Công ty của bạn vừa thông báo
tuyển dụng cho một vị trí,
Hồ sơ xin việc bắt đầu được nộp
và những ứng viên đủ tiêu chuẩn
được xác định.
Quy trình lựa chọn ứng viên
bắt đầu.
Ví dụ, ứng viên A:
Tốt nghiệp ở một trường đại học
hàng đầu của Mỹ, GPA 4.0
Lý lịch đẹp, thư giới thiệu tuyệt vời,
Đạt mọi tiêu chuẩn cần thiết.
Ứng viên B: học tại trường công lập,
đổi việc vài lần,
những việc lặt vặt như thu ngân
và ca sỹ ở nhà hàng.
Nhưng nhớ là: Cả hai ứng viên
đều đủ tiêu chuẩn tuyển dụng.
Vậy tôi hỏi các bạn:
Các bạn sẽ chọn ứng viên nào?
Tôi cùng các đồng nghiệp đã nghĩ ra
những "thuật ngữ chính thức"
để miêu tả hai nhóm ứng viên khác nhau.
Chúng tôi gọi nhóm A: "Chiếc thìa bạc",
nhóm người luôn gặp thuận lợi,
và dường như sinh ra để thành công.
Và nhóm B: "Chiến binh",
nhóm người luôn cố gắng vượt lên hoàn cảnh
để đạt được thành tích tương tự.
Bạn vừa nghe một giám đốc nhân sự
miêu tả ứng viên là
"Chiếc thìa bạc" và "Chiến binh".
Điều này nghe không hoàn toàn đúng về lý,
và hơi có vẻ phán xét.
Nhưng...
trước khi thu hồi chứng chỉ
hành nghề nhân sự của tôi,
hãy để tôi giải thích.
Mỗi lý lịch kể một câu chuyện.
Và qua nhiều năm,
tôi đã hiểu thêm về nhóm ứng viên,
những người có kinh nghiệm
như một chiếc chăn chắp vá.
Điều này đã khiến tôi phải dừng lại,
và suy ngẫm cẩn thận
trước khi loại hồ sơ của họ.
Một loạt công việc lặt vặt
có thể cho thấy
sự thiếu nhất quán, thiếu tập trung
và khó đoán trước.
Hoặc, có thể là dấu hiệu cho thấy
sự nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn.
Chí ít, điều này khiến "Chiến binh"
xứng đáng được gọi phỏng vấn.
Cần làm rõ rằng,
Tôi không hề có ý
không ủng hộ "Chiếc thìa bạc";
Để được nhận vào và tốt nghiệp
tại một trường uy tín
cần rất nhiều nỗ lực và hi sinh.
Nhưng nếu cả đời bạn
dường như được sinh ra để thành công,
làm sao bạn có thể đối mặt với khó khăn?
Một ứng viên tôi từng tuyển dụng, cảm thấy
vì anh tốt nghiệp tại một trường danh giá,
nên có những công việc
không đáng để anh ấy làm,
như những công việc chân tay tạm thời,
để hiểu hơn về một quy trình hoạt động.
Kết quả là, anh ấy đã bỏ việc.
Nhưng mặt khác,
điều gì sẽ xảy ra, nếu như
cả đời bạn dường như sinh ra để thất bại,
và thực sự bạn lại thành công?
Tôi muốn đề xuất các bạn
hãy phỏng vấn "Chiến binh".
Tôi hiểu nhiều về nhóm ứng viên này,
vì tôi cũng là một "Chiến binh".
Trước khi tôi sinh ra,
Bố tôi được chẩn đoán mắc bệnh
tâm thần phân liệt hoang tưởng,
và ông đã không thể giữ được công việc,
mặc dù rất thông minh.
Cuộc sống của chúng tôi lúc đó,
một phần như trong phim "Cuckoo's Nest,"
một phần như trong "Awakenings"
và một phần như trong "A Beautiful Mind".
(Cười)
Tôi là con thứ tư trong gia đình năm con,
được nuôi dạy bởi mẹ đơn thân
tại một vùng ngoại ô khắc nghiệt
ở Brooklyn, New York.
Chúng tôi chưa bao giờ sở hữu nhà,
ô tô và máy giặt,
và hầu như trong suốt tuổi thơ,
chúng tôi thậm chí không có điện thoại.
Vì vậy tôi đã được thôi thúc
để tìm hiểu mối qua hệ
giữa sự thành công trong sự nghiệp
và những "Chiến binh"
bởi vì cuộc sống của tôi đã dễ dàng
rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.
Khi tôi gặp những nhà kinh doanh
thành công
và đọc hồ sơ
của những nhà lãnh đạo cấp cao,
tôi thấy ở họ có một số điểm tương đồng.
Rất nhiều trong số họ
đã trải qua tuổi thơ khó khăn,
có thể là nghèo đói, bị bỏ rơi,
mồ côi khi còn nhỏ,
cho đến chứng rối loạn học tập,
nghiện rượu và bạo hành.
Suy nghĩ thông thường vẫn là,
tổn thương thường dẫn đến đau khổ,
và rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu
những khác biệt gây ra từ sự tổn thương.
Tuy nhiên nghiên cứu đã đưa ra
một kết luận gây ngạc nhiên là:
Thậm chí những tình cảnh tồi tệ nhất
có thể đưa đến sự phát triển và thay đổi.
Một hiện tượng đặc biệt và ngược với
suy nghĩ thông thường được tìm ra
mà các nhà khoa học gọi là
"Sự phát triển hậu tổn thương".
Trong một nghiên cứu về hệ quả của
hoàn cảnh khó khăn
tới trẻ em không may mắn,
cho thấy
Trong số 698 trẻ được nghiên cứu,
những đứa trẻ đều đã trải qua
những hoàn cảnh khó khăn cùng cực nhất,
đúng 1/3 trong số đó lớn lên có cuộc sống
khỏe mạnh, thành công và hiệu quả.
Mặc dù phải đối mặt với bao khó khăn,
họ vẫn thành công.
Một phần ba trong số họ.
Hãy lấy ví dụ về hồ sơ này.
Anh này bị bố mẹ cho làm con nuôi.
Anh ta chưa bao giờ học xong đại học.
Anh ta thay đổi một vài công việc,
tạm trú tại Ấn Độ một năm,
và điều cuối cùng,
anh ta mắc chứng rối loạn đọc.
Liệu các bạn có tuyển anh ta?
Tên anh ta là Steve Jobs.
Một nghiên cứu về các doanh nhân
thành đạt nhất thế giới,
hóa ra là có một tỷ lệ đáng ngạc nhiên
về số người mắc chứng rối loạn đọc.
Ở Mỹ,
35% số doanh nhân được nghiên cứu
mắc chứng bệnh này.
Điều đáng chú ý là
trong số những doanh nhân này
những người đã trải qua
giai đoạn phát triển hậu tổn thương,
họ coi chứng rối loạn học tập
như một khó khăn cần thiết
để tạo ra lợi thế cho mình
bởi vì họ giỏi lắng nghe hơn,
và tập trung vào chi tiết nhiều hơn.
Họ không nghĩ rằng họ có được ngày hôm nay
mặc dù khó khăn
mà hiểu rằng họ có được như ngày hôm nay
là nhờ gian khổ.
Họ coi những tổn thương
và khó khăn đã trải qua
là yếu tố quyết định họ là ai,
và biết rằng nếu không có trải nghiệm đó,
họ có thể đã không có được
sức mạnh và sự gan góc cần thiết
để thành công.
Một trong những đồng nghiệp của tôi
đã có cuộc sống hoàn toàn đảo lộn
bởi cuộc Cách mạng Văn hóa
ở Trung Quốc năm 1966.
Lúc 13 tuổi,
bố mẹ anh phải dời về nông thôn,
trường học đóng cửa,
và anh bị bỏ lại ở Bắc Kinh,
tự lo liệu cho mình đến năm 16 tuổi,
cho đến khi anh ấy tìm được việc
ở một công ty may mặc.
Nhưng thay vì chấp nhận số phận,
anh ấy có một quyết tâm
là tiếp tục theo đuổi việc học tập.
11 năm sau, khi chính trị đã thay đổi,
anh ấy biết thông tin về
một cuộc thi đại học rất cạnh tranh,
Anh ấy có 3 tháng để học
toàn bộ kiến thức của chương trình
trung học cơ cở và trung học phổ thông.
Và vì thế, mỗi ngày
anh về nhà từ công xưởng,
chợp mắt một chút,
học đến 4 giờ sáng, sau đó lại đi làm.
và cứ tiếp tục chu trình đó mỗi ngày,
trong vòng 3 tháng.
Và anh ấy đã làm được,
anh ấy đã thành công.
Anh ấy vô cùng kiên định theo đuổi việc học,
và chưa bao giờ mất hi vọng.
Bây giờ, anh đã có bằng Thạc sỹ
và hai cô con gái của anh tốt nghiệp tại
đại học Cornell và Harvard.
"Chiến binh" có động lực vươn lên
nhờ niềm tin rằng
người duy nhất có thể kiểm soát hoàn toàn,
chính là bản thân mình.
Khi mọi thứ không như mong đợi,
"Chiến binh" tự hỏi, "Tôi có thể
làm gì khác để có kết quả tốt hơn?"
"Chiến binh" có mục tiêu rõ ràng
giúp họ ngăn được suy nghĩ
đầu hàng bản thân,
Giả dụ bạn đã vượt qua được nghèo đói,
một ông bố tồi và vài lần trộm cắp,
bạn sẽ coi,
"Những thách thức trong kinh doanh ư?"
(Cười)
Thực sự vậy ư?
Quá đơn giản.
Tôi biết cách xử lý rồi.
(Cười)
Và điều này nhắc tôi về--
sự hài hước
"Chiến binh" biết rằng: hài hước
giúp bạn vượt qua thời kỳ khó khăn,
và tiếng cười giúp bạn
thay đổi quan điểm sống.
Và cuối cùng là những mối quan hệ.
Những người đã vượt khó
không làm việc một mình.
Ở đâu đó
trong quá trình này,
họ sẽ tìm những người
có thể giúp họ tốt nhất,
và những người được đầu tư để thành công.
Có ai đó bạn có thể tin tưởng
trong mọi hoàn cảnh
là điều thiết yếu để vượt qua khó khăn.
Tôi đã rất may mắn.
Khi làm công việc đầu tiên
sau khi tốt nghiệp đại học,
tôi không có ô tô nên tôi thường đi nhờ
qua hay cây cầu
với một người phụ nữ,
chính là trợ lý giám đốc của tôi.
Bà nhìn tôi làm việc,
và khuyến khích tôi
tập trung vào tương lai,
và không sống với quá khứ.
Và trong suốt cuộc đời,
tôi đã gặp rất nhiều người,
họ đã cho tôi
những lời nhận xét chân thành,
lời khuyên và sự kèm cặp.
Những người này không quan tâm
rằng tôi đã từng làm ca-sỹ-bồi-bàn
để kiếm tiền đi học đại học.
Tôi sẽ kết thúc bài nói chuyện với
một thông tin cuối cùng, rất có giá trị.
Những công ty cam kết hoạt động đa dạng
thường ủng hộ "Kẻ hiếu chiến"
và đạt hiệu suất cao hơn
đối thủ cạnh tranh.
Theo DiversityInc,
một nghiên cứu 50 công ty hàng đầu
về sự đa dạng,
chỉ số cổ phiếu của những công ty này
vượt S&P 500 tới 25%.
Hãy quay trở lại câu hỏi ban đầu của tôi,
Bạn sẽ tuyển ứng viên nào:
"Chiếc thìa bạc" hay "Chiến binh"?
Tôi sẽ nói
chọn ứng viên chưa được đánh giá đúng mức
người có vũ khí là
niềm đam mê và mục đích.
Hãy tuyển "Chiến binh".