Khi bàn về những phát minh,
Tôi muốn kể câu chuyện về dự án yêu thích của tôi.
Đó là một trong những dự án lý thú nhất tôi đã từng làm,
nhưng cũng là cái đơn giản nhất.
Đó là dự án có tiềm năng tác động lớn đến khắp thế giới.
Nó nhắm đến một trong những vấn đề sức khỏe quan tâm hàng đầu trên hành tinh,
nguyên nhân số một gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi
chính là ... ? Bệnh lây qua đường nước, tiêu chảy, suy dinh dưỡng.
Không, đó chính là việc hít phải khói do nấu ăn trong nhà -
nguyên nhân gây nên nhiễm trùng hô hấp cấp. Các bạn có tin được không?
Tôi thấy điều này thật sửng sốt và có chút kinh hãi.
Chúng ta không thể tạo ra nhiên liệu nấu đốt sạch hơn sao?
Chúng ta không thể tạo ra những bếp lò tốt hơn sao?
Làm sao mà những điều này lại dẫn đến 2 triệu cái chết mỗi năm?
Tôi biết Bill Joy vừa nói với các bạn
về sự kì diệu của ống cacbon nano.
Vì thế tôi sẽ kể cho các bạn về
sự kì diệu của ống cacbon vĩ mô, hay còn gọi là than củi.
Đây là bức tranh về miền quê ở Haiti. Haiti hiện nay với diện tích phá rừng 98%
Các bạn sẽ thấy những hình ảnh thế này khắp nơi trên hòn đảo.
Điều này dẫn đến đủ mọi vấn đề về môi trường,
và những vấn đề ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên đất nước.
Vài năm trước, có một trận lụt kinh hoàng
làm hàng ngàn người chết,
mà nguyên nhân trực tiếp được cho rằng
bởi vì không có một cây nào trên đồi để cố định đất.
Vì thế khi mưa đến, nước đổ xuống các dòng sông, và gây nên trận lũ lụt.
Và đây là một trong những lý do tại sao có quá ít cây cối như vậy:
Người ta cần phải nấu nướng, họ đốn cây
và đốt để làm than nấu.
Không phải là mọi người không quan tâm tác hại đến môi trường.
Họ biết rất rõ, nhưng không còn lựa chọn nào khác .
Nhiên liệu hóa thạch không có,
còn năng lượng mặt trời không làm chín thức ăn theo cách họ muốn.
Và đây là cách mà họ làm.
Các bạn sẽ thấy những gia đình như ở đây, đi vào rừng tìm cây,
chặt xuống và dùng nó làm than củi.
Vì thế sẽ không ngạc nhiên khi có rất nhiều nỗ lực
được thực hiện để tìm nguồn chất đốt thay thế khác.
Khoảng 4 năm trước, tôi dẫn một nhóm sinh viên đến Haiti,
và chúng tôi đã làm việc với những tình nguyện viên Peace Corps ở đó.
Đây là một tình nguyện viên như thế,
và đây là thiết bị anh ta đã làm cho ngôi làng.
Ở đây ý tưởng là tái sử dụng nguồn giấy bỏ đi,
nén nó lại, và làm thành dạng bánh để dùng như chất đốt.
Tuy nhiên thiết bị này rất chậm.
Vì thế những sinh viên kĩ thuật của tôi đã tìm hiểu nó,
và với vài điều chỉnh nhỏ,
các em đã làm tăng gấp 3 sản lượng sản xuất.
Vì thế các bạn có thể tưởng tượng được các sinh viên đã thích thú đến thế nào.
Các em đã mang những mẩu bánh đó quay trở lại MIT để kiểm tra chúng.
Và một trong những điều họ nhận ra là thậm chí chúng vẫn chưa được nung lên.
Điều đó làm các bạn sinh viên hơi thất vọng.
Và sự thật là nếu mọi người nhìn gần hơn, ở đây,
các bạn có thể thấy "U.S. Peace Corps."
Bởi vì, thật sự không có bất kỳ nguồn giấy thài nào ở ngôi làng.
Và nếu như có thể sử dụng nguồn giấy thải từ văn phòng chính phủ
và tình nguyện mang đến ngôi làng,
thì nó cũng cách xa đến 800km.
Vì thế chúng tôi nghĩ rằng có lẽ sẽ phải có một cách nào đó tốt hơn
để làm một chất đốt thay thế khác.
Điều chúng tôi muốn, là làm ra một loại chất đốt
từ những nguyên liệu đã sẵn có ở địa phương.
Các bạn sẽ thấy những cái này khắp trên Haiti. Chúng là những máy ép đường loại nhỏ.
Vả đây là những chất thải từ máy,
sau khi đã được trích lấy tinh chất, chúng gọi là bã mía.
Nó không dùng làm gì khác. Nó cũng không có chất dinh dưỡng,
nên không dùng làm thức ăn gia súc.
Họ chất đống cạnh máy cho đến khi nhiều quá thì đốt đi.
Điều chúng tôi muốn là tìm cách nào đó
để làm rắn những chất thải này, và chuyển chúng thành chất đốt
mà mọi người có thể dùng để nấu nướng dễ dàng,
một dạng giống như là than củi.
Vì thế trong vài năm kế tiếp, nhóm sinh viên và tôi đã nghiên cứu để phát triển quy trình.
Như vậy, ban đầu từ bã mía, rồi cho vào một lò nung đơn giản,
có thể làm từ thùng dầu 55 gallon đã bỏ đi.
Sau một khoảng thời gian, sau khi đặt chúng trên ngọn lửa, ta bịt kín lại
để hạn chế oxy vào lò nung,
cuối cùng ta sẽ có một vật liệu đã được cacbon hóa.
Tuy nhiên, bạn không thể đốt nó, nó quá mịn,
và cháy quá nhanh đến nỗi không thể sử dụng nấu nướng được.
Vi thế chúng tôi cố gắng tìm cách để định hình nó thành những than bánh.
Và rất may mắn, một trong những sinh viên là người Ghana,
anh ta nhớ một món ăn do mẹ anh ta làm gọi là kokonte,
đó là một món giống như bột nấu nhưng rất dinh, làm từ rễ cây cassava.
Và vì thế điều chúng tôi làm là tìm kiếm, và nhận thấy
quả thực cây cassava cũng trồng ở Haiti, nhưng dưới tên là manioc.
Và thật sự nó mọc khắp nơi trên thế giới --
yucca, tapioca, manioc, cassava, tất cả đều cùng một loại
một loại thực vậy rễ chứa nhiều nhựa dính.
Và bạn có thể làm nên chất keo dày, rất dính
dùng để gắn những mẩu than nhỏ lại với nhau.
Chúng tôi đã thực hiên như thế, và quay lại Haiti.
Đây là những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Ecole de Chabon,
hay còn gọi là Học viện Than Củi. Và đây là --
(Cười)
-- đúng thế. Tôi thật sự là giảng viên ở học viện MIT, cũng như ở học viện Than Củi.
Và đây là những bánh than chúng tôi đã làm.
Còn bây giờ, tôi sẽ đưa các bạn đến một lục địa khác. Đây là Ấn độ,
và đây là chất đốt thông dụng nhất dùng để nấu ăn ở Ấn độ: chính là phân bò.
Và tê hơn cả Haiti, thứ này tạo ra rất nhiều khói,
và đây là nơi các bạn có thể thấy những tác động đến sức khỏe
từ việc nấu ăn bằng chất đốt là phân bò.
Trẻ em và phụ nữ là những người chịu tác động chính,
bởi vì họ luôn đứng quanh bếp nấu.
Vì thế chúng tôi muốn xem thử liệu có thể giới thiệu
công nghệ làm than củi ở đây không.
Nhưng không may là họ không có mía,
cũng không có cassava, nhưng điều đó vẫn không ngăn được chúng tôi.
Điều chúng tôi làm, là tìm kiếm những nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có ở đó.
Ở khu vực này có rơm lúa mì, rơm lúa gạo .
Và thứ chúng tôi sử dụng làm chất kết dính
thật sự là một lượng nhỏ phân bò,
mà mọi người thường sử dụng như là chất đốt.
Và chúng tôi đã đặt chúng cạnh nhau để kiểm tra, và như các bạn thấy
ở đây là bánh than, còn ở đây là phân bò.
Và các bạn có thể thấy đây là một chất đốt cháy sạch hơn rất nhiều.
và thật sự nó làm nóng nước cũng nhanh hơn nhiều.
Vì thế chúng tôi đã rất vui mừng, chỉ đến khi đó.
Nhưng một trong những điều phát hiện ra
khi so sánh trực tiếp mặt-đối-mặt với than củi,
nó không cháy được lâu. Những mẩu than bị vỡ vụn ra,
và chúng mất năng lượng khi vỡ ra lúc đang nấu.
Vì thế chúng tôi muốn tìm cách làm những mẩu than cứng hơn
để chúng tôi có thể cạnh tranh với than củi trên thị trường ở Haiti.
Vì thế chúng tôi đã quay lại MIT, thí nghiệm trên máy nén Instron,
và xem lực nén cần thiết khoảng bao nhiêu
để có thể nén được những mẩu than đến mức
đủ cứng để đảm bảo tính năng được tăng cường rõ rệt.
Vào thời điểm khi những sinh viên ở phòng thí nghiệm nghiên cứu vấn đề này,
tôi còn có một nhóm cộng tác khác ở Haiti tìm cách cải tiến quy trình,
phát triển nó, và phổ biến nó đến những ngôi làng ở đó.
Và sau một khoảng thời gian,
chúng tôi đã phát triển được một máy nén với chi phí thấp, cho phép làm than bánh,
đảm bảo thời gian cháy lâu hơn, và sạch hơn so với than gỗ.
Như vây tình huống ở đây là chúng ta có một sản phẩm thực sự tốt hơn
sàn phẩm cùng loại trên thị trường Haiti.
vâng, đó thật sự là nơi rất tuyệt vời.
Chỉ riêng ở Haiti, khoảng 30 triệu cây bị chặt mỗi năm.
Vì thế có tiềm năng để hiện thực hóa điều này
và tiết kiệm một nguồn lợi lớn.
Thêm vào đó, lợi tức tạo ra từ than bánh này là 260 triệu dollar
Thật sự là một khoản rất lớn đối với một nước như Haiti --
với dân số chỉ 8 triệu,
với thu nhập hàng năm dưới 400 dollar.
Vì thế đây là nơi dự án đã thật sự phát triển.
Và một điều khác tôi cho rằng cũng khá thú vị,
tôi có có một người bạn ở UC Barkeley chuyên về phân tích rủi ro.
Và anh ta xem xét vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe
từ việc đốt sử dụng củi so với than.
Và nhận thấy rằng trên toàn thế giới
chúng ta có thể ngăn ngừa khoảng 1 triệu cái chết khi chuyển từ củi sang than.
Đó là một điều rất đáng chú ý.
Nhưng cho đến nay, vẫn không có cách nào khác ngoài việc chặt cây cả.
Nhưng giờ chúng ta đã có một cách
bằng việc sử dụng những nguồn nguyên liệu nông nghiệp bỏ đi để làm chất đốt.
Một trong những điều thật sự thú vi,
là thứ mà tôi đã tìm được trong chuyến đi đến Ghana tháng vừa rồi.
Và đây, tôi cho rằng, điều tuyệt nhất,
với công nghệ còn thấp hơn cả những gì các bạn vừa thấy
nếu như các bạn có thể tưởng tượng được. Và đây.
Là cái gì nhỉ? Đây chính là lõi ngô đã được chuyển thành than.
Và cái hay của nó chính là chúng ta không cần phải tạo hình lại thành những bánh than.
Nó đã có dạng sẵn như vậy rồi. Đây là laptop 100 dolar của tôi.
Và cũng như Nick, tôi đã mang theo vài mẫu cho các bạn xem.
(Cười)
Mọi người có thể chuyền tay nhau xem.
Chúng có đủ mọi đặc tính cần thiết, đã được kiểm tra thực tế và sẵn sàng sử dụng.
Và một trong những điều, tôi cho đáng chú ý về công nghệ này
đó là việc chuyển giao hết sức dễ dàng.
So sánh với than làm từ mía,
chúng tôi phải dạy mọi người cách để tạo thành những bánh than,
và phải thêm một bước để làm chất kết dính,
cái này đã ở hình dạng tiền - bánh than.
Và đây chính là điều tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi lúc này,
nhưng cũng có thể là một lời bình không hay về cuộc đời tôi.
(Cười)
Nhưng khi bạn đã thấy nó, như những người ở hàng đầu này, được rồi,
vâng, OK. Dù sao đi nữa --
(Cười)
-- chúng nó đây Và tôi nghĩ đây là một ví dụ hoàn hảo
cho điều mà Robert Wright vừa nói về những thứ tổng-khác-không.
Như vậy, không những ta có lợi về sức khỏe,
mà còn lợi về môi trường.
Và đây là một trường hợp cực kì hiếm hoi,
khi mà ta còn có lợi về kinh tế.
Người ta có thể tự làm chất đốt từ những sản phẩm bỏ đi,
Họ có thể tạo thu nhập từ đó,
Họ có thể tiết kiệm tiền, mà lẽ ra phải bỏ ra để mua than,
và họ có thể làm thừa ra, và bán nó ra thị trường,
cho những người khác mà không tự sản xuất.
Điều này rất hiếm vì ta không phải đánh đổi
giữa sức khỏe và kinh tế, hay giữa môi trường và kinh tế.
Vì lẽ đó, đây là đề tài làm tôi cực kì thích thú,
và tôi thật sự mong chờ xem nó sẽ đưa ta đến đâu.
Vì thế khi chúng ta nói về, tương lai chúng ta sẽ tạo nên,
một trong những điều tôi thấy cần thiết
là chúng ta cần có một thế giới quan rõ ràng về thế giới ta đang sống.
Ở đây tôi không đề cập đến thế giới thật sự chúng ta đang sống.
Tôi muốn đề cập thế giới nơi mà những phụ nữ phải bỏ ra hai ba giờ mỗi ngày
để xay thóc làm thức ăn cho gia đình.
Tôi muốn đề cập thế giới nơi mà vật liệu xây dựng cao cấp
có nghĩa là những tấm ngói lợp được làm bằng tay,
và ở đó, khi bạn làm việc 10h một ngày,
vẫn chỉ kiếm được 60usd một tháng.
Tôi muốn đề cập thế giới mà phụ nữ và trẻ em mất 40 tỉ giờ một năm chỉ để đi lấy nước
Điều đó tương đương với toàn bộ lực lượng lao động ở California
phải làm việc cật lực trong một năm để không làm việc gì khác ngoài lấy nước.
Đó là nơi mà, ví dụ như nếu ở đây là Ấn độ,
trong căn phòng này, thì chỉ có ba người trong số chúng ta có xe hơi.
Nếu ở đây là Afghanistan,
chỉ có một người trong phòng này biết cách sử dụng internet.
Nếu ở đây là Zambia, 300 người trong số các bạn là nông dân,
100 người trong số các bạn nhiễm AIDS, HIV.
Và hơn nửa số các bạn sống dưới mức một dollar một ngày.
Chúng là những vấn đề cần chúng ta tìm hiểu và tìm ra giải pháp.
Chúng là những vấn đề ta cần phải đào tạo cho những kỹ sư
nhà thiết kế, những thương gia, những công ty để đối mặt
Chúng là những bài toán cần tìm ra lời giải.
Có vài lĩnh vực mà tôi cho rằng đăc biệt quan trọng cần chú ý.
Một trong số đó là tạo ra những công nghệ để phát triển kinh tế vi mô, những công-ty-vi-mô,
để giúp những người sống dưới mức nghèo khổ tìm ra cách để vươn lên,
để họ không làm những việc
mang tính truyền thống như đan giỏ, nuôi gia cầm, v.v...
Mà có những công nghệ mới, những sản phẫm mới
để họ có thể sản xuất ở mức độ nhỏ lẻ.
Một điều nữa tôi cho rằng chúng ta nên tạo ra những công nghệ để giúp nông dân nghèo
làm tăng giá trị mùa màng của họ lên.
Và chúng ta cần suy nghĩ lại về những chiến lược phát triển,
hãy dừng những chương trình giáo dục
làm cho nông dân không còn là nông dân,
mà tốt hơn là hãy làm cho họ không còn là nông dân nghèo.
Và chúng ta cần phải nghĩ cách làm sao cho hiệu quả,
Ta cần làm việc trực tiếp với những người ở đó,
giúp họ những nguồn lực, những công cụ cần thiết
để họ tự giải quyết những vấn đề của chính họ. Đó là cách tốt nhất.
Chúng ta không nên giúp từ xa.
Vì vậy ta cần tạo ra tương lai như thế, và cần phải hành động ngay.
Cảm ơn.
(Vỗ tay)
Chris Anderson: Kể với chúng tôi - trong khi chờ câu hỏi từ khán giả --
hãy kể với chúng tôi về một điều khác mà bạn đã làm.
Amy Smith: Một vài thứ chúng tôi vẫn đang làm hiện nay
là tìm phương pháp kiểm tra chất lượng nước giá rẻ,
để giúp một số cộng đồng có thể tự lưu trữ nước,
biết khi nào còn sử dụng được, khi nào cần phải xử lý nước, v.v.
Chúng tôi cũng đang xây dựng hệ thống xử lý nước giá thấp.
Một điều rất thú vị là tìm hiểu cách mặt trời khử trùng nước,
và phát triển khà năng xử lý đó.
CA: Có nút cổ chai nào ngăn cản tất cả những điều này phổ biến với thị trường không?
Chị có muốn tìm một công ty, hay nhà đầu tư mạo hiểm nào không,
hay chị cần điều gì để mang những điều chị có phổ biến với thị trường?
AS: Vâng, toi nghĩ rằng càng nhiều người sẽ càng thúc đẩy nó nhanh hơn.
Đó là điều khó: đó là thị trường rất rời rạc,
còn những người tiêu dùng lại không có thu nhập.
Vì thế ta không thể áp dụng mô hình sử dụng ở US
để phát triển nó.
Và chúng tôi là một đội hơi nhỏ, chính tôi đây.
(Cười)
Vì thế, tôi làm tất cả những gì có thể cùng với những sinh viên.
Một năm có khoảng 30 sinh viên tham gia vào lĩnh vực này,
cố gắng bổ sung, hoàn thiện là làm nó tiến xa hơn.
Một điều nữa tức là ta phải làm với chiến lược lâu dài,
các bạn không thể trông đợi một điều gì đó xong trong vòng một hai năm.
Ta phải nhìn về phía trước năm đến mười năm.
Nhưng với tầm nhìn về điều đó, chúng ta tin là sẽ làm được.