Nếu bạn hỏi ai đó rằng liệu trộm cắp là sai trái Đa phần sẽ trả lời : "Đúng vậy" Và vào năm 2013, các tổ chức trên toàn thế giới đã mất đi ước tính 3.7 ngàn tỉ đô la bởi vì các âm mưu lừa đảo, trong đó bao gồm biển thủ công quỹ, mô hình lừa đảo đa cấp, và làm giả các giấy tờ bảo hiểm. Tuy nhiên, đây không chỉ là việc làm của một vài cá nhân. Thực tế thì nhiều người rất dễ bị ảnh hưởng không chỉ bởi sự cám dỗ để thực hiện hành vi lừa đảo mà còn bởi cách họ tự nhủ với bản thân rằng mình không làm gì sai cả. Vậy thì tại sao lừa đảo xảy ra? Trong khi động cơ cá nhân thường khác nhau tùy vào từng trường hợp, tam giác lừa đảo, một mô hình được đề xuất bởi nhà tội phạm học Donald Cressey, chỉ ra 3 điều kiện khiến cho lừa đảo có thể xảy ra: áp lực, cơ hội và hợp lí hóa. Đầu tiên, áp lực thông thường là yếu tố thúc đẩy ai đó tiến hành lừa đảo. Đó có thể là nơ nần cá nhân, thói nghiện ngập, chi tiêu của bản thân, đột ngột mất việc, hoặc là ốm đau, bệnh tật trong gia đình. Xét về mặt cơ hội, nhiều viên chức ở cả các công ti nhà nước và tư nhân đều có thể tiếp cận các công cụ giúp họ thực hiện và che giấu hành vi lừa đảo: thẻ tín dụng của doanh nghiệp, những dữ liệu của công ty, hoặc là quyền quản lí ngân sách. Việc kết hợp giữa áp lực và tiếp cận những cơ hội trên hằng ngày có thể tạo ra sự cám dỗ khó cưỡng lại. Tuy nhiên, ngay cả khi đã đủ 2 yếu tố đó, hầu hết các hành vi lừa đảo đều cần sự hợp lí hóa. Nhiều tội phạm lừa đảo là những người phạm tội lần đầu, vì vậy mà để thực hiện 1 hành vi mà người khác cho là sai, họ cần tự bào chữa cho bản thân mình. Nhiều người muốn có tiền bởi vì họ phải làm nhiều nhưng đồng lương ít ỏi và số khác nghĩ rằng hành vi của mình vô hại, có thể còn dự định trả lại số tiền khi đã giải quyết được khủng hoảng. Một vài loại lừa đảo phổ biến nhất thậm chí còn không bộc lộ ra ngoài đối với thủ phạm. Ví dụ bao gồm nhân viên làm giả bảng chấm công hay báo cáo chi tiêu, người đóng thuế không khai báo thu nhập, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ thu tiền từ công ti bảo hiểm. Mặc dù các ví dụ trên có thể ở mức độ nhỏ, và thỉnh thoảng chỉ ảnh hưởng vài trăm đô la, chúng đều đóng góp cho một bức tranh toàn cảnh. Và rồi xuất hiện lừa đảo trên quy mô lớn. Năm 2003, "ông trùm" bơ sữa Parmalat của Italia đã phá sản sau khi bị phát hiện đã làm giả tài khoản ngân hàng trị giá 4 tỉ đô và làm khống khai báo tài chính để che giấu sự thật rằng các công ti con đang ngày một mất tiền. Bởi vì được điều hành bởi gia đình, kiểm soát doanh ngiệp và giám sát điều hành rất khó khăn, và công ti ấy hi vọng rằng số tiền mất đi có thể được phục hồi trước khi có ai đó phát hiện ra. Và không chỉ có tham nhũng doanh nghiệp. Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận cũng có thể bị ảnh hưởng bởi lừa đảo. Trong thời gian làm Quản lí Thành phố ở Dixon, Illinois, Rita Crundwell biển thủ hơn 53 triệu đô. Rita là một vận động viên đua ngựa hàng đầu của cả nước và là nhà vô địch của 52 giải vô địch thế giới. Nhưng chi phí chăm sóc đàn ngựa lên đến 200 ngàn đô một tháng. Bởi vì chức vụ của cô ta giúp cô quản lí toàn bộ tài chính của thành phố, cô ta có thể dễ dàng chuyển tiền vào 1 tài khoản cho việc chi tiêu cá nhân, và kế hoạch ấy diễn ra trong im lặng trong suốt 20 năm. Người ta tin rằng Crundwell nghĩ mình có thể tận hưởng lối sống xa xỉ dựa trên chức vụ của mình, và sự nổi tiếng mà chiến thắng của cô đem lại cho thành phố. Người ta dễ dàng nghĩ rằng lừa đảo là một tội ác vô hại bởi vì các doanh nghiệp và tổ chức xã hội không phải là con người. Nhưng lừa đảo làm hại con người hầu như trong mọi trường hợp: các công nhân của Parmalat mất việc, các cư dân của Dixon phải trả thuế để chăm sóc bầy ngựa, khách hàng của những công ti phải tăng giá để bù đắp mất mát. Đôi lúc, ảnh hưởng thường rõ ràng và nghiêm trọng, như khi Bernie Madoff làm hàng ngàn người mất tiền tiết kiệm. Nhưng chúng thường khó thấy và khó giải quyết. Tuy nhiên, ai đó, tại nơi nào đó, đang phải gánh chịu hậu quả.