(nhạc nhẹ) - Tôi lớn lên ở Memphis và tôi sống trong một vùng tên là White Haven phần lớn tuổi thơ. Tôi không được ra khỏi nhà, nên phần lớn thời gian, mọi thứ tôi biết về Memphis chỉ là khoảnh sân trước và sau nhà. Có một hôm Halloween, chúng tôi chơi một trò chơi siêu nhân, chắc là trò Người Dơi. Vì bọn tôi nghèo, bọn tôi cùng hóa trang như nhau, những cái túi rác đen, và gần như phải dùng đầu óc và trí tưởng tượng để tin rằng chỉ cần nói thôi thì cũng đã đủ rồi. Kì lạ là gia đình tôi "Con có Nếu con cần học tiếng Anh, không sao cả. Con không cần phải bám lấy quá khứ và tiếp tục nói tiếng Trung với chúng ta." Họ để tôi đi. Ngày ngày người ta hỏi: "Cháu từ đâu đến? Cháu thực sự đến từ đâu cơ? Tên Tàu của cháu là gì? Tên Hàn của cháu là gì?" Tôi đâu là người Hàn. "Cháu từ đâu đến?" Người ta suốt ngày hỏi tôi hồi tôi còn bé. Vài người đùa rằng chúng tôi chọn Memphis vì Elvis, hoặc vì tương đồng khí hậu. Gia đình tôi định cư ở Memphis là vì chiến tranh, vì quân đội, vì bạo hành tại quê hương. Gia đình tôi đến vào những năm 90, thời điểm Memphis bắt đầu tiếp nhận người tị nạn từ Việt Nam. - Cháu chào ông - Nghe tiếng bà tôi chả hiểu sao mà thét giữa đêm chỉ bởi tiếng pháo hoa nổ, hay tin đánh bom tại thành phố Oklahoma là một hình ảnh rất quen thuộc với cả gia đình. Thật nực cười cách chiến tranh thật sự không chỉ được ghi lên mảnh đất và biên giới của chúng ta, mà còn lên cả chúng ta và con trẻ, những người đến sau bố mẹ ta. Chúng ta nói thế nào về nó? Cùng lúc đó, chúng ta sống thế nào với nó? (nhạc nhẹ tiếp tục) Tôi luôn quay về Memphis. Memphis giống như là điểm giao thoa giữa huyền thoại và lịch sử, và tình cảm và trí nhớ. Là thứ, theo cách nào đó, để nhớ sai. Phần nhiều tác phẩm tôi làm hay lịch sử gia đình tôi chỉ là vậy, là miếng và là mảnh. Nó là một sự gom góp không ngừng thông tin và tư liệu, và bất kể thứ gì chúng ta có thể thu lượm từ quá khứ. - Cô cho con tháo tất của cô nhé? - Tháo tất à? Được. - Ánh sáng tốt rồi. Đẹp lắm cô ạ. Bây giờ con sẽ chụp nhanh một tấm cho cô. Tôi bắt đầu dùng hình cắt của mình và sự mơ hồ trong việc nó chính xác là gì nó ở giữa các phân loại, vừa là đạo cụ, vừa là phần mở rộng của tôi. Cô quay đầu qua phải chút được không? Con cảm ơn. Ba, hai, một. Nó đại loại như là sự phản chiếu cái quá trình phân mảnh, đi lượm không phải những miếng và mảnh của lịch sử gia đình tôi, mà là lượm cái chất liệu tự hiện hữu và những kết nối được biểu lộ. Chúng đều rất ngẫu hứng và bắt nguồn từ tiểu sử của tôi. (nhạc hào hứng) (tiếng trò chuyện) Tôi săn đuổi các nghệ sĩ tri ân Elvis, cách nói khéo để chỉ những người đóng giả Elvis. Hơn là một kiểu sắm vai và bắt chước, nó trở nên siêu việt. Tôi muốn làm ra một khối tác phẩm và tôi muốn đủ khả năng làm ra một khối tác phẩm về sự đại diện, nói về văn hóa đại chúng và cách mọi người hiểu về miền nam qua những biểu tượng như Elvis. Có một sự ảnh hưởng theo cách mà ý niệm về Elvis, hình cắt Elvis vẫn dội lại trong các dự án khác của tôi. (tiếng trò chuyện) (nhạc nhẹ) Tôi nghĩ nhiều về tấm ảnh kỉ niệm ngành đường sắt và việc họ đẩy nhiều lao động, đặc biệt là lao động Tàu, ra ngoài khung hình. Và cái sự vô hình ấy vang dội suốt lịch sử nhiếp ảnh. Làm sao ta thấy mình khi ta không được đại diện? Tôi nghĩ cũng là một sự trình diễn không nghỉ khi tôi luôn đi tìm xem tôi đứng chỗ nào trong bức hình? Đâu là cách tốt nhất để tìm tới chính mình thông qua nhiếp ảnh? (nhạc nhẹ tiếp tục)