(Chuông)
Nếu không có "diệt", vậy thì tại sao
lại không được phép giết hại ?
Nếu không có "diệt", vậy thì tại sao
lại không được phép giết hại ?
Một câu hỏi rất hay.
(Đại chúng cười)
Khi con muốn giết hại,
khi còn muốn giết,
con có một tri giác sai lầm.
Con nghĩ rắng con có thể "giết".
Ví dụ như con một muốn "giết" một đám mây
vì con không biết rằng
đám mây không bao giờ chết.
Đám mây chỉ có thể
chuyển hóa thành tuyết hoặc mưa.
Ý định muốn giết là một dạng năng lượng
của sự vô minh,
tri giác sai lầm,
sân hận và bạo động.
Đó là lí do vì sao hành động giết lại sai.
Sai vì hành động này
không bắt nguồn từ trí tuệ, sự thông thái.
Nó chất chứa rất
nhiều bạo động và khổ đau.
Thậm chí trước hành động giết
đã là sai rồi.
Những điều sai có thể
gây ra rất nhiều đau khổ,
không phải là cho người khác,
mà là chính chúng ta.
Kẻ ám sát Martin Luther King,
kẻ ám sát Mahatma Gandhi,
kẻ ám sát John F. Kenedy,
kẻ giết Chúa Jesus,
họ là những người chịu rất nhiều khổ đau.
Họ ôm rất nhiều sân hận, sợ hãi, bạo động,
bởi trong họ có quá
nhiều vô minh và tri giác sai lầm.
Họ nghĩ họ có thể "giết".
Ta không thể giết Martin Luther King.
Ông ấy càng trở nên mạnh mẽ
sau khi người ta cố gắng giết ông ấy
Martin Luther King
hiện giờ còn mạnh hơn ngày trước.
Ví dụ con muốn "giết" một đám mây,
làm sao mà con có thể giết một đám mây?
Con sẽ chỉ tốn thời gian vô ích.
Bởi thế, ý định
muốn giết ai đó, phá hủy ai đó,
sẽ chỉ dẫn đến đau khổ cho chính con.
Thế nên chúng ta cần xúc chạm
tới bản chất thực sự
của "không sinh không diệt".
Những ai tự tử,
sẽ phải chịu rất nhiều đau khổ.
Bởi người đó nghĩ anh ta
có thể tự kết liễu đời mình,
nhưng thực tế là anh ta không thể.
Nỗ lực muốn tự giết mình
khiến anh ta còn đau khổ hơn,
và cũng khiến những người
xung quanh đau khổ hơn.
Ta không thể chết.
Ta cũng không thể giết.
Như vậy, Mahatma Gandhi vẫn sống,
và giờ ngài còn rất mạnh mẽ.
Ông ấy ở trong mỗi chúng ta.
Martin Luther King cũng vậy.
Chúa Jesus cũng vậy.
Và Bụt cũng vậy.
Vào thời của ngài, cũng có
rất nhiều người cố gắng giết Bụt (cười).
Như vậy, bản thân ý định
muốn giết đã gây đau khổ,
bởi nó chứa sự vô minh, sân hận, bạo động.
Khoa học hiện đại cũng đồng tình với Bụt,
rằng ta không thể giết bất cứ thứ gì cả.
Con không thể làm một thứ gì biến mất.
Không có thứ gì chết được cả.
'Rien ne se crée, rien ne se perd.
Tout se transforme.'
Chỉ có sự chuyển hóa.
Không có sự "diệt".
Về mặt biểu hiện, có vẻ có sinh, có diệt.
Nhưng nếu con nhìn sâu hơn,
con sẽ biết rằng điều đó không đúng.
Nếu con nghiên cứu khoa học, hóa học,
sinh học một cách chuyên sâu,
con sẽ xúc chạm được với bản chất
của không sinh và không diệt.
(Chuông)