Translated by: Phanh Ant Trong buổi nói chuyện cuối cùng của chúng ta về chế độ độc quyền, chúng ta sẽ cùng thảo luận về cái giá của sự độc quyền ấy, cũng như những lợi ích tiềm tàng của nó. Cái giá phải trả chủ yếu nhất của chế độ độc quyền là so với việc cạnh tranh, độc quyền rất không hiệu quả. Nó dẫn tới một sự mất mát về những lợi ích từ thương mại hay một sự mất mát lớn khác. Chúng ta hãy cùng nhớ lại về những lợi ích từ thương mại cạnh tranh và sau đó chúng ta sẽ so sánh với chế độ độc quyền. Ở đây, chúng ta sẽ đơn giản hóa với một đường thẳng gọi là "cầu", một nền công nghiệp không đổi về giá trị. Trong trường hợp này, những lợi ích tổng hợp từ thương mại đi thẳng đến khách hàng ở khu vực màu xanh ngay tại đây. Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhìn xem tổng lợi ích từ thương mại hay tổng phúc lợi của chế độ độc quyền. Chúng ta chọn chuẩn đường "cầu" và đường giá trị không đổi như vậy. Chúng ta tìm giá cả và lượng lợi nhuận cao nhất theo cách thông thường. Khách hàng, không ngạc nhiên, thì ít hơn dưới chế độ độc quyền bởi giá cả trở nên cao hơn. Bây giờ, một số của thiệt hại của khách hàng được chuyển đến nhà độc quyền về mặt lợi ích, và theo như kinh tế học, ít nhất sẽ có ai đó được hưởng những lợi nhuận này. Vì vậy, sự chuyển giao là trung tính. Thế nhưng, điều xấu là, tổng phúc lợi sẽ lại về dưới chế độ độc quyền bởi chẳng ai được hưởng phần này cả, sự mất mát khổng lồ. Đây là những giao dịch mà được nhìn từ mặt xã hội thì rất có lợi. Người có nhu cầu sẽ rất sẵn lòng trả nhiều hơn so với chi phí để sản xuất những mặt hàng này. Thế nhưng, những giao dịch này, thì lại không xảy ra. Mặc dù chúng có lợi cho xã hội, chúng lại không xảy ra bởi vì chúng không tạo ra lợi nhuận, không có lợi cho cá nhân. Hãy nghĩ đến một rạp chiếu phim mà trống đến nửa rạp. Chắc chắn là có những ai đó mà sẽ sẵn lòng xem phim ở mức giá mà ít lợi nhuận cho rạp nhất có thể, không lợi nhuận chẳng hạn. Vậy tại sao rạp chiếu phim không hạ thấp giá vé cho những người này? Bởi vì nếu làm vậy, họ sẽ phải hạ giá cho tất cả mọi người và điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận tổng. Cho nên bài học cơ bản là như này. Khách hàng mua một sản phẩm miễn là giá trị của chúng cao hơn so với giá cả. Dưới sự cạnh tranh, giá cả sẽ bằng với giá cả cận biên, vì thế khách hàng sẽ mua từng đơn vị một bởi giá trị của hàng hóa với họ thì lớn hơn giá cả cận biên. Điều này rất hiệu quả. Dưới chế độ độc quyền, khác hàng cũng mua miễn là giá trị với họ thì cao hơn giá cả, nhưng vì giá cả cao hơn giá cả cận biên, nên lượng sản xuất ra bị ít đi. Chúng ta sẽ nhận được những thất thoát trong kinh doanh. Hãy cùng nhớ lại rằng những mất mát khổng lồ ấy trông như thế nào trên thực tế. GSK định giá Combivir là $12.50 cho một viên thuốc. Giá cả cận biên là 50 cent. Sự mất mát khổng lồ là giá trị của việc buôn bán mà không xuất hiện bởi vì giá cả cao hơn giá cả câ cận biên. Một số người sẽ sẵn lòng và có khả năng chi trả $10 cho một viên thuốc hay $4, hoặc thậm chí là $1 và những loại giá cả đó sẽ nhiều hơn việc bao trùm giá cả để sản xuất. Thế nhưng những giao dịch này không xuất hiện bởi vì chúng tạo ra lợi nhuận cho GSK. Rất nhiều nhà độc quyền trên thế giới được sinh ra từ sự tham nhũng trong chính phủ. Ở Indonesia, Tommy Suharto - con trai của tổng thống, đã được nhận độc quyền với lợi nhuận cao của cây tử đinh hương. Anh ta sử dụng lợi nhuận từ chế độ độc quyền ấy để mua Lamborghini. Không phải một con xe đâu nhé, anh ta mua cả công ty ấy. Những loại độc quyền ấy không đáng được trân trọng. Chúng chỉ có những mặt xấu và chả có mặt lợi cho xã hội nào cả. Một số nhà độc quyền, mặt khác thì, vẫn có những lợi ích đối trọng. Xem xét xem điều gì sẽ xảy ra nếu nước Mỹ xóa bỏ sáng chế độc quyền cho ngành dược. Cạnh tranh, đúng là sẽ làm giảm giá cả của những loại thuốc hiện có xuống bằng giá cả cận biên, ngay khi bằng sáng chế hết hạn, thông thường là trong khoảng 10 đến 15 năm sau khi thuốc lần đầu du nhập vào thị trường. Thế nhưng nó tốn khoảng 1 triệu đô để đưa một loại thuốc bình dân mới vào thị trường ở Mỹ, và giá R&D thì không được bao gồm trong giá cả cận biên. Nói như vậy, nó tốn khoảng 1 triệu đô để sản xuất ra viên thuốc đầu tiên, 50 cent cho viên thứ hai. 50 cent là giá cả cận biên, giá cả của một viên thuốc thêm vào thế nhưng để đưa viên thuốc đầu tiên ấy vào thị trường thì tốn đến cả triệu đô. Nếu như giá cả nhanh chóng bị hạ xuống bằng với giá cận biên, các công ty sẽ không có khả năng bù lại giá R&D, và kết quả sẽ là có ít thuốc được sản xuất hơn. Một khi thuốc được sản xuất, bằng sáng chế, nhà độc quyền tạo ra sự thiếu hiệu quả, khiến lượng sản xuất ra bị ít đi. Nhưng bằng sáng chế khuyến khích sản xuất ra thuốc mới đầu tiên. Vì thế sẽ có một sự trao đổi. Nhiều các nhà độc quyền làm giảm hiệu quả ổn định, lượng sản xuất ra, nhưng có thể làm tăng hiệu quả động lực, khuyến khích để nghiên cứu và phát triển. Nguyên lí trao đổi này được áp dụng với cả các mặt hàng khác với chi phí phát triển cao, không chỉ là dược phẩm. Những hàng hóa thông tin, mặt hàng như âm nhạc, phim ảnh, chương trình máy tính, các chất hóa học mới, các vật liệu mới các công nghệ mới. Điều này thường sẽ có giá cả phát triển cao và giá cả sản xuất ra thấp. Và điều này cho thấy có thể có lợi ích đối với bằng sáng chế và bảo vệ bản quyền. Nói chung hơn, đối với những loại mặt hàng này, có một điều lệ về trao đổi mà chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ kĩ. Tức là giá cả thấp hơn hôm nay có thể dẫn đến ít các ý tưởng mới trong tương lai. Ví dụ như nhà sử-kinh tế học thắng giải Nobel, Douglas North, đã tranh cãi, "Thất bại để phát triển quyền về tài sản hệ thống trong đổi mới cho đến tận thời kì hiện đại là nguyên do chính của tốc độ thay đổi chậm chạp về mặt công nghệ". Có một cách tốt hơn để tìm hiểu sự mua bán này? Có thể. Cho rằng là chính phủ mua một bằng sáng chế về dược vì tổng lợi nhuận độc quyền của nó và sau đó họ phá nát cái sáng chế ấy ra. Các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào và đưa giá của thuốc xuống bằng với giá sàn, và chúng ta sẽ có sự ổn định về giá cả. Trong cùng thời điểm, bởi vì chính phủ đã trả cho công ty lợi nhuận độc quyền của họ, chúng ta vẫn sẽ có rất nhiều động lực để làm nghiên cứu và phát triển hiệu quả động lực. Và sau đó chúng ta sẽ đạt được lợi ích về mọi mặt. Dĩ nhiên, cũng có thể sẽ có một số mặt trái. Thuế cao hơn cho bằng sáng chế cũng có những mất mát khổng lồ, và có thể có khó khăn để nói chính xác một bằng sáng chế đáng giá bao nhiêu. Và cũng có thể có sự tham nhũng. Tuy vậy, đây là một ý tưởng mà chúng ta đang nghĩ đến, và có thể là khá xứng đáng để thử nghiệm. Phần thưởng cũng là một cách khác để tìm hiểu về sự trao đổi. Còn về phần cổ phiếu, ý tưởng là một công ty sẽ được đề nghị trước cái giá R&D của nó. Thế nhưng chính phủ chỉ trả cho công ty nếu như công ty đó đạt được một thành tựu nhất định. Và nếu đạt được thành tựu đó, công nghệ ấy sẽ được đưa tới công chúng và sử dụng bởi tất cả mọi người. Ví dụ như, SpaceShipOne, đã thắng 10 triệu đô-la cho việc trở thành công ty tư nhân đầu tiên phát triển tên lửa có người lái mà có khả năng ra ngoài vũ trụ và quay trở về trong một khoảng thời gian ngắn. Và những giải thưởng đang được sử dụng càng ngày càng nhiều hơn. Chính phủ đã thiết lập một giải thưởng cho bóng đèn điện tốt hơn, ví dụ như vậy, và kết quả thì khá tốt. Cũng có một cách thứ ba để tìm hiểu về sự trao đổi. Bạn có để ý rằng, ví dụ như, chúng ta thường giả định rằng, nhà độc quyền phải thu phí bằng nhau cho tất cả mọi người. Điều này liệu có thật sự đúng? Trong một số trường hợp, nhà độc quyền có thể lấy phí ở những mức giá khác nhau với những người khác nhau phân biệt về giá cả. Theo như chúng ta thấy trong bài học tiếp theo, phân biệt giá cả giải thích rất nhiều điều về việc sản phẩm được định giá như thế nào và nó cũng có một số mặt hại và mặt lợi mà chúng ta sẽ bàn luận đến. Hẹn gặp lại bạn lúc đó. Xin cảm ơn. Bây giờ, nếu bạn muốn tự kiểm tra lại bản thân, hãy nhấn vào "Các câu hỏi luyện tập". Và hoặc nếu như bạn đã sẵn sàng, hãy cứ nhấn vào nút "Video kế tiếp". [âm nhạc]