Thông thường khóa huấn luyện phi hành gia
kéo dài khoảng 1 năm,
nó bao gồm những khóa học về
thiên văn học,
vật lý thiên văn,
sinh lý phi hành,
quỹ đạo đường bay,
và quản lí đường bay.
Một phần khác của khóa huấn luyện căn bản
cho phi hành gia là kĩ năng sinh tồn.
Những ngày cung Song Tử ,
tôi không bao giờ biết chắc được
phi hành đoàn đáp ở đâu
nếu mà có sự cố xảy ra
phải hạ cánh khẩn cấp.
Vậy nên cần phải học kĩ năng
sinh tồn sa mạc,
trên nước,
và trong rừng rậm.
Tôi đã học cách nấu ăn và ăn thịt rắn
và hơn hết, có những thứ rất thú vị như là,
làm sao để tìm thấy nước trên sa mạc.
Sau một năm rưỡi tham gia đợt huấn luyện,
tên bọn tôi được ghi vào danh sách
và danh sách này khá là dài vào thời kì đó
sau đó bọn tôi cũng được làm việc.
Chúng tôi được giao cho
những nhiệm vụ khác
giúp chúng tôi luôn bận rộn
và tiếp tục với khóa huấn luyện của mình.
5 người được phân vào đơn vị mặt trăng,
và nhiệm vụ của chúng tôi là
theo sát tàu thám hiểm mặt trăng
lúc đó vẫn đang trong quá trình xây nó.
Bọn tôi dành rất nhiều thời gian ở đó.
Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã ngủ
ở trên tàu thám hiểm mặt trăng số 6
còn nhiều hơn là phi hành gia lái nó lên mặt trăng.
Và rồi công việc tiếp theo của tôi là
hỗ trợ cho tàu Apollo 8,
và Apollo 8 là tàu du hành
đã bay lên mặt trăng
và trở lại nhưng ko đáp được.
Khi Apollo 8 đến gần sau mặt trăng,
đáng lẽ ra nó phải thực hiện
thủ thuật hãm tốc cho tàu
để giảm tốc độ
và vào được quỹ đạo của mặt trăng.
Chúng tôi chỉ việc ngồi duỗi chân
xem phi hành đoàn lên mặt trăng,
và chúng tôi hiểu rằng chỉ cần
vào quỹ đạo sớm một chút thôi,
với lực đẩy không đủ,
và tốc độ chưa giảm,
tàu sẽ bị đẩy ngược lại vũ trụ,
mọi người không vào
được quỹ đạo mặt trăng.
Nếu mà chậm một chút,
như vậy mọi thứ sẽ quá muộn,
họ sẽ không thể vào
quỹ đạo mặt trăng,
và tàu thám hiểm sẽ bắt đầu
rơi xuống trên bề mặt mặt trăng.
Tất nhiên, không có
khóa huấn luyện Mặt Trăng
nên nó phá hỏng ngày hôm đó.
Tưởng tượng rằng tôi
đã thở phào
vào thời khắc họ quyết định
bay vào phía bên kia của mặt trăng
nơi họ bay tới rồi!
Nhiệm vụ tiếp theo của tôi vẫn là
hỗ trợ cho tàu Apollo 12,
và rồi Apollo 12 đã bị sét đánh
trong quá trình nó rời bệ phóng.
Một cơn bão gần đó,
đã có một tia sét đánh ngang qua
và trúng ngay mũi của tàu vũ trụ.
Nguồn điện đi xuyên qua tàu vũ trụ,
chạy qua phần đẩy,
xuống chỗ khí thải
và tiếp đất ở ngay bệ phóng.
Nó phá hủy hệ thống nguồn điện
và tất cả máy tính đều ngừng hoạt động.
Ttưởng tượng họ ở trong tình trạng thế nào
khi ngồi trong tàu,
đột nhiên đèn bị tắt hết
rồi đèn sáng trở lại
nhờ có nguồn pin dự phòng.
Và rồi mọi đèn báo động và đèn sự cố
bên trong thuyền đều chớp sáng liên tục,
và tất cả các chuông hay còi báo động vang lên
mọi thứ trên con tàu
đều xảy ra cùng một lúc.
Phi hành đoàn hoàn toàn không biết
chuyện gì đang xảy ra vậy.
Trong những lần đưa tàu vào quỹ đạo trước đó,
chúng tôi đã thử nghiệm
nhiều hệ thống khác nhau
và mọi thứ đều ổn.
Và tôi nhận ra đây là thời điểm mà,
tôi khá chắc mình sẽ được giao nhiệm vụ
điều khiển chuyến bay.
Tôi được chỉ định tham gia
vào đội dự bị cho tàu Apollo 16,
nghĩa là tôi có thể tham gia
đội bay chính cho Apollo 19.
Và sau nhiều tuần tập huấn,
NASA ra thông báo bất ngờ rằng
họ sẽ hủy bỏ chương trình
Apollo 18, 19 và 20.
Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra,
vậy nên ngân sách khá hạn hẹp.
chắc bạn hình dung được 3 anh chàng
ủ rũ và chỉ quanh quẩn ở văn phòng
vì chúng tôi đã lỡ mất
chuyến bay tới mặt trăng.
Nhưng vài tuần sau,
tôi nhận một cuộc gọi từ Tom Stafford,
một phi hành gia kì cựu ở thời bấy giờ,
ông ấy hẹn gặp tôi ở văn phòng của mình,
tôi bước vào,
ông ấy bảo ông rất tiếc
vì tôi lỡ mất cơ hội
cho chuyến bay đến mặt trăng,
nhưng ông nói :
"Tôi có một nhiệm vụ khác cho anh."
Ông ấy tiếp tục, "Tôi muốn anh làm chỉ huy
cho chuyến bay Skylab lần ba
và cũng là lần cuối cùng."
Ông ấy hỏi:
"Anh đảm nhận việc này được không?"
Tôi nói:
"Tất nhiên là được!"
Phải thừa nhận,
trong lòng tôi đã cực kỳ lo lắng
đến nghẹt thở,
vì tôi là lính mới,
và thường thì họ sẽ không chỉ định
lính mới làm chỉ huy,
thông thường bạn phải có
ít nhất một lần bay,
nhưng họ đã chỉ định tôi cho việc đó,
thật sự là điều rất sốc với tôi
vì lính mới gần nhất trở thành chỉ huy
là Neil Armstrong của tàu Gemini 8.