ta. Kẻ thù lớn nhất của Beowulf là cái chết, của Othello là lòng đố kị, Hiccup, sự tự ti. Trong câu chuyện về phản anh hùng vô dụng, câu chuyện về Guy Montag và Winston Smith, chứa đựng cảnh báo của tác giả đương thời về nỗi sợ nguyên thủy: Chúng ta không đủ mạnh để đánh bại lũ quái vật. Trong trường hợp này, không phải là chúng bị ngọn lửa xua đi, mà quái vật vốn chính là kẻ nhóm lửa.