Trong năm giác quan, thị giác là thứ mà tôi trân trọng nhiều nhất, và nó cũng là thứ tôi xem nhẹ ít nhất. Tôi nghĩ vậy một phần là bởi người cha bị mù của tôi. Nhưng ông chẳng than phiền mấy là bao. Lần nọ ở Nova Scotia, khi chúng tôi đi xem nhật thực toàn phần, vâng, giống trong ca khúc của Carly Simon ấy, hoặc là trong các ca khúc của James Taylor, Warren Beatty hay Mick Jagger; tôi không rành lắm. Họ phát cho chúng tôi những chiếc kính râm bằng nhựa thứ mà cho chúng ta nhìn thẳng vào mặt trời mà không hư mắt đó. Nhưng cha tôi lại rất lo sợ: ông không muốn chúng tôi làm thế. Thay vào đó, ông muốn chúng tôi dùng cái loại bằng các tông, như thế mắt chúng tôi sẽ không bị hư tổn gì. Lúc đó tôi thấy nó là lạ. Điều tôi không biết lúc đó là cha tôi được sinh ra với một thị lực bình thường. Khi ông ấy và chị gái Martha còn rất nhỏ, bà nội tôi cũng cho họ xem hiện tượng thiên thực toàn phần cụ thể là nhật thực -- và sau đó ko lâu, cả hai đều dần mất đi thị giác. Thập kỉ sau đó, hóa ra nguyên nhân chủ yếu cho sự mù lòa đó lại là do nhiễm trùng từ một loại vi khuẩn. Tôi khá chắc rằng, nhật thực toàn phần hoàn toàn không liên quan ở đây, nhưng lúc đó, bà nội tôi đã mất mà cứ mãi dằn vặt lòng bà. Cha tôi tốt nghiệp Harvard năm 1946, rồi kết hôn, và mua một căn nhà ở Lexington, Massachusetts, nơi phát súng đầu tiên chống Đế quốc Anh nổ ra năm 1775, mặc dù ta chả đánh trúng họ cho tới trận Concord. Cha tôi làm việc cho Raytheon, ông thiết kế hệ thống hướng dẫn, góp phần tạo nên trục công nghệ cao của tuyến đường 128 bấy giờ, tương đương với Thung lũng Sillicon vào những năm 70. Cha tôi không mấy là một quân nhân đúng nghĩa, chỉ là ông thấy tồi tệ vì không thể tham gia Chiến tranh Thế giới II bởi vì khuyết tật của mình, mặc dù họ cũng để cho ông ứng thí cuộc kiểm tra thể lực kéo dài vài tiếng đồng hồ trước giai đoạn cuối cùng, bài kiểm tra thị lực. (Cười lớn) Cha tôi dần tích góp những bản quyền sáng chế để xây dựng danh tiếng như một thiên tài khiếm thị, chuyên gia tên lửa, và nhà phát minh. Nhưng với chúng tôi ông vẫn là một nguời cha, và cuộc sống của chúng tôi vẫn khá bình dị. Khi còn nhỏ, tôi xem TV rất nhiều và có nhiều rất sở thích "mọt sách" như là khoáng vật học, vi sinh học, chương trình không gian và một tí chính trị. Tôi cũng chơi cờ vua nhiều. Nhưng khi 14 tuổi, một người bạn khiến tôi thích thú truyện tranh, và tôi đã quyết định đây chính là thứ tôi muốn làm sau này. Rồi, đây là chuyện bố tôi: một nhà khoa học, một kỹ sư và một quân nhân thời vụ. Ông có 4 người con. Một là nhà khoa học máy tính, một tham gia vào Hải quân, một thành kỹ sư, và rồi đến tôi: nhà họa sĩ truyện tranh. (Tiếng Cười) Điều đó, sẵn tiện, khiến tôi trái ngược với Dean Kamen, vì tôi là họa sĩ truyện tranh, con của một nhà phát minh, và Dean là một nhà phát minh, con của một họa sĩ truyện tranh. (Tiếng Cười) Thiệt đó. (Tiếng vỗ tay) Trớ trêu ở chỗ là, bố đặt rất nhiều niềm tin vào tôi. Ông tin vào khả năng hí họa của tôi, mặc dù ông không có minh chứng cụ thể là tôi giỏi hay gì: những gì ông thấy toàn là vệt mờ. Điều này đúng là nghĩa đen của câu "niềm tin mù quáng", nhưng nó không hề hàm ý tiêu cực đối với tôi như với người khác. Lòng tin này, vào thứ không thể thấy, cũng không thể chứng minh, không phải là loại đức tin tôi quen hay biết trước giờ. Tôi khá thích khoa học, một nơi mà ta khẳng định được rằng điều ta thấy là nền tảng cho điều ta biết được. Nhưng cũng tồn tại một nơi trung gian, được mở đường bởi những người như Charles Babbage nghèo khổ, với chiếc máy tính chạy bằng hơi nước mãi chỉ là bản thảo của ông. Chả ai biết ông ấy có những sáng kiến nào, ngoài Ada Lovelace, và đến lúc mất ông vẫn kiên trì theo đuổi giấc mơ đó. Vannevar Bush với thiết bị Memex -- mang kiến thức nhân loại vào trong tầm tay ta -- đó là hứa hẹn của ông ấy. Và nhiều người thời đó chắc hẳn đều nói ông lập dị. Rồi chúng ta có thể ngẫm về quá khứ và thấy rằng, ha-ha -- tất cả chỉ là một thước vi phim. Nhưng nó -- không phải là trọng điểm. Ông ấy thông tuệ hình hài của tương lai. J.C.R Licklider với ý tưởng về sự tương tác máy tính-con người. Tương tự: ông ấy trông thấy tương lai, mặc dù nó là điều mà chỉ được thực hiện bởi những thế hệ sau này. Hoặc Paul Baran, và tầm nhìn về kĩ thuật Chuyển mạch gói. Hầu như không ai lắng nghe ông khi đó. Hay thậm chí những người đã khơi gợi nó, những người ở Bolt, Beranek và Newman thuộc Boston, họ chỉ phác thảo cấu trúc của cái mà sau này trở thành mạng thông tin toàn cầu, trên mặt sau của tờ giấy ăn hay trang ghi chú và tranh luận khi ăn tối ở Howard Johnson's -- trên Tuyến 128 tại Lexington, Massachusetts, cách 2 dặm từ nơi tôi học chơi trò Queen's Gambit Deferred và nghe nhóm Gladys Knight & the Pips hát bài "Midnight Train to Georgia," trong khi -- (Tiếng Cười) -- trên chiếc ghế bành dễ chịu của bố, bạn biết đó? Có 3 thể loại tưởng tượng, đúng chứ? Loại dựa trên điều ta không thể nhìn thấy: tưởng tượng về cái không thấy và không thể biết được. Loại tưởng tượng về cái đã được chứng thực hoặc có thể xác định được. Và loại thứ ba là tưởng tượng về cái có thể, hoặc có lẽ, dựa trên tri thức, nhưng chưa được chứng minh. Ta đã thấy rất nhiều trường hợp theo đuổi thể loại này trong khoa học, nhưng tôi nghĩ nó cũng chính xác trong nghệ thuật, chính trị, thậm chí cả trong sự nỗ lực cá nhân. Tuy nhiên, đằng sau nó là 4 nguyên tắc cơ bản: học hỏi từ mọi người, không bắt chước ai, để mắt tới dấu hiệu, và làm như trâu. Tôi nghĩ 4 quy tắc này cấu thành loại tưởng tượng thứ ba. Và đặc biệt hơn, nó lại chính là nơi mà sự hình dung về tương lai bắt đầu hình thành chính nó. Điều thú vị là cách nhìn nhận thế giới riêng biệt này, chỉ là 1 trong 4 cách khác nhau mà chúng tự lộ diện trong nhiều lĩnh vực thôi. Trong truyện tranh, tôi biết là nó cho ra đời một thái độ hơi câu nệ hình thức khi cố để hiểu nó tác động ra sao. Rồi có một lập trường khác, cổ điển hơn, yêu chuộng cái đẹp và sự điêu nghệ. Một cái khác nữa tin vào tính trong sáng thuần túy của nội dung. Và lại một lập trường khác nhấn mạnh vào độ xác thực của sự trải nghiệm -- và sự trung thực, và sự nguyên thủy. Có 4 cách riêng -- Tôi thậm chí còn đặt tên cho chúng. Người cổ điển, người duy linh, người hình thức và người khởi loạn. Thú vị là, dường như chúng tương ứng với thuyết bốn phân khu trong suy nghĩ con người của Jung. Và chúng phản ánh sự đối kháng giữa nghệ thuật và sự khoái lạc ở bên trái và phải; truyền thống và khải huyền ở trên và bên dưới. Và trên đường chéo, ta có nội dung và hình thức -- rồi tới vẻ đẹp và sự thật. Và chúng cũng áp dụng vào âm nhạc, điện ảnh và mỹ thuật, nơi mà chẳng liên quan gì tới tầm nhìn xa trông rộng cả, hay chẳng ăn nhập gì với chủ đề của hôm nay "Cảm hứng từ tự nhiên"-- ngoại trừ câu chuyện ngụ ngôn về con cóc đèo con bò cạp trên lưng để qua sông vì bò cạp hứa sẽ không cắn cóc, nhưng sau đó thì bò cạp vẫn cắn nó và cả hai cùng chết, nhưng trước khi cóc hỏi bò cạp vì sao thì nó đã nói, " Vì đó là bản năng của tao mà"-- về mặt này thì, đúng rồi đó. ( Tiếng Cười) Thế nên -- đó là bản năng của tôi. Thế này, tôi nhìn thấy con đường tôi chọn để tìm ra trọng tâm trong công việc của tôi và định nghĩa bản thân, tôi thấy nó đơn giản là con đường đến sự khám phá. Thật ra, chỉ là tôi đam mê bản năng của mình, nghĩa là tôi không hẳn là quá dị biệt so với mọi người trong nhà là bao. Vậy thì một bộ óc khoa học vận hành ra sao trong nghệ thuật? Thế rồi tôi bắt đầu vẽ truyện tranh, nhưng đồng thời cũng cố gắng thấu hiểu chúng ngay lập tức. Tôi đã khám phá ra được một điều quan trọng là dù truyện tranh là một phương tiện trực quan, chúng cố bao quát mọi giác quan vào phương tiện đó. Những yếu tố truyện tranh, như hình vẽ và lời truyện, và kí tự và mọi thứ bao gồm mà truyện tranh giới thiệu đều được di chuyển qua một ống vòm tầm nhìn đặc trưng. Nếu bạn có sự tương đồng, không gian mà thứ tương ứng với thế giới vật chất lại trừu tượng trong vài phương hướng khác nhau: trừu tượng từ tương đồng, nhưng vẫn tồn tại ý nghĩa nhất định hay trừu tượng từ tương đồng lẫn ý nghĩa đối với kế hoạch hình ảnh. Ghép 3 định nghĩa này với nhau thì bạn sẽ có một bản đồ xinh xắn của toàn ranh giới về tiểu tượng học mà truyện tranh bao quát được. Và nếu bạn dịch về phía phải, bạn sẽ có ngôn ngữ, bởi vì nó còn trừu tượng còn xa hơn sự tương đồng nữa, nhưng nó vẫn chứa đựng ý nghĩa. Tầm nhìn được dùng để tượng trưng âm thanh và để hiểu những đặc thù riêng cũng như di sản chung của chúng. Và cũng để thể hiện sự kết cấu của âm thanh cũng như rút ra được đặc trưng của nó qua quan ảnh. Nhưng cũng có sự cân bằng ở giữa cái nhìn thấy và không nhìn thấy được trong truyện tranh. Truyện tranh giống như là yêu cầu và đáp ứng mà người họa sĩ cho bạn thấy chuyện xảy ra trong khung tranh, rồi cho bạn tưởng tượng ra xa hơn giữa những khung tranh ấy. Ngoài ra, một ý nghĩa khác mà sự mơ mộng của truyện tranh đại diện, đó chính là thời gian. Sự liên tục là một khía cạnh quan trọng của truyện tranh. Truyện tranh hiện hữu cho một bản đồ thời gian. Và nó chính là thứ thúc đẩy truyện tranh hiện đại ngày nay, nhưng tôi thắc mắc liệu nó cũng thúc đẩy những hình thức khác không, và tôi đã tìm thấy vài ví dụ trong lịch sử. Bạn có thể thấy nguyên tắc này hiệu quả trong những phiên bản sơ khai của cùng một ý tưởng. Điều đáng nói là, nghệ thuật được dung hòa với công nghệ từng thời, dù có sơn trên đá, như Nấm mồ của các chư vị vào thời Ai cập cổ đại, hay là điêu khắc trạm nổi trên cột đá, hay là bức màn thêu dài 200 foot, hay là một bức da hươu trang trí với nhánh cây trải dài 88 trang giấy xếp. Hay hơn nữa, một khi bạn in chúng ra -- à, cái này là từ năm 1450 -- những tạo tác của truyện tranh hiện đại dần hé lộ ra: cách sắp xếp khung tranh thẳng tắp, những nét vẽ đơn giản không nhấn nhá và cả cái cách đọc từ trái sang phải. Trong vòng 100 năm, bạn sẽ dần thấy bong bóng trò chuyện và chú thích, cứ như là nhảy cóc từ chỗ này ra chỗ nọ vậy. Tôi đã viết cuốn sách về chủ đề này vào năm 93, nhưng khi tôi đang hoàn thành nó, tôi phải làm chút xíu về sắp xếp chữ, và tôi rất mệt mỏi khi cứ phải lui tới tiệm copy hoài, nên tôi mua một cái máy tính. Nó chả đáng bao nhiêu -- cũng không đa năng trừ việc nhâp văn bản -- nhưng cha tôi đã kể tôi nghe về bộ Luật của Moore, tuốt những năm 70, và tôi biết nên chờ đợi những gì sắp tới. Thế nên, tôi cứ giong mắt lên mà đợi coi xem có thay đổi gì to tát khi mà chúng tôi chuyển tiếp từ bản thảo đến lúc truyện ra lò và tiếp đến là hậu xuất bản. Một trong những điều được khởi xướng đó là pha trộn sắc thái hình ảnh với âm thanh, chuyển động và sự tương tác của các đĩa CD thông hành bấy giờ. Còn trước khi có trang Web nữa kìa. Và điều mà họ làm là giữ nguyên khung truyện rồi sao chép nó vào màn hình, y chang cái lỗi McLuhanesque cổ điển khi cố điều chỉnh hình dạng của công nghệ cũ cho tương thích với chương trình của công nghệ mới vậy. Rồi họ đã làm lại, họ có những khung tranh trong khổ in truyện, và họ sẽ lồng tiếng và hình động với nhau. Vấn đề ở chỗ là, cái ý tưởng này cái ý tưởng mà không gian bằng thời gian ấy -- rồi để khi bạn lồng tiếng và hình vào, những hiện tượng thời gian mà chỉ có thời gian thể hiện được, chúng sẽ trật khớp với diễn biến của sự trình bày. Sự tương tác lại khác. Truyện tranh siêu văn bản cũng ra đời. Nhưng về siêu văn bản thì mọi thứ đều ở chỗ này, hay kia, hay lại chỗ nọ; đúng chất phi không gian. Khoảng cách từ Abraham Lincoln đến đồng xu Lincoln, rồi Penny Marshall đến kế hoạch Marshall rồi "Khu 9" tới chín mạng: đều như nhau cả thôi. (Tiếng cười) Nhưng trong truyện tranh, mọi khía cạnh, nhân tố trong công việc, đều luôn có quan hệ về không gian mật thiết với nhau. Nên câu hỏi là: liệu có cách nào để bảo tồn mối quan hệ đó trong khi vẫn tận dụng được những lợi ích mà kĩ thuật số mang cho ta? Và câu trả lời cá nhân của tôi nằm trong những kí họa trung cổ mà các bạn chiễm ngưỡng nãy giờ. Chúng đều chứa một hướng đọc không ngắt quãng, dù zig zag xuyên tường hay xoắn ốc lên cột hay thẳng trái sang phải, thậm chí zig zag ngược xuyên suốt 88 trang giấy gấp đó. Giống như vậy, cái ý tưởng căn bản là nếu bạn dịch chuyển, bạn đi qua thời gian thì lại đang diễn ra không thỏa hiệp, trừ khi bạn bắt đầu in chúng ra. Những khu vực liền kề không còn là khoảnh khắc cận nhau nên ý tưởng này cứ liên tục bị chắp nối hết lần này tới lần khác. Cũng được thôi, Nếu nó đúng, thì có cách nào, khi chúng ta tiến xa hơn hôm nay, để mang nó trở về lại? Màn hình này thì cũng giới hạn như trang giấy, đúng không? Chỉ khác hình dạng thôi, nhưng giới hạn vẫn y như nhau. Nhưng chỉ khi bạn nhìn mặt hình như một tờ giấy không phải khi bạn xem nó như là cánh cửa sổ. Và đó là đề nghị của tôi: rằng ta tạo nên truyện tranh trên một bức nền vô tận: dọc theo trục X và Y và những bậc thềm. Ta có thể xoay quanh những cốt truyện lẩn quẩn. Ta có thể giật gân những truyện đầy kịch tính. Những cốt truyện song song rồi song song. X,Y và lẫn Z. Và tôi cứ nghĩ về chúng. Vào cuối những năm 90, những người khác cứ cho là tôi dở người, nhưng có những người thực sự đã áp dụng chúng. Đây là vài ví dụ. Đây là một truyện ngắn ghép bởi bạn tôi tên Jason Lex. Hãy chú ý phần này nè. Cái tôi đang tìm kiếm chính là sự đột biến bền bỉ -- cũng chính là thứ ta đang tìm. Vì truyền thông tiến vào kỷ nguyên mới, ta tìm kiếm sự đột biến bền bỉ đó loại mà có sức mạnh lâu dài. Chúng ta dần nắm được ý tưởng thể hiện truyện tranh qua hình ảnh, và ta đã thực thi nó ngay từ thởu ban đầu. Loạt truyện tranh bạn vừa thấy đang được chiếu trên màn hình đây. Nhưng dù ta chỉ trải nghiệm chúng theo trình tự, bởi công nghệ chi cho phép tới đó. Nếu công nghệ phát triển, khi bạn được chiêm ngưỡng sự trưng bày hàng loạt, thì chắc chắn điều này sẽ đi xa hơn. Nó sẽ thích nghi được, vào chính môi trường của nó: một sự đột biến bền bỉ. Đây là một cái khác bởi Drew Weing: nó được gọi là, "Chó con thưởng ngoạn cái chết sốc nhiệt của Vũ Trụ." Các bạn thấy ở đây không, khi ta vẽ những câu chuyện trên một bức nền vô tận bạn đang tạo nên một biểu hiện thuần túy của loại hình nghệ thuật này. Ta đi nhanh 1 chút -- bạn hiểu rồi đó Tôi chỉ muốn tới khung cuối cùng thôi. (Tiếng cười) Đây rồi. (Tiếng cười). (Tiếng cười) Một khung nữa. Nói về bức nền vô tận nào. Cái này là của Daniel Merlin Goodbrey ở Anh. Tại sao nó quan trọng? Là bởi vì truyền thông, truyền thông, cho ta một cánh cửa sổ xuyên vào thế giới trong ta. Nó có thể là phim hoạt hình -- và cuối cùng, cái thực tế ảo, hay gì đó tương tự -- có thể là loại trưng bày hàng loạt, sẽ cho ta một lối thoát hiệu quả nhất ra khỏi thế giới thực này. Đó là tại sao nhiều người chọn kể chuyện, là để quên đi. Nhưng truyền thông mang cho ta cánh cửa sổ soi vào lại thế giới trong ta. Rồi khi truyền thông tiến hóa nó sẽ mang một danh tính mới độc đáo hơn. Bởi thứ mà bạn đang thấy là truyện tranh nhân ba: chúng trông giống truyện tranh hơn cả lúc trước nữa. Khi điều đó xảy ra, bạn cho mọi người mọi phương án để xâm nhập lại thế giới qua nhiều cửa sổ khác nhau, và nó cho họ lồng ghép các thế giới họ sống và nhận ra hình hà của chúng. Đó là tại sao tôi nghĩ nó quan trọng. Trong nhiều lí do chứ, nhưng tôi phải đi rồi. Cám ơn vì đã lắng nghe.