[nhạc] Sheryl Burgstahler bàn về một số sự kiện quan trọng và lời khuyên để tăng tính tiếp cận cho các khóa học trực tuyến. [nhạc] Tôi sẽ nói về tính tiếp cận trong học tập trực tuyến, những gì người thiết kế khóa học lẫn người dạy cần biết. Thường khi tôi nói về vấn đề này một số người sẽ đáp "Tôi không có thời gian rảnh." hoặc "Tôi không có đủ kinh phí" hoặc là "Tôi không được hỗ trợ tốt về công nghệ." Tất nhiên, tôi đều hồi đáp họ một cách lịch sự rằng có những thứ mà ai cũng làm được. Không cần phải làm mọi thứ một lúc. Ta có thể làm từng bước để khóa học của mình dễ tiếp cận hơn. Đó chính là nguyên nhân ra đời của một bài viết có nhan đề 20 mẹo để có một khóa học trực tuyến dễ tiếp cận nên tôi sẽ dành một phần thời gian cho nó. Nó là một phần của dự án AccessCyberlearning, một trong các nguồn tài nguyên chung cho nhiều dự án khác nhau. Giờ thì tôi sẽ lùi về quá khứ, đến năm 1995. Đó là khi tôi bắt đầu khóa học trực tuyến đầu tiên của mình ngay tại Đại học này. Đó là chuyện mà nhiều người biết về tôi. Chuyện hồi 1995 nhưng tới tận hôm nay tôi vẫn còn ngạc nhiên vì một cô bé 18 tuổi được đứng lớp cho khóa đó! [cười] Nhưng vì khá là ranh mãnh, nên tôi đã quyết định cùng đứng lớp với Ts. Norm Coombs thuộc Đại học Công nghệ Rochester Chúng tôi đã thuyết trình về công nghệ tăng tính tiếp cận ở khắp đất nước, và Đại học Washington là nơi có hệ thống chương trình học từ xa - dựa trên thư tín - rất phát triển. Các tài liệu sẽ được gửi đến cho người học. Thi cử được tổ chức thông qua nhiều trung tâm ở nhiều nơi trên cả nước. Mọi việc khá là đơn giản và minh bạch. Và tôi đã muốn, phải nói là tôi có một ẩn ý rằng các khóa học trực tuyến này phải dễ tiếp cận cho sinh viên khuyết tật đồng thời tôi cũng tò mò liệu thật sự một khóa học trực tuyến có thể giống với một lớp học truyền thống không? Nhất là khi nói về công nghệ hỗ trợ khi mà người ta thường dùng nó để đụng chạm và chi phối đồ vật vật lý. Tôi đã cộng tác với Norm Coombs trong khóa học mang tên "Công nghệ Thích nghi cho Người khuyết tật" Hồi đó, như các bạn nào còn có thể nhớ, người ta giao tiếp thông qua email, và thảo luận mọi thứ cũng qua email chúng ta đã dùng máy chủ Gopher - cái Gopher của Đại học Minnesota đấy. Nó là một dạng mục lục trực tuyến dựa trên nền tảng văn bản. Ta tóm tắt cấu trúc của các tài nguyên mình có và nó sẽ được liên kết với nhiều nguồn tài nguyên ở khắp nơi. Và chúng tôi đã được nhận giải thưởng cho máy chủ Gopher dễ hiểu nhất cho người khuyết tật ở khắp thế giới. Nói thật tôi cũng không biết có đối thủ cạnh tranh nào không, mhưng đây là nơi tổng hợp tài nguyên cho khóa học. Rồi sau đó chuyển sang Telnet, nó cho phép chúng tôi đăng nhập vào NASA cùng với các hệ thống siêu máy tính khác. Người học đã phải học cả một loại ngôn ngữ khác để có thể dùng được hệ thống này họ phải tự phát triển giao diện cá nhân. Rồi sau đó chúng tôi dùng phương thức truyền tập tin FTP để di chuyển mọi thứ theo ý muốn, Công nghệ khá là đơn sơ. Mọi tài liệu đều phải được nhập vào bằng văn bản. Vì Gopher yêu cầu. Nên chúng tôi đã làm thế. Chúng tôi cũng ứng dụng thư tín. Gửi đi báo cáo nghiên cứu và video. DO-IT ra đời. Chúng tôi cũng đã hoàn thành vài video trên băng VHS cho DO-IT dù nghe khó tin nhưng chúng được phụ đề và diễn tả đầy đủ Chúng tôi gửi mọi thứ đến người học nền tảng khóa học hầu như được đầy đủ. Tôi gửi lý lịch của Norm Coombs cho họ và tất cả chấp thuận ông ấy thành giảng viên của mình. Có một lần chúng tôi họp với nhau và nói về việc thi cử tôi cho rằng 'chúng ta không thể thi cử gián tiếp ở nhiều nơi khác nhau được, vì người học sẽ phải viết bài thi bằng tay Norm Coombs thì khiếm thị, không thể đọc các bài thi viết tay nếu không có bài thi điện tử, tôi sẽ phải tự mình chấm hết mọi thứ tôi không hề muốn lãnh trách nhiệm đó hoặc tôi phải thuê người để đọc cho Norm Coombs nghe các bài thi.' Tôi phải thừa nhận rằng mọi người đã không vui gì khi nghe tôi nói những điều này, nhất là tin Norm Coombs bị khiếm thị. Khá là hài hước, và tôi nghĩ rằng điều đó không ảnh hưởng gì đến việc họ chấp thuận ông ấy ngay cả vào thời điểm đó. Và rồi họ đồng ý làm theo gợi ý của chúng tôi kết quả chính là khóa học có tính tiếp cận này và khóa học từ xa này có thể nói đã kết thúc ngay sau học kỳ đầu tiên nó được áp dụng có người hỏi 'Sheryl, sau tất cả các công sức này có bao nhiêu người khuyết tật thật sự đã theo hết khóa học? Làm sao chúng ta biết nó hữu dụng?' tôi đáp 'Tôi rất tự hào nói rằng chúng ta không thể biết số lượng người khuyết tật theo học vì chúng ta đã thiết kế cho nó cực dễ tiếp cận. Người học có quyền giữ bí mật thông tin. Không hẳn là được chào đón, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục. Nhưng tôi tự hào rằng, khóa học đầu tiên này có tính tiếp cận rất cao. Khi áp dụng thiết kế phổ biến cho việc học trực tuyến, ta cung cấp nhiều cách thức để học hỏi, tương tác, và trình bày kiến thức. Đây là một bài viết chúng tôi đăng tải về 20 mẹo để một khóa học trực tuyến có tính tiếp cận cao nhất là với người khuyết tật. Trong số đó, 9 mẹo nói về web, tài liệu, hình ảnh, video... và 11 mẹo còn lại nói về phương pháp giảng dạy. Khi tôi làm việc với những người ngại phải thừa nhận rằng họ có thể áp dụng các phương thức kỹ thuật tăng tính tiếp cận, tôi yêu cầu họ thật sự chú tâm hoặc hãy bắt đầu chọn một ít để tăng tính tiếp cận cho khóa học. Bài viết sẽ cho thấy cách người dạy cần hợp tác với nhân viên kỹ thuật cũng như với nhà thiết kế khóa học. Tôi sẽ lướt qua những điều này để các bạn hiểu sơ những gì chúng tôi yêu cầu các nhân viên liên quan cần chú ý trong khi tạo dựng các khóa học trực tuyến. 1. Đảm bảo hình thức thiết kế rõ ràng và thống nhất. Đây là điều mà mọi người dạy phải làm trình bày tài nguyên cho rõ ràng nhất có thể. Tất nhiên, chúng cũng phải dễ tiếp cận với người khiếm thị. 2. Các tiêu đề phải được định dạng đúng, để mọi người đều tiếp cận được thông qua SR để hiểu cấu trúc của thông tin bài học thay vì chỉ dàn ra một loạt văn bản khô khan từ đầu cho tới cuối. 3. Các liên kết phải được viết bằng từ ngữ dễ hiểu. Người dùng SR sẽ cần phải xem qua một lượt mọi liên kết và truy cập từng liên kết riêng biệt để biết mình đang ở đâu hay mình có cần tới nó hay không. Nên nếu bạn để nguyên mọi liên kết của mình với cụm từ mẫu 'bấm vào đây' dĩ nhiên người này có thể dùng SR đọc hết tất cả nhưng thực tế họ chỉ nghe được là 'bấm vào đây' x4 Ngược lại, nếu từ ngữ được sử dụng chính xác cho mỗi liên kết ví dụ 'trang web DO-IT' vậy người dùng sẽ biết liên kết này dẫn tới đâu và quyết định xem có nên truy cập vào không. Rất đơn giản. Không tốn thời gian gì nhiều cả nhưng lại rất có ích cho người dùng SR. 4. PDF có thể khá nhập nhằn. Chúng ta có thể sửa đổi nó, nhưng ngay từ đầu bạn phải tự hỏi mình tại sao mình lại dùng PDF? Đôi khi là bị bắt buộc, vì PDF này có sẵn trên mạng. Nhưng nếu bạn đang tạo bài giảng hay thời khóa biểu cho riêng mình thì bạn có muốn nó ở dạng PDF không? Hay bạn muốn sao chép nó vào ngay hệ thống quản lý, ngay dưới dạng văn bản và ứng dụng loại công cụ mình thích để khiến bài giảng trở nên thống nhất và dễ hiểu hơn? Đó là phương pháp của tôi. 5. Cung cấp diễn giải bằng văn bản đầy đủ nội dung của hình ảnh. Hễ có hình ảnh thì phải có miêu tả bằng văn bản và có nhiều loại hệ thống yêu cầu bạn phải làm điều này. Tất nhiên khi không bắt buộc thì đây vẫn là điều nên làm. Có khi người ta nói rằng 'Chỉ có cái logo thôi. Nó không có nghĩa gì cả. Tại sao còn phải miêu tả?' Câu trả lời là vì người khiếm thị đang học khóa học của bạn không biết được hình này không có nghĩa gì cả. Trên trang của DO-IT, chúng tôi miêu tả logo của mình là 'logo của DO-IT'. Có ý kiến phải miêu tả kỹ hơn. Có ý kiến trái ngược. Nhưng quan trọng là mọi người đều hiểu được đây là một logo, cho nên bản thân nó không mang ý nghĩa gì cần phải quá để tâm. 6. Dùng font chữ lớn và đậm, bố cục rõ ràng, và background trơn. Với PowerPoint, chúng tôi giả định rằng thị giác của người học ít nhiều đều bị suy yếu nên họ khó mà đọc hiểu chúng ta phải tự động dùng chữ to và được tô đậm, trên những slide có background trơn và bố cục thật rõ ràng. 7. Kết hợp màu sắc tương phản Điều này khá dễ hiểu. Đôi khi bạn thấy một trang web dùng chữ xanh nhạt trên nền xanh đậm. Không biết người này nghĩ gì? Và để tránh vấn đề về chứng mù màu ví dụ, mù màu lục và đỏ thật ra có nhiều tài nguyên đã được liệt kê để bạn xem thử tình huống này. Rất dễ tìm. 8. Định vị đơn giản chỉ bằng bàn phím. Nhiều khi bạn không thể làm gì nhiều vì chính công cụ bạn dùng có vấn đề. Nhưng có những thứ nằm trong vòng kiểm soát của bạn, mà bạn cần biết tới. Một điều quan trọng là bạn phải nhớ và kiên trì tham gia ví dụ một nhóm Canvas với quy mô lớn tới cả nước từ đó làm sao cho phía Canvas và mọi người biết về tính tiếp cận. Đó là tại sao bạn nên biết và hiểu về chúng. 9. Mọi video phải có phụ đề và diễn giải bằng âm thanh. Đầu tiên là phụ đề. Diễn giải bằng âm thanh cũng quan trọng, nhưng nếu video là do chính tay bạn tạo thì rất có thể ngay từ đầu chúng đã có tính tiếp cận khá cao rồi. Điều này cần có trình độ kỹ thuật nhất định. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên trang của Accessible IT nhưng có thể bạn sẽ phải nhờ người có chuyên môn làm việc này. 10. Bảo đảm khóa học được thiết kế để phù hợp nhiều trình độ kỹ thuật. Một điều rất đơn giản nhưng thường bị bỏ qua, đó là có những công nghệ chúng ta quen dùng nhưng ta lại không dạy cho học viên cách sử dụng chúng. Một điều cần nhớ là dù có nhiều học viên sành công nghệ thì có khi họ cũng chưa từng nghe qua loại mà ta dùng. Đây có lẽ là lần đầu tiên họ dùng Canvas để học tập. Nên hãy đề cập ngắn gọn về loại công nghệ bạn sử dụng để dạy trong lớp học đó, và phải đi đâu để được giúp đỡ khi cần làm rõ điều này trong thời khóa biểu hoặc các buổi học đầu tiên. 11. Nội dung phải được trình bày bằng nhiều hình thức. nếu là video thì nó phải được phụ đề, nhưng tôi cũng cho rằng ta nên có một phiên bản khác vì nội dung sẽ hơi khác nhau khi ta thể hiện bằng văn bản so với khi thể hiện trên video. Thế nên những video của chúng tôi đi kèm với nhiều phụ lục khác nhau, không hẳn là tờ rơi, nhưng nó đề cập đến nội dung của video. Nội dung bên trong đó sẽ được viết bằng văn bản thông thường. Lớp có video, nhưng có thêm phiên bản như thế rất có ích có thể nó gắn liền với lớp học, cũng có thể là phụ lục riêng biệt. Đó là ý tôi muốn nói trong mẹo này. 12. Biệt từ phải được xác định rõ cách viết và phát âm. Nhớ là phải đánh vần từng từ, rồi giải thích nghĩa thật rõ ràng. Nhất là chỉ dẫn và mục tiêu cần đạt được trong lớp đó. Càng rõ ràng càng tốt. Đôi khi ta sẽ thêm vào thời khóa biểu những gì mà vốn dĩ không có, hoặc thuộc về phần khác. Có khi ta nghĩ bài tập này chỉ cần một tuần để làm nên ta đưa chỉ dẫn trong khi giảng dạy. Nhưng có người sẽ cần nhiều hơn một tuần để làm nên cần dời chỉ dẫn lên sớm hơn và họ sẽ không bị phạt khi bắt đầu làm chúng từ sớm. Nếu không thể bắt đầu ngay thì ít nhất học viên biết về nó, bạn phải làm rõ ràng những nội dung này. Dùng rubric hay những kỹ thuật khác nhau để chắc chắn học viên biết mình cần phải làm những gì. 14. Các ví dụ và bài tập phải dễ liên hệ với đa dạng, số đông. Hãy cân nhắc, không cần phải điều tra. Hãy nghĩ đến những người có thể sẽ tham gia vào lớp học. Có thể họ là người lớn tuổi, có cả nam lẫn nữ học viên, một điều chắc chắn là sẽ có nhiều trường hợp đa dạng trong lớp, dù họ là ai thì ta cũng phải đưa ra những ví dụ dễ hiểu đối với mọi người. 15. Cung cấp đầy đủ cấu trúc và các công cụ đo lường khác. Điều này rất cần thiết với lớp học trực tuyến. 16. Bạn phải cung cấp các cơ hội thật bình đẳng ví dụ khi học trực tuyến, đôi khi sẽ có bài đọc bắt buộc có người sẽ cần nhiều chỉ dẫn hơn có người sẽ muốn tìm hiểu nhiều hơn, nên tôi sẽ in hoa tên bài mở rộng đó rồi đánh dấu trong ngoặc là 'không bắt buộc' để những ai cần có thể tìm hiểu thêm nếu muốn. Có thể họ cần thêm thông tin, hoặc muốn tìm thêm ví dụ. Nhưng đó không phải là bắt buộc. Học viên sẽ có trình độ khác nhau và phong cách học cũng khác. Nên thời gian họ cần để học cũng đa dạng, nhưng đồng thời, sẽ có người cần nhiều bài tập hơn thông thường. 17. Cung cấp đủ thời gian cho các hoạt động, dự án, thi cử. Đa phần chúng có thể được quy định ngay từ đầu. Một điều tôi thường làm khi dạy học trực tuyến là yêu cầu người quản lý khóa học mở quyền truy cập trước hạn một tuần. Nếu được như vậy thì đa phần sẽ gây ra khó khăn cho người dạy. Vì sẽ có học viên bắt đầu sớm hơn mọi người khác. Đây là vấn đề của tôi. Không có nghĩa là học viên không nên bắt đầu sớm. Có lẽ họ có việc bận trong vài tuần sau đó, cho nên cần phải bắt đầu học sớm. Nhưng phải làm rõ trong lớp đang thảo luận những gì và khi nào đến những chủ đề khác đó là điểm mà học viên không thể hoàn thành sớm được. Và tôi luôn thông báo tới mọi người là "Khóa học được mở sớm hơn 1 tuần, bạn có thể bắt đầu sớm. Nếu chưa bắt đầu thì bạn chưa bị muộn. Vì hôm nay mới là khai giảng." Nói cách khác, khóa học vẫn sẽ được kiểm soát dù có một số đã bắt đầu trước. Đó là những điều cơ bản mà bạn có thể làm với khóa học trực tuyến để khiến nó dễ tiếp cận hơn với học viên khuyết tật. Không có gì là quá phức tạp cả. Và thử thách tôi đặt ra cho mọi người nhất là những ai nói rằng 'Tôi không có thời gian rảnh' là hãy đọc lướt qua bài viết này và chọn lấy một vài điều để làm. một vài điều mà họ có thể bắt tay thực hiện ngay. Không ai không chọn được cái nào, và dù bạn chỉ làm một số ít trong đó ví dụ là bạn chưa để ý tới, khóa học của bạn cũng sẽ tốt hơn hẳn. Để biết thêm về việc áp dụng thiết kế phổ biến trong học tập trực tuyến, hãy truy cập trang AccessDL của Đại học Washington tại địa chỉ: Bản quyền thiết lập năm 2017 thuộc về Đại học Washington. Nội dung trong video được phép sao chép vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận với điều kiện ghi rõ nguồn.