Điều gì đó đang xảy ra với không khí mà chúng ta coi là dĩ nhiên Tất cả đều phải chịu hậu quả tồi tệ, dù người giàu hay người nghèo, ở thành phố hay vùng quê, sâu trong nội địa hay ven biển. Không ai là ngoại lệ. Vậy làm sao để con cháu chúng ta có cơ hội lớn lên trong một bầu không khí trong lành? Diễn giả tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi này. Cùng chào đón lên sân khấu chuyên gia chính sách công, tác giả, tiến sĩ đa lĩnh vực, ông Arunabha Ghosh. (Âm nhạc) Tôi sẽ kể một câu chuyện từ Trung Quốc. Năm 2014, Trung Quốc bước vào trận chiến ô nhiễm. Tháng 11 năm đó, một hội nghỉ thượng đỉnh quốc tế diễn ra. Nguyên thủ nhiều quốc gia đã tới tham dự. Các hoạt động công nghiệp quanh Bắc Kinh tạm ngưng, một nửa số ô tô không lưu thông. Tuần đó, tôi đã chụp bức ảnh bầu trời xanh hiếm thấy tại Bắc Kinh. Vài ngày sau, hội nghị kết thúc, Các nhà máy lại náo nhiệt trở lại, và bầu trời cũng xám trở lại theo. Vì thế báo chí bắt đầu thúc giục chính phủ giữ cho bầu trời luôn xanh. Đầu năm 2015, một người dân đã tạo ra tài liệu về ô nhiễm không khí có tên "Dưới vòm trời." Chỉ trong bốn ngày, nó thu hút 300 triệu lượt xem, và hàng triệu bình luận trên các trang mạng xã hội. Cuối cùng, chính phủ đã hành động. Năm 2018, phần lớn người dân ở Trung Quốc chứng kiến ô nhiễm không khí đã giảm đi ở mức trung bình là 32%. Vậy khi nào thì chúng ta mới yêu cầu không khí sạch ở Ấn Độ? Tôi có một cô con gái sáu tuổi. Mỗi sáng, khi đưa con đến điểm dừng xe buýt, tôi phải nhắc con không được tháo khẩu trang. Đây chính là thế giới mà ta đang sống. Một ngày, con bé chỉ cho tôi quảng cáo sữa rửa mặt, trong đó nói rằng các hạt gây ô nhiễm nằm sâu trong da chúng ta có thể được rửa sạch một cách diệu kỳ. Nhưng các hạt ô nhiễm trong phổi chúng ta thì sao? Khi không thể phân biệt giữa phổi của một người hút thuốc và phổi của người không hút thuốc, chúng ta gặp vấn đề thực sự, vì tôi có thể mở máy lọc không khí ở nhà nhưng tôi có thể nhốt con trong nhà sao? Ô nhiễm không khí ở cấp độ lớn ảnh hướng đến tất cả chúng ta, dù giàu hay nghèo, dân cư thành phố hay nông thôn, người sống ở lục địa hay ven biển nó đang ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Năm 2017, hơn 1,2 triệu người ở Ấn Độ tử vong do ô nhiễm không khí. Nhiều hơn cả số người chết vì HIV/AIDS, lao phổi, sốt rét và tiêu chảy. Tại Hội đồng Năng lượng, Môi trường và Nước CEEW, đồng nghiệp của tôi thấy rằng, cứ hai người Ấn Độ thì có một người hít thở không khỉ không đủ chất lượng. Và tổn thất kinh tế của cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng này là hơn 80 triệu đô mỗi năm. Tại CEEW, đồng nghiệp của tôi chỉ ra rằng 80% người Ấn Độ có thể hít thở không khí sạch nếu chúng ta áp dụng kiểm soát ô nhiễm nghiêm ngặt. Đây là viễn cảnh của tôi về Ấn Độ. Đến 2027, khi chúng ta ăn mừng 80 năm độc lập, chúng ta có thể chắc chắn lúc đó 80 thành phố Ấn Độ cắt giảm 80% lượng ô nhiễm không khí hay không? Hãy gọi nhiệm vụ này là 80-80-80, và nhiệm vụ này khả thi, nhưng vai trò của người dân sẽ rất quan trọng Để chống lại ô nhiễm không khí, chúng ta phải tại ra nhu cầu dân chủ về không khí sạch. Chúng ta có thể làm được. Đầu tiên, ta phải giáo dục người dân. Cảm biến giá rẻ cho ta biết thông tin kịp thời về chất lượng không khí nhưng chúng ta vẫn cần thêm kiến thức để hiểu và có thể hành động. Vì thế, chúng ta cần đưa thông tin đến các trường học và học sinh, đến các tổ chức phúc lợi công dân, đến người già, người có nguy cơ cao hơn. Bạn biết đó, khi nhiệt độ ngoài trời là 30 độ C hay 40 độ C, chúng ta biết nên mặc như thế nào, nên làm gì và không nên làm gì. Tương tự, chúng ta cần thông tin về các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện khi chất lượng không khí bên ngoài kém, xấu, rất xấu hoặc nguy hại. Bước hai, chúng ta cần trở thành những người giám sát tích cực. Hiện nay, hầu hết thành phố và nông thôn của Ấn Độ không hề giám sát chất lượng không khí. Chúng ta cần yêu cầu lắp đặt cảm biến chất lượng không khí ở mọi khu vực bầu cử. Hiện nay, tại Quốc hội, ai sẽ đứng lên vì chúng ta như một chiến binh bảo vệ không khí? Khi các cơ quan thực thi đến các địa điểm gây ô nhiễm hay công trường xây dựng tạo nhiều bụi, cách tiếp cận của họ không phải lúc nào cũng hiệu quả, bởi vì sự chú ý của họ sẽ sớm bị phân tán bởi những thứ khác, những người phạm tội trở lại kinh doanh bình thường. Người dân chúng ta cần trở thành những hồi chuông cảnh báo. Chúng ta phải yêu cầu có số điện thoại khẩn cấp và lực lượng chức năng đặc biệt những người có thể phản ứng lập tức với các điểm gây ô nhiễm. Vậy nên, chúng ta cần có cả thẩm quyền và sức mạnh thực thi để trừng trị. Bước ba, chúng ta cần chuẩn bị trả tiền để ô tô chạy bằng xăng BS6 hoặc một loại điện năng đắt hơn từ các nhà máy điện sạch hơn. Năm ngoái, trước lễ hội Diwali, tôi đã kiểm tra bất ngờ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm trong một khu công nghiệp trái phép ngay ngoại ô Delhi, và tôi phát hiện pháo gây ô nhiễm đang được bán. Tòa án tối cao đã tuyên bố chỉ được phép bán pháo xanh, nhưng người ta lại không thấy nó. Nhưng pháo gây ô nhiễm lại bán đầy. Vì sao? Bởi vì chúng ta sẵn sàng mua. Là công dân, chúng ta phải cắt giảm nhu cầu với những sản phẩm gây ô nhiễm hoặc chuẩn bị trả giá đắt hơn để mua sản phẩm sạch hơn. Bước bốn, hãy xây dựng sự cảm thông với đồng loại của chúng ta. Mất bao nhiêu để giữ ấm cho một bảo vệ ban đêm thay vì buộc họ phải đốt rác để giữ ấm trong mùa đông? Hay những người nông dân Bạn biết đấy, chúng ta dễ dàng đổ lỗi cho họ vì đốt gốc rạ vào mỗi mùa đông, điều này gây ô nhiễm không khí. Nhưng rất khó để hiểu đó là sự kết hợp của chính sách nông nghiệp nước ta và khủng hoảng nước ngầm khiến người dân không còn lựa chọn nào khác ngoài đốt gốc rạ. Vậy nên chúng ta cần thu hút người lao động nghèo ở đô thị, người nông dân nghèo ở nông thôn tham gia chiến dịch tập thể vì không khí trong lành. Người nông dân đến và nói với chúng tôi họ muốn áp dụng nông nghiệp bền vững, nhưng họ cần sự giúp đỡ. Bước năm, chúng ta phải thay đổi phong cách sống. Đúng, các phương tiện công cộng thường không có sẵn, nhưng chúng ta có thể mua các phương tiện cá nhân sạch hơn, ít ô nhiễm hơn. Chúng ta có thể phân loại và tái chế rác thải trong nhà. Bạn biết là ở Surat, sau bệnh dịch năm 1994, người dân ở đây rất tự hào khi giữ thành phố của họ là một trong những nơi sạch nhất đất nước Xuôi về phía nam Mysore, quan hệ đối tác công tư và câu lạc bộ sinh thái do công dân lãnh đạo đang cùng nhau giảm thiểu, phân loại và tái chế rác theo cách có thể loại bỏ hoàn toàn bãi rác đó. Tôi không nói là các quan chức không có trách nhiệm ở đây, nhưng chính sự thờ ơ tập thể của chúng ta đã làm giảm áp lực đối với các đại biểu quốc hội, các quan chức và các cơ quan lực lượng. Nhiệm vụ 80-80-80 chỉ bắt đầu khi chúng ta yêu cầu. Chúng ta phải tạo ra nhu cầu dân chủ về không khí sạch, bởi vì người dân, chính bạn và tôi, có thể quyết định chất lượng không khí mà chúng ta thở. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) SRK: Cảm ơn rất nhiều. Hãy nói với tôi: Ấn Độ, đất nước chúng ta, chúng ta có thuận lợi nào không? Liệu chúng ta có thể nhận thức sớm hơn vì hiểu biết của những người như anh? AG: Sức mạnh lớn nhất của chúng ta chính là con người và khả năng thay đổi mà không cần phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ. Và sức mạnh của xã hội dân sự và nhu cầu của công dân về một điều kiện sống văn minh tôi nghĩ chính là tài sản lớn nhất. Chúng ta sẽ làm được điều đó và hơn thế nữa. (Vỗ tay) SKR: Cảm ơn tiến sĩ Ghosh, vì đã dành thời gian tới đây. Và bài nói như sự khai sáng. Cảm ơn rất nhiều và chúc thành công với 80-80-80. Tiến sỹ Ghosh, mọi người. AG: Cảm ơn (Vỗ tay)