Khi mới là một đứa bé 5 tuổi,
mắt xanh, mũm mĩm,
lần đầu tiên tôi cùng gia đình
tham gia đám đông biểu tình.
Mẹ bắt tôi để lại búp bê trong xe tải.
Tôi đứng ở góc phố, trong cái thời tiết
ẩm ướt vô cùng của Kansas,
xung quanh là hàng tá họ hàng,
cầm trong đôi bàn tay bé nhỏ
tấm biểu ngữ đầu tiên trong đời
mà tôi lúc đó còn chưa hiểu nó viết gì,
"Bọn đồng tính đáng chết!"
Mọi thứ bắt đầu từ đây.
Việc biểu tình của chúng tôi
nhanh chóng xảy ra hàng ngày
và trở thành một hiện tượng quốc tế,
và là thành viên
của Nhà thờ thánh Westboro
tôi trở thành một chủ chốt
trong dòng biểu tình khắp cả nước.
Công việc và cuộc sống
đi phản đối người đồng tính
tôi biết,
kết thúc sau 20 năm,
là do những người lạ gặp trên Twitter
những người đã chỉ cho tôi
về sức mạnh của sự gắn kết.
Trong gia đình tôi,
cuộc sống được định hình sẵn
như một cuộc đấu tranh luân hồi
giữa thiện và ác
Cái thiện là giáo hội
và những thành viên của hội,
còn những người khác đều xấu xa hết.
Giáo hội có những điều
mà thường xuyên khiến chúng tôi
cảm thấy xa lạ
với thế giới bình thường
trong khi càng làm cho chúng tôi
khác biệt với hiện thực hàng ngày.
"Tạo nên sự khác biệt
giữa minh bạch và mờ ám"
trích kinh thánh,
và chúng tôi đã làm như vậy.
Từ những trận bóng chày
cho đến những trận chiến,
chúng tôi đi dọc đất nước
với những biểu ngữ trong tay
để chứng tỏ cho những người khác
cái "mờ ám" chính xác là thế nào
và lý do vì sao họ lại cứ nguyền rủa nhau.
Đây chính là mục đích sống của tôi.
Nó là cách duy nhất tôi có thể
làm được điều gì đó tốt đẹp
với thế giới nằm trong tay của quỷ Satan.
Và giống như 10 người anh em của tôi,
tôi thực sự tin rằng
mình được dạy dỗ tận tình,
và việc tôi trở thành tín đồ của Westboro
là với một niềm đam mê đặc biệt.
Năm 2009, cái nhiệt huyết đó
đưa tôi đến với Twitter.
Lúc đầu, những người mà tôi mới gặp ở đấy
tôi vốn biết cũng không mấy thân thiện.
Bọn họ cũng giống như đám người
hò hét la lối trong đám biểu tình,
mà từ nhỏ tôi đã từng trông thấy.
Nhưng khi rơi vào tình huống đó,
tôi bỗng thấy không quen thuộc.
Như thể có ai đó nhìn tôi bằng
ánh mắt khinh thường và giận dữ
tôi đã đáp lại với
một vài lời trong kinh thánh,
từ văn hóa phổ thông
và với gương mặt niềm nở.
Họ lúc đó đương nhiên đã bối rối
và lấy làm lạ
nhưng sau đó
một cuộc tranh luận diễn ra.
Và như những người bình thường,
cả hai bên đều thực sự tò mò về nhau.
Vậy tại sao từ trước đến nay
lại có những kết luận
tiêu cực như vậy về thế giới?
Đôi khi cuộc trò chuyện
cũng xảy ra trong cả đời thực.
Những người mà tôi
trò chuyện trên Twitter
đã tới chỗ của dòng người biểu tình
chỉ để gặp tôi
khi tôi biểu tình chống đối
chính tại thành phố nơi họ sống.
Và có một người như thế tên là David.
Anh ta có một trang cá nhân
tên là "jewlicious"
và sau vài tháng tranh luận nảy lửa
nhưng vẫn thân thiện trên mạng
anh ta quyết định đến gặp tôi
ở một đám biểu tình ở New Orleans.
Anh ta mang cho tôi món tráng miệng
kiểu Trung Đông từ Jerusalem,
nơi anh ta sống
và tôi mang cho anh ta
một ít socola kosher
trong khi cầm một bảng ngữ
"Chúa ghét người Do Thái".
(Cười)
Không có sự nhầm lẫn nào
về vị trí của chúng tôi,
nhưng ranh giới giữa
bạn bè và kẻ thù cứ mờ dần.
Chúng tôi ban đầu chỉ coi nhau
như những người bình thường,
và điều đó đã thay đổi
cách chúng tôi nói chuyện.
Thật sự khá lâu
trước khi những cuộc đối thoại bắt đầu
gieo rắc sự hoài nghi trong tâm trí tôi.
Bạn bè tôi trên Twitter
phải mất nhiều thời gian
để thấu hiểu đức tin về Westboro,
và trong khi cố gắng hiểu điều đó,
họ cũng nhận thấy sự thiếu kiên định
mà tôi đã đánh mất lâu nay.
Sao chúng ta lại áp đặt tội chết
cho những người đồng tính
khi mà chúa Jesus từng nói:
"Tiên trách kỷ hậu trách nhân"?
Sao chúng ta có thể vừa nói rằng
mình yêu quý ông hàng xóm
trong khi lại đang cầu Chúa
trừng trị hắn ta?
Thật ra mà nói, sự quan tâm mà những
người lạ mặt trên mạng dành cho tôi
bản thân nó cũng mâu thuẫn.
Càng có lý do để chỉ ra rằng,
con người, thực ra, không hẳn ai
cũng xấu xa như điều tôi buộc phải tin.
Tôi nhận ra những điều này
như thức tỉnh cuộc đời mình.
Một khi tôi nhận ra chúng ta không là kẻ
phán xét cuối cho những sự thật tối thượng
mà là chỉ là những người phàm,
tôi không thể giả vờ được nữa.
Tôi không thể thanh minh
cho mọi hành động --
nhất là việc phi nhân tính
như khi phá rối tại đám tang
và vui mừng trước
nỗi bất hạnh của người khác.
Những điều này đã thay đổi
cách nhìn nhận của tôi,
làm giảm dần niềm tin của tôi
vào giáo hội của mình,
và dần tôi không còn có thể
ở lại đó được nữa.
Mặc dù hoàn toàn đau khổ và sợ hãi,
nhưng tôi cũng rời Westboro vào năm 2012.
Những ngày sau khi tôi bỏ đi,
tôi vô cùng sợ hãi,
chỉ muốn trốn tránh mọi thứ.
Tôi muốn trốn tránh
khỏi sự phán xét của gia đình,
những người ảnh hưởng nhiều
tới suy nghĩ và ý kiến của tôi
chắc chắn sẽ chẳng buồn
nói chuyện với tôi nữa.
Và tôi rất muốn chạy trốn khỏi thế giới
mà tôi đã chống lại từ quá lâu rồi
khỏi những người mà chẳng có
lý do gì chấp nhận tôi lần nữa
sau cả quãng thời gian dài chống đối ấy.
Nhưng, thật lạ,
họ lại chấp nhận.
Mọi người biết đến quá khứ của tôi
qua những thông tin trên mạng
qua hàng ngàn tin tweet
và hàng trăm cuộc phỏng vấn,
qua tất cả thông tin từ tin tức địa phương
tới Chương trình Howard Stern
nhưng có rất nhiều người
mở lòng đón nhận tôi.
Tôi gửi lời xin lỗi cho những lỗi lầm
mà tôi đã gây ra,
tuy nhiên một lời xin lỗi
thì chẳng thể thay đổi được điều gì.
Tất cả tôi có thể làm là cố gắng
xây dựng một cuộc sống mới
và tìm ra cách làm sao
để sửa chữa những lỗi lầm.
Ai cũng có lý khi hoài nghi về điều này,
nhưng hầu hết lại không làm vậy.
Và
được chia sẻ câu chuyện của mình,
thực sự còn đáng giá hơn
sự tha thứ và tin tưởng.
Tất cả đều khiến tôi bất ngờ.
Tôi dành năm đầu xa nhà
để đi cùng với em gái,
nó chọn bỏ đi cùng tôi.
Chúng tôi đã đi tới bước đường cùng,
nhưng cả 2 đều rất bất ngờ
khi đã tìm thấy tia hy vọng
ở ngay chính những khu vực mà rất lâu
trước đây chúng tôi từng hoạt động.
Ông bạn "Jewlicious" trên Twitter
David,
mời tôi tham gia một nhóm người Do Thái
ở Los Angeles.
Chúng tôi ngủ lại nhà của một giáo sĩ
dòng Hasidic, có vợ
và 4 đứa con
cũng chính là giáo sĩ Do Thái
mà tôi đã từng phản đối 3 năm về trước
với biểu ngữ "Lũ khốn giáo sĩ chúng mày"
Chúng tôi đã dành hàng giờ nói chuyện
về đạo lý, đạo Do Thái, về sự đời
trong khi rửa bát và chuẩn bị bữa tối
ở chính căn bếp của người Do Thái.
Họ coi chúng tôi như người nhà.
Đối xử rất chân tình
và một lần nữa tôi
thực sự không biết nói gì.
Lúc đó tôi hoàn toàn bế tắc trong
tâm tưởng, nhưng có một điều rất bất ngờ
mà tôi nhận ra được trong suốt quãng
thời gian đó cứ liên tục ám ảnh
rằng việc loại bỏ những đánh giá hà khắc
về người khác chỉ qua nhìn nhận bên ngoài
thực sự rất nhẹ nhõm và thoải mái.
Giờ tôi thấy mình cần học nhiều hơn.
Học cách lắng nghe.
Gần đây, tôi cứ suy nghĩ về những tác
động tiêu cực tôi thấy trong xã hội này
trước đây chính chúng cũng đã chi phối
giáo hội của mình
Chúng ta dung thứ và thay đổi
nhiều hơn trước đây nhiều
và vẫn ngày càng trở nên tách biệt.
Ai cũng muốn những điều tốt đẹp như
công lý, công bằng, tự do,
danh dự, và thành công
nhưng con đường mà ta chọn
cũng giống như con đường mà
4 năm trước tôi đã chọn và từ bỏ.
Thế giới được phân tách thành:
chúng ta và họ,
và chỉ khi từng trải đủ lâu với nhau
ta mới có thể xóa bỏ cái rào cản đó.
Chúng tôi xóa bỏ khái niệm
quý tộc bất-rộng-lượng
hoặc phân biệt chủng tộc ra
khỏi 1/2 đất nước.
Không còn sự khác biệt, không còn
tính phức tạp, không còn lòng nhân đạo.
Ngay cả khi cần được thông cảm, thấu hiểu
dường như tất cả chỉ quan tâm đến chuyện
ai thiệt ai hơn.
Và khi tôi học được điều đó,
chúng tôi không còn quan tâm
đến sự thiệt hơn
giữa mình với người khác nữa.
Thỏa hiệp là tội đồ.
Thậm chí chúng tôi còn còn hướng mục tiêu
tới người của mình
khi mà họ dám thắc mắc tới chính đảng.
Con đường này đã dẫn tới tội ác, sả súng,
phân biệt chủng tộc gay gắt
và thậm chí cả bạo loạn nổ ra.
Tôi vẫn nhớ rõ con đường bạo loạn này.
Nó sẽ không dẫn đến bất cứ điều gì
mà chúng ta muốn.
Nhưng vẫn còn hy vọng rằng ta có thể
thay đổi được điều này.
Tin tốt là nó dễ thực hiện,
còn tin xấu là thực hiện nó cũng khó khăn.
Phải nói chuyện và lắng nghe
những người mà ta không ưa.
Điều này thường rất khó vì ta thường
không đặt mình vào vị trí của người khác.
Khó khăn vì chúng ta luôn nghĩ rằng
mình luôn luôn đúng,
trong mọi trường hợp.
Khó khăn vì phải mở rộng lòng
với những người mà thậm chí còn
không thiện tình, coi thường mình.
Mặc dù rất dễ để tỏ ra tử tế,
nhưng bản thân chúng ta
lại muốn không muốn vậy.
Vậy thì đừng.
Chính những người từ thù thành bạn
mà tôi gặp trên Twitter,
là lý do mà tôi hành động như vậy.
Và một trường hợp cụ thể ở đây
là chồng tôi,
một người thấu hiểu và ga lăng.
Cách chúng tôi nói chuyện
cũng không có gì đặc biệt.
Cái chính là ở cách xử lý của
từng người ra sao.
Mấy năm gần đây
tôi cũng suy nghĩ về điều này
và nhận ra 4 điều riêng biệt
có thể biến những điều ta nói
thành hiện thực.
Tuy chỉ là những mẹo nhỏ
nhưng lại có tác động lớn,
và từ giờ tôi luôn tìm cách áp dụng chúng
vào hầu hết những câu chuyện của mình.
Đầu tiên: Đừng cho rằng mọi người có ý xấu
Vì mấy bạn tôi trên Twitter nhận ra
kể cả khi cách nói của tôi có mang ý
hung hăng, hay xúc phạm
thì tôi thật sự tin
mình không làm gì sai cả.
Việc cứ đăm đăm vào những ý nghĩ xấu,
dường như ngay lập tức
làm mất đi niềm tin vào những điều
mà họ tin và tuân theo.
Chúng ta quên mình cũng chỉ là
người bình thường
thông qua trải nghiệm mới tạo nên
con người
và khi gặp khó khăn đầu tiên
lúc đó để vượt qua thực sự
không dễ dàng gì.
Nhưng khi ta lạc quan về mọi việc,
ta thoải mái đầu óc hơn trong giao tiếp.
Điều thứ 2 là: luôn đặt câu hỏi.
Khi chúng ta kết thân với những người có
tư tưởng khác mình,
thắc mắc là cách thu ngắn khoảng cách
giữa những khác biệt về quan điểm.
Điều này vô cùng quan trọng, vì chúng ta
không thể thuyết phục hiệu quả được
nếu chính ta cũng không hiểu đối phương
như thế nào
và cũng quan trọng để nhận nhận ra
những sai sót từ phía mình.
Nhưng việc đặt câu hỏi cũng nhằm
một mục đích nữa;
đó là nó thể hiện rằng họ đang
được chúng ta lắng nghe.
Khi những người bạn Twitter của tôi
dừng chỉ trích
và bắt đầu đặt ra những câu hỏi,
tôi tự thấy mình cũng không khác gì họ.
Những câu hỏi của họ vừa cho tôi cơ hội
được bày tỏ quan điểm,
nhưng cũng vừa cho tôi có cơ hội
được hỏi lại họ
và chân thành đón nhận những câu trả lời.
Điều đó đã thay đổi cơ bản tính chất của
cuộc đối thoại giữa chúng tôi.
Điều thứ ba là: Hãy bình tĩnh.
Cái này thực sự cần luyện tập và
phải thật kiên nhẫn,
nhưng nó lại rất có tác động.
Khi còn ở Westboro, tôi được dạy phải thờ
ơ với hậu quả từ cách nói chuyện của mình
Tôi đã nghĩ rằng sự thẳng thắn sẽ bù đắp
cho sự khiếm nhã của mình
từ lời cay nghiệt, lối nói trịnh thượng,
những câu nói xúc phạm, và cắt ngang
nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn phản tác dụng.
Lên giọng và nặng lời là điều ta thường
làm khi rơi vào tình trạng căng thẳng,
nhưng điều đó có xu hướng đưa câu chuyện
tới một kết cục không mấy tốt đẹp
hoặc là cực kỳ căng thẳng.
Khi mới chỉ quen chồng tôi qua loa
trên Twitter,
câu chuyện chúng tôi nói thường khô khan
và thẳng thắn,
nhưng tôi và anh ấy luôn tìm cách
để tránh căng thẳng.
Bằng cách đổi chủ đề.
Anh ấy thường kể chuyện cười hoặc
kể về một cuốn sách hay
hoặc tự nhận rút lui
trong mỗi cuộc tranh luận.
Biết rằng việc tranh luận
sẽ chẳng bao giờ chấm dứt,
chỉ là tạm dừng để ổn định lại
mối quan hệ giữa chúng tôi.
Mọi người thường than phiền việc giao tiếp
qua mạng khiến con người ít thực tế hơn,
nhưng điều đó cũng lợi rằng, việc giao
tiếp qua mạng không mang tính trực diện.
Chúng ta có khoảng cách thoải mái về
thời gian và cả không gian
với những người mà
có ý kiến trái chiều với mình.
Chúng ta có thể tận dụng điều này.
Đó là thay vì bạo lực,
ta có thể dừng nói chuyện, thư thả,
chuyển chủ đề hoặc không nói nữa,
và bắt đầu lại bất cứ khi nào ta muốn.
Và cuối cùng là ...
hãy tạo nên những cuộc tranh luận.
Điều này có vẻ như quá rõ ràng,
nhưng việc có một niềm tin mạnh mẽ
đôi khi lại có tác hại rằng
chúng ta vẫn hay tự đề cao quá
vai trò của cá nhân
rằng đó là điều hiển nhiên và quá rõ ràng
chẳng còn gì phải bàn cãi,
hay phải tranh luận về nó nữa
nếu như ai không biết điều đó,
thì đấy là lỗi của họ
việc của mình không phải là dạy họ
biết điều đó.
Nhưng nếu nó thực sự chỉ đơn giản như thế,
thì chúng ta đã nhìn nhận
mọi vấn đề giống nhau rồi.
Và nếu không nhờ có những cuộc tranh luận
với vài người bạn tốt bụng trên Twitter,
thì có lẽ tôi đã không thể thay đổi cách
nhìn nhận của mình về thế giới.
Tất cả chúng ta đều là kết quả của
quá trình giáo dục,
và ta chỉ tin những cái mình đã trải qua.
Chúng ta không thể hy vọng người khác
tự dưng thay đổi suy nghĩ.
Nếu muốn có sự thay đổi,
ta phải chứng minh được điều đó.
Những người bạn trên Twitter của tôi không
hề từ bỏ niềm tin hay nguyên tắc của họ
mà là sự khinh miệt.
Không phải tràng dài những lý lẽ
bào chữa đầy xúc phạm,
mà họ hỏi thẳng thắn với sự
chân thành và vui vẻ.
Họ coi tôi như những người bình thường,
và việc đó có ý nghĩa thay đổi
được nhiều thứ
hơn là 20 năm qua chỉ toàn xúc phạm,
khinh miệt và bạo lực.
Có những người tôi biết không có thời gian
hay năng lực hay là sự kiên trì
để gắn bó lâu dài như thế,
nhưng việc kết nối
với những người trái quan điểm,
mặc dù khó khăn,
nhưng đó là lựa chọn cho mỗi chúng ta.
Và tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể
làm được những điều khó khăn,
không chỉ để cho họ thôi đâu, mà còn
cho chính chúng ta và tương lai sau này.
Gia tăng mâu thuẫn và khinh miệt
không phải là điều chúng ta mong muốn
cho chính mình, cho đất nước mình,
hay cho con cháu của chúng ta.
Vài tuần trước khi rời Westboro,
mẹ tôi đã nói rằng,
khi mà tôi tuyệt vọng nhất
thì gia đình luôn là nơi để trở về.
Những người mà tôi yêu thương
bằng cả trái tim mình
ngay trước cả khi tôi là cái đứa bé
5 tuổi mũm mĩm
đứng trong hàng người biểu tình, cầm
cái biểu ngữ mà không biết nó viết gì đó.
Bà nói,
"Con chỉ là một người bình thường thôi,
con yêu ạ".
Bà luôn bảo tôi phải khiêm nhường --
không thắc mắc mà hãy tin vào
Chúa trời và những người lớn tuổi.
Nhưng với tôi, bà đã bỏ qua
một bức tranh còn lớn hơn
rằng tất cả đều chỉ là người trần
mắt thịt.
Nhưng con người được dẫn lối bởi
chân lý cơ bản nhất,
và chinh phục người khác bằng
sự hào phóng và niềm trắc ẩn.
Mỗi chúng ta đều là một phần
của cộng đồng,
một phần của nền văn hóa, và là
một hạt nhân trong xã hội này.
Kết thúc của cái vòng tròn thịnh nộ
và oán hận bắt đầu
với những ai không chấp nhận
những điều tiêu cực như vậy.
Vấn đề là chúng ta phải quyết định được,
đã đến lúc bắt đầu.
Xin cảm ơn.
[Tiếng vỗ tay]