Chào, tên tôi là Tony và đây là Mỗi Khung Hình Là Một Bức Tranh Có những nhà làm phim có tầm ảnh hướng lớn đến mức người ta nhìn đâu cũng thấy dấu vết để lại của họ. Tôi nhìn thấy khung hình của nhà làm phim này trong các tác phẩm của Wes Anderson. Những cú nhào lộn và pha nguy hiểm ở Jackie Chan. Và tư thế ngồi ngây, ở Bill Murray. Anh ta là Buster Keaton, một trong ba diễn viên hài câm vĩ đại nhất. "Chúng ta giờ mới nhận ra, rằng anh ta là... ...gã hề vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh" Và gần một trăm năm sau, Tôi nghĩ anh ta vẫn có nhiều điều để dạy chúng ta về hài kịch thị giác. Vậy nên hãy cùng xem cách một bậc thầy xây dựng nên một gag. (gag : trò khôi hài, từ vựng sân khấu điện ảnh) Sẵn sàng chứ? Đi nào. Điều đầu tiên ta cần biết về hài kịch thị giác là ta phải kể câu chuyện qua hành động. Keaton kể chuyện qua thị giác, nên anh ta không bao giờ thích khi các đạo diễn khác kể chuyện qua các tấm tiêu đề. "Một phim trung bình dùng 240 tiêu đề... ... đấy là trung bình." -"240 là trung bình?" -"Đúng. Và lần tôi dùng nhiều nhất là 56" Anh ấy tránh các tấm tiêu đề bằng cách tập trung vào cử chỉ và kịch câm. Ở đoạn này, ta không biết được hai người họ đang nói về chuyện gì. Tất cả những gì ta cần biết được truyền tải qua các bàn và ngôn ngữ cơ thể của họ "Nhưng thứ ta cần nói..." "Ta cần giao tiếp với khán giả bằng một các duy nhất..." -"Qua hành động" -"Đúng. Ta loại bỏ phụ đề... "...một khi ta có thể kể nói qua hành động" Keaton tin rằng mỗi cử chỉ phải độc nhất. Không bao giờ làm thứ gì hai lần. Mỗi cú ngã... là một cơ hội... để sáng tạo. Một khi ta đã biết được hành động có một vấn đề khác nảy sinh: Để máy quay ở đâu? Các trò gag thường chỉ hiệu quả từ một góc nhất định. Và nếu ta thay đổi góc nhìn... thì ta thay đổi trò gag và nó có thể không hiệu quả bằng. Tìm thấy góc quay chuẩn xác cần trải qua các lần thử và sai. Hãy cùng xem hai cách bố trí máy quay khác nhau cho cùng một trò đùa. Đây là cách thứ nhất. Và đây là thứ hai. Ta thấy ở góc quay thứ nhất, cái xe chiếm gần hết khung hình và ta không nhìn rõ được Buster đến khi anh ta quay người lại. Nhưng ở góc thứ hai, cái xe nằm ở đằng sau và ta nhìn rõ được khuôn mặt anh ta. Ở đúng lúc này, anh ta không biết chuyện gì đang xảy ra và ta thì có... từ góc này xem tốt hơn nhiều. Và ở góc quay thứ nhất, bố cục này khiến ta chú ý vào hai thứ. Mắt ta muốn nhìn vào mặt anh ấy và cả cái biển cùng một lúc. Nhưng sau khi sắp xếp lại... Mắt ta tự nhìn vào anh ấy, rồi đến cái biển rồi quay lại anh ấy. Tốt hơn nhiều. Giờ ta đến với câu hỏi thứ ba... Cái thế giới này có những quy luật gì? Thế giới của Buster phẳng và chỉ tuân theo một luật lệ. Nếu máy quay không thấy, thì nhân vật cũng không thấy. Trong thế giới của Buster, các nhân vật bị giới hạn bởi hai bên khung hình và bởi những gì người xem trông thấy được. Việc này cho anh ta làm những trò đùa mà chỉ dựa trên thị giác mới làm được mà không logic chút nào. Rất nhiều trò gag của anh ta là về cử động của con người trong thế giới phẳng Anh ta có thể đi sang phải... sang trái... lên trên... xuống dưới... xa khỏi ống kính... hay tiến đến nó. Trông có quen không? Như Wes Anderson, Buster Keaton tìm thấy sự khôi hài ở hình học. Anh ta hay để máy qua ở phía xa để ta có thể thấy hình dạng của một trò đùa. Có những hình tròn... Hình tam giác... Đường song song... và tuyệt nhiên, hình dạng của chính khung hình: hình chữ nhật. Tôi nghĩ dàn cảnh như vậy rất hay vì người xem sẽ chủ động nhìn quanh khung hình và tự mình tìm ra cái khôi hài. Ở cảnh này, hãy nghĩ xem mắt ta đang nhìn vào thứ gì. Giờ anh ta ở đâu? Một số trò gag này có nguồn gốc từ nhạc kịch và được thiết kế làm sao cho giống ảo thuật. Và như tất cả những trò ảo thuật đỉnh nhất người xem rất thích thú khi họ thử đoán xem nó được làm như nào. Keaton có đặt tên cho những gag kiểu này "Impossible gags" (Gag bất khả thi) Chúng là một trong những trò đùa sáng tạo và siêu thực nhất của anh ta. Nhưng với tư cách là người kể chuyện, anh ta thấy chúng rắc rối, vì chúng phá những quy luật cụ thể ở thế giới của anh ta. -"Chúng tôi phải dừng làm impossible gag, hay còn gọi là gag hoạt hình (cartoon gag) -"Chúng tôi mất hết khi bắt đầu làm phim truyện." -"Phim cần khiến người xem tin được, nếu không câu chuyện sẽ chẳng vững được" Nên thay vào đó, anh ta tập trung vào thứ anh ta gọi là Gag Tự Nhiên. Những trò đùa tự từ các nhân vật và tình huống mà ra. Hãy xem anh ta làm gì với cái cửa này, Keaton cho rằng hài kịch thị giác... ta phải luôn sẵn sàng tùy cơ ứng biến. -"Chuẩn bị sẵn bao nhiêu, tình huống nảy sinh bao nhiêu?" -"Bao nhiêu là tự ứng biến?" -"Theo luật, thì khoảng 50 phần trăm..." -"...ta có sẵn trong đầu trước khi bắt đầu bộ phim..." -"...và chỗ còn lại ta phát triển cùng lúc ta làm nó." Có những lúc anh ta thích một trò đùa nào đấy đến mức anh ta lặp lại nó sau đấy. Hay những lần khác, những trò đùa anh tính trước hôm đấy lại không thành. Nên anh ta bỏ đi luôn... -"...vì chúng đứng không vững và chúng không hiệu quả lắm." -"Và có cả những trò vô tình xảy ra nữa" Ở đoạn này anh ta đáng lẽ không được ngã Cơ mà anh ấy đã nhảy trượt... Anh ta quyết định giữ cú nhảy trượt đó và xây dựng tiếp từ đấy. -"Một cảnh như vậy thì làm lần hai khó mà tốt y lần một được" -"Đa phần lần một là tốt nhất rồi." -"Có thể đấy là tại sao..." -"...hôm qua hôm kia trong rạp người ta cười nhiều đến vậy." -"Ý tôi là, tôi và những người trẻ tuổi cứ có cảm giác như..." -"...những thứ đang xem trước mắt đang thực sự xảy ra." -"Và như nó chỉ xảy ra một lần duy nhất.." -"...và như nó không phải một quá trình qua nhiều lần làm đi làm lại." Chuyện này đưa ta đến với điều cuối cùng về Buster Keaton và luật lệ nổi tiếng nhất của anh ta. Không bao giờ làm giả gag. Theo Keaton, cách duy nhất khiến khán giả tin... rằng điều mình đang xem là thực. Anh ta phải thực sự làm điều ấy... mà không cắt. Anh nghiêm túc về điều này đến mức, có lần anh ta nói... "Hoặc là ta làm một phát được luôn... không thì ta dẹp luôn cái gag này." Và vì thế ảnh hưởng của anh ta vẫn vô cùng quan trọng những 100 năm sau." Không chỉ nhờ khả năng mà còn cả sự chính trực của anh ta. Trên hình ảnh kia thực sự là anh ta. Và không sự tiến bộ của công nghệ nào có thể bắt chước được. Cả bây giờ ta vẫn ngạc nhiên khi các nhà làm phim thực sự làm những việc ấy Nhưng tôi vẫn nghĩ anh ta làm chúng tốt hơn 95 năm trước. Nên có bao nhiêu lần... bạn thấy ai khác tỏ lòng kính trọng... (bằng cách gợi lại tác phẩm của anh ấy) Không có gì hơn bản gốc.