Greg Gage: Ai mà không thích đạt điểm cao môn Địa Lý, nhớ vị trí mọi quốc gia trên bản đồ hoặc tránh được tình huống xấu hổ khi bất chợt quên tên người đứng trước mặt bạn. Trí nhớ, như các cơ khác trong cơ thể, có thể tăng cường hay cải thiện. Nhưng thay vì luyện tập với thẻ từ, có thể còn cách thú vị khác giúp chúng ta cải thiện trí nhớ trong khi ngủ. (Nhạc) Tại sao chúng ta ngủ? Đây là câu hỏi đã được đặt từ thuở đầu nền văn minh. Trong khi chúng ta có thể không rõ câu trả lời, có một số giả thuyết rất hay về lý do ta cần nó. Ngủ là khi bộ não chuyến hóa ký ức ngắn hạn thu thập được trong ngày thành trí nhớ dài hạn. Quá trình này gọi là củng cố trí nhớ, và giả thuyết này đã khiến các nhà khoa học băn khoăn liệu có thể cải thiện những ký ức nhất định hay không. Có một bài viết gần đây trên tạp chí "Khoa học" bởi Ken Paller và đồng nghiệp anh ở Northwestern cho thấy rằng điều này có vẻ đúng, và khiến chúng ta tò mò. Joud đã tự làm thử nghiệm ở nhà xem âm thanh có thể cải thiện trí nhớ khi ngủ không Vậy Joud, bạn đã làm như thế nào? Joud Mar'i: Ta cần một đối tượng thí nghiệm. [Bước 1: Chơi một trò chơi] Chúng tôi có một trò chơi trí nhớ trên Ipad, và cho người đó chơi trò chơi này và nhớ hình ảnh và vị trí của chúng khi hiện trên màn hình. GG: Vậy đây giống như trò chơi trí nhớ chúng ta chơi khi nhỏ, bức ảnh nào ở đâu. Và chúng ta gắn mỗi bức ảnh với một âm thanh đặc trưng. JM: Ví dụ, bạn thấy bức ảnh của một chiếc xe và bạn sẽ nghe tiếng động cơ xe. (Động cơ xe khởi động) GG: Trước khi ngủ, chúng tôi sẽ kiểm tra bạn. Chúng tôi sẽ xem bạn nhớ vị trí các bức ảnh tốt thế nào. Mỗi lần bạn thấy bức ảnh, bạn cũng sẽ nghe âm thanh. Và giờ đến phần thí nghiệm. Bạn sẽ chợp mắt một lát. [Bước 2: Chợp mắt] Trong khi bạn ngủ, chúng tôi sẽ ghi lại EEG của bạn. JM: Và chúng tôi đợi họ rơi vào giấc ngủ sóng não chậm, giai đoạn ngủ sâu nhất và rất khó để bạn thức dậy. GG: Ok, tạm dừng. Đây là một số thông tin về giấc ngủ. Có bốn giai đoạn: các giai đoạn ngủ nông hơn và ngủ sâu (REM) nhưng chúng tôi hứng thú với giấc ngủ sóng chậm. Tên của nó bắt nguồn từ những sóng điện từ gọi là sóng Delta thu được từ não. Nhiều nhà khoa học tin đây là giai đoạn việc củng cố trí nhớ diễn ra. Trong giai đoạn ngủ sâu này, chúng tôi sẽ làm điều mà bạn không biết chúng tôi sẽ làm. JM: Phần thú vị là đây, chúng tôi bắt đầu sử dụng các gợi ý. (Động cơ xe khởi động) GG: Bạn đưa ra hết gợi ý à? JM: Không. Chúng tôi chỉ đưa ra một nửa để xem có sự khác biệt không. GG: Giả thuyết của bạn là những tiếng mà họ nghe lúc ngủ thì họ sẽ nhớ nó tốt hơn. JM: Vâng, đúng vậy. GG: Khi bạn thức dậy và chơi lần nữa, bạn làm tốt hay tệ hơn trước khi ngủ? Chúng tôi nhận thấy nếu gợi ý được đưa cho bạn trong lúc ngủ, chẳng hạn như một chiếc xe, bạn sẽ nhớ vị trí chiếc xe đó khi thức dậy. Nhưng nếu không đưa bạn gợi ý đó trong giấc ngủ ví dụ như chiếc guitar bạn sẽ khó nhớ chiếc guitar ấy khi thức dậy. Những ký ức được gợi ý sẽ được ghi nhớ tốt hơn những cái không được gợi ý kể cả khi họ không nhớ họ đã nghe âm thanh đó? JM: Đúng, chúng tôi hỏi họ. GG: Họ đang ngủ, không nghe thấy gì, họ tỉnh dậy họ nhớ những cái được gợi ý tốt hơn những cái khác. GG: Thật kì diệu. JM: Như phép thuật. GG: Joud làm thử nghiệm này trên 12 người và kết quả rất đáng chú ý. Không phải là bạn nhớ tốt hơn mà là bạn quên ít hơn. Tôi từng hoài nghi khi nghe rằng bạn làm tốt bài kiểm tra trí nhớ hơn chỉ bằng việc bật âm thanh khi ngủ. Chúng tôi đã lặp lại thí nghiệm này. Thông tin và ký ức ta thu thập trong ngày rất mong manh, và chúng dễ bị mất đi và lãng quên. Việc kích hoạt lại chúng khi ngủ, kể cả khi chúng ta không biết việc đó dường như có thể khiến chúng ổn định và ít bị quên hơn. Điều đó khá kì diệu. Não vẫn hoạt động ngay khi ta ngủ. Nếu bạn giống tôi và hay quên, giải pháp có thể là một đôi tai nghe và một chiếc ghế sô pha êm ái.