WEBVTT 00:00:06.254 --> 00:00:10.294 Vào thế kỷ 16, nhà toán học Robert Recorde 00:00:10.294 --> 00:00:13.044 viết cuốn sách " The Whetstone of Witte" 00:00:13.044 --> 00:00:15.967 để dạy đại số cho các sinh viên ở Anh. 00:00:15.967 --> 00:00:21.115 Nhưng ông quá mệt mỏi vì phải viết cụm từ "bằng với" liên tục. 00:00:21.115 --> 00:00:22.626 Giải pháp của ông là gì? 00:00:22.626 --> 00:00:27.238 Ông thay thế cụm này bằng hai đoạn thẳng nằm ngang, song song 00:00:27.238 --> 00:00:32.265 bởi theo cách nhìn của ông chẳng có hai thứ nào bằng nhau hơn nữa. 00:00:32.265 --> 00:00:34.954 Vậy có thể dùng bốn đoạn thay vì hai không? 00:00:34.954 --> 00:00:36.196 Tất nhiên là có. 00:00:36.196 --> 00:00:38.289 Vậy có thể dùng các đoạn thẳng nằm dọc không? 00:00:38.289 --> 00:00:40.704 Thực tế, cũng có một số người làm vậy. 00:00:40.704 --> 00:00:44.995 Chẳng có lý do gì mà dấu bằng phải giống như ta biết ngày nay. 00:00:44.995 --> 00:00:48.202 Đến một lúc, nó trở nên phổ biến, kiểu như meme. 00:00:48.202 --> 00:00:50.728 Ngày càng nhiều nhà toán học dùng ký hiệu này, 00:00:50.728 --> 00:00:55.568 cuối cùng, nó trở thành ký hiệu phổ biến thể hiện sự ngang bằng. 00:00:55.568 --> 00:00:56.967 Toán học thì toàn là ký hiệu. 00:00:56.967 --> 00:00:57.742 Các đoạn thẳng, 00:00:57.742 --> 00:00:58.562 dấu chấm, 00:00:58.562 --> 00:00:59.301 mũi tên, 00:00:59.301 --> 00:01:00.257 chữ cái tiếng Anh, 00:01:00.257 --> 00:01:01.212 chữ cái Hy Lạp, 00:01:01.212 --> 00:01:02.189 chỉ số trên, 00:01:02.189 --> 00:01:03.348 chỉ số dưới. 00:01:03.348 --> 00:01:05.959 trông như một mớ lộn xộn. 00:01:05.959 --> 00:01:09.819 Cũng là chuyện thường nếu thấy các biểu tượng phong phú này có chút đáng sợ 00:01:09.819 --> 00:01:13.048 và tự hỏi nguồn gốc của chúng. 00:01:13.048 --> 00:01:15.938 Đôi lúc để ý kỹ dấu bằng, 00:01:15.938 --> 00:01:21.508 Recorde nhận thấy có sự phù hợp giữa ký hiệu và cái mà nó đại diện. 00:01:21.508 --> 00:01:25.200 Một ví dụ khác là dấu cộng, kí hiệu cho sự thêm vào 00:01:25.200 --> 00:01:30.487 bắt nguồn từ sự rút gọn của từ Latinh "et" nghĩa là "và". 00:01:30.487 --> 00:01:33.840 Tuy nhiên, có khi một ký hiệu được chọn mà chẳng có lý do gì 00:01:33.840 --> 00:01:36.571 như khi nhà toán học tên Christian Kramp 00:01:36.571 --> 00:01:40.181 đưa ra ký hiệu dấu chấm than cho giai thừa 00:01:40.181 --> 00:01:44.683 chỉ bởi ông cần cách viết nhanh như thế cho biểu thức. 00:01:44.683 --> 00:01:48.058 Thực tế, tất cả các biểu tượng được tạo ra hoặc tiếp nhận 00:01:48.058 --> 00:01:51.972 bởi các nhà toán học muốn tránh việc lặp đi lặp lại 00:01:51.972 --> 00:01:57.022 hoặc phải dùng quá nhiều từ để viết ra các ý tưởng toán học. 00:01:57.022 --> 00:01:59.683 Rất nhiều ký hiệu toán học là chữ cái 00:01:59.683 --> 00:02:03.819 thường từ bảng chữ cái Latinh hoặc Hy Lạp. 00:02:03.819 --> 00:02:08.029 Chữ cái thường được dùng để đại diện cho những đại lượng chưa biết 00:02:08.029 --> 00:02:11.191 và mối quan hệ giữa các biến. 00:02:11.191 --> 00:02:15.251 Chúng cũng thay thế cho các số cụ thể xuất hiện thường xuyên 00:02:15.251 --> 00:02:21.020 nhưng rườm rà hoặc không thể viết đầy đủ dưới dạng thập phân. 00:02:21.020 --> 00:02:26.351 Một tập hợp các số, một phương trình cũng có thể được thay bằng ký hiệu. 00:02:26.351 --> 00:02:29.489 Các ký hiệu khác được dùng để đại diện cho các dãy phép tính. 00:02:29.489 --> 00:02:32.193 Một vài trong số đó là cách viết rút gọn đáng giá 00:02:32.193 --> 00:02:36.882 bởi nó rút gọn các phép tính lặp lại thành một biểu thức duy nhất. 00:02:36.882 --> 00:02:41.553 Sự cộng vào cùng một số nhiều lần được thay thế bởi ký hiệu "dấu nhân" 00:02:41.553 --> 00:02:44.482 nên nó chiếm ít diện tích hơn cần thiết. 00:02:44.482 --> 00:02:47.922 Một số khi nhân với chính nó thì ký hiệu bởi số mũ 00:02:47.922 --> 00:02:51.212 cho biết phép tính này lặp lại bao nhiêu lần. 00:02:51.212 --> 00:02:54.252 Và một chuỗi dài các số tuần tự cộng với nhau 00:02:54.252 --> 00:02:57.213 được rút gọn bằng ký hiệu tổng sigma. 00:02:57.213 --> 00:03:01.403 Những ký hiệu này rút ngắn các phép tính dài thành các số hạng nhỏ 00:03:01.403 --> 00:03:05.024 và dễ kiểm soát hơn. 00:03:05.024 --> 00:03:07.954 Ký hiệu cũng có thể hướng dẫn ngắn gọn 00:03:07.954 --> 00:03:10.637 cách thực hiện phép toán. 00:03:10.637 --> 00:03:13.965 Hãy thử tính dãy các phép toán sau với một số bất kỳ. 00:03:13.965 --> 00:03:15.924 Chọn một số bạn đang nghĩ đến, 00:03:15.924 --> 00:03:17.394 nhân với 2 00:03:17.394 --> 00:03:18.964 rồi trừ 1, 00:03:18.964 --> 00:03:21.397 nhân kết quả vừa tính được với chính nó, 00:03:21.397 --> 00:03:23.235 rồi chia cho 3 00:03:23.235 --> 00:03:26.645 cuối cùng cộng 1. 00:03:26.645 --> 00:03:32.186 Nếu không có ký hiệu và quy ước, ta như đối diện với phiến đá toàn là chữ. 00:03:32.186 --> 00:03:35.796 Nhờ các ký hiệu, biểu thức trở nên nhỏ gọn, thanh lịch. 00:03:35.796 --> 00:03:37.496 Đôi lúc, cũng như dấu bằng, 00:03:37.496 --> 00:03:40.754 các ký hiệu này truyền đạt ý nghĩa qua hình thức. 00:03:40.754 --> 00:03:43.607 Tuy nhiên, nhiều ký hiệu lại là tùy ý. 00:03:43.607 --> 00:03:46.678 Để hiểu được các ký hiệu, ta cần ghi nhớ ý nghĩa của chúng 00:03:46.678 --> 00:03:52.017 và áp dụng trong các tình huống cho đến khi quen thuộc, như với ngôn ngữ. 00:03:52.017 --> 00:03:54.616 Nếu chúng ta gặp một nền văn minh ngoài trái đất, 00:03:54.616 --> 00:03:58.757 có thể họ sẽ có một hệ thống ký hiệu hoàn toàn khác. 00:03:58.757 --> 00:04:04.367 Nhưng nếu suy nghĩ như chúng ta, họ có thể có các ký hiệu cùng ý nghĩa. 00:04:04.367 --> 00:04:08.636 Và các ký hiệu của họ thậm chí, có thể tương ứng với của ta. 00:04:08.636 --> 00:04:10.767 Họ có dấu nhân riêng, 00:04:10.767 --> 00:04:12.127 số pi, 00:04:12.127 --> 00:04:14.906 và tất nhiên, dấu bằng.