Foni Joyce là người tị nạn từ Nam Sudan.
Phony, cảm ơn chị đã
tham gia với chúng tôi.
Liên hợp quốc ước tính
có 20 triệu người tị nạn trên thế giới
vào cuối năm nay.
Chúng ta thường nghe về
các chỉ số vĩ mô
mà ít đi vào những câu chuyện
cá nhân hơn
có thể gây tiếng vang và
đem lại nhận thức và thay đổi.
Chị hãy chia sẻ thêm
với chúng tôi về
trải nghiệm của chị
khi là nạn dân.
Cảm ơn câu hỏi của chị.
Như chị vừa giới thiệu
tôi là Foni Joyce
Tôi sinh ra ở Sudan, nhưng
trước đó là Nam Sudan.
Ba mẹ tôi rời khỏi đất nước mình
vào năm 1981.
do chiến tranh và họ đã
phải đi bộ một quãng đường dài
từ Nam Sudan để tới Uganda
trước khi tới được Kenya
và đó là một trong những trải nghiệm
phải nói đúng ra là chạy để được sống.
Vì ba tôi là nhà báo
và ông bị người ta săn đuổi
vì họ cho rằng
ông là người đưa tin
và ông đúng là đã phải
đi bộ một quãng dài
chỉ để giữ lấy mạng sống.
để gia đình được an toàn
và cuối cùng ông đã tới Nairobi,
chúng tôi hiện đang ở đó
với các anh chị em của tôi và mẹ tôi.
Chúng ta đang phát biểu trước
phiên họp toàn thể
của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
về giải quyết
cuộc di cư quy mô lớn
của nạn dân và di dân
sẽ được tổ chức vào ngày 19/09/2016.
Đó sẽ là diễn đàn then chốt
cho các nước thành viên
để xác định kế hoạch
đáp ứng nhu cầu phát triển
mang tính nhân văn lúc này
và lâu dài hơn.
Làm sao mà kết quả của
phiên họp này
có thể tạo ra sự khác biệt cho
những người như chị và gia đình chị?
Kết quả của phiên họp này
đóng vai trò sống còn
bởi vì các chính sách sẽ ra đời
và các chính sách đó
sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi,
của anh chị em của tôi
và những nạn dân khác
theo cách tích cực
bởi vì nếu chính sách ra đời
về giáo, dịch vụ công,
về giấy phép lao động và
tất cả mọi thứ đó
sẽ giúp nạn dân chúng tôi
trở thành nhà hoạt động vì nhân quyền
trong cộng đồng của mình.
Nhờ đó, chúng tôi
được trao quyền năng lực
và chúng tôi được trao quyền
điều đó đương nhiên sẽ giúp
chúng tôi trở thành những người kiến tạo
hòa bình cho đất nước,
thế nên, nếu phiên họp tạo được
sự hoạch định chính sách tích cực
thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng
vô cùng lớn đến cuộc sống của chúng tôi.
Chị cũng tham gia cùng
các hội thảo về người trẻ tị nạn toàn cầu.
Chị hi vọng sẽ thấy ngôn ngữ nào
trong văn bản kết quả
phiên họp dự kiến
để đảm bảo sự đóng góp độc đáo
của thanh niên,
Tôi mong được thấy người trẻ
được tạo nhiều điều kiện hơn
nhiều cơ hội để họ
nêu lên quan điểm của họ,
nhiều cơ hội hơn để họ
nắm những vai trò lãnh đạo
và có những kỹ năng lãnh đạo
vì tôi tin
nếu họ được trao cơ hội,
thì chắc chắn họ sẽ trở thành
người lãnh đạo,
họ sẽ là sự thay đổi
mà chúng ta mong được thấy.
tôi mong được thấy họ có nhiều
cơ hội học tập hơn,
có kỹ năng xây dựng năng lực,
và họ được khai sáng
và năng động hơn
trong những việc họ làm.
Điều đó thay đổi cuộc đời họ và
họ sẽ trở thành
những người tốt hơn để dẫn dắt
các thế hệ tương lai.
Chị vừa nhắc đến xây dựng hòa bình.
Thanh niên thường bị nhiều người
coi là một hiểm họa.
Chị nghĩ điều gì sẽ giúp đảm bảo
rằng thanh niên
có thể lãnh đạo
trong xây dựng hòa bình?
Họ có thể lãnh đạo
trong xây dựng hòa bình
nếu họ được trao cơ hội.
Nếu họ được trao quyền,
nếu họ được cố vấn.
Người trẻ có
tiềm năng chưa được khai phá
và nếu họ không được quan tâm,
nếu không ai để tâm đến họ,
thì chẳng có ai hay bất kỳ điều gì
để tâm đến họ
sẽ khiến họ bị sai đường lạc lối.
Nhưng nếu chúng ta
quan đến kỹ năng họ có,
nếu chúng ta đầu tư cho kỹ năng
mà người trẻ có,
thì chắc chắn họ sẽ trở thành
những người xây dựng hòa bình.
Nếu họ bị phớt lờ và
bị cho là thụ động
vì họ sẽ thấy
chẳng ai quan tâm họ.
Nhưng nếu chúng ta dành thời gian và
cho họ sự quan tâm
họ cần,
nếu chúng lắng nghe họ,
nếu chúng ta cố vấn cho họ,
nếu chúng ta giúp họ xây dựng kỹ năng,
nếu chúng ta đồng hành cùng họ,
cố vấn cho họ về nhiều thứ,
ở nhiều nơi, thì
họ sẽ có muốn dùng
tiềm năng họ có
và chúng ta sẽ trở thành
những người xây dựng hòa bình.
Vâng. Cảm ơn chị rất nhiều
vì đã tham gia với chúng tôi và chia sẻ câu chuyện của chị.
Rất vinh hạnh.
Cảm ơn chị.
Cảm ơn chị Foni Joyce.