Chế độ nô lệ coi con người là món hàng,
cướp đi các quyền cá nhân,
đã diễn ra dưới nhiều hình thức
khắp thế giới.
Nhưng có một tổ chức nổi bật
vì tính quy mô toàn cầu và tồn tại lâu dài
Buôn bán nô lệ Đại Tây Dương,
diễn ra từ cuối thế kỷ 15
đến giữa thế kỷ 19
và trải dài trên ba châu lục,
buộc hơn 10 triệu người Châu Phi
di cư tới Châu Mỹ.
Tác động mà nó để lại ảnh hưởng không chỉ
đối với những nô lệ này
và con cháu họ,
nhưng còn cho cả nền kinh tế và lịch sử
của các khu vực lớn trên thế giới.
Có sự liên hệ kéo dài hàng thế kỷ
giữa Châu Âu và Châu Phi
thông qua Địa Trung Hải.
Nhưng buôn bán nô lệ Đại Tây Dương
bắt đầu cuối những năm 1400
với các thuộc địa của Bồ Đào Nha
ở Tây Phi,
và sự đóng đô của người Tây Ban Nha
ở Châu Mỹ không lâu sau đó.
Mùa màng phát triển ở các thuộc địa mới,
mía đường, thuốc lá, và cây bông,
cần rất nhiều nhân công,
và không đủ thực dân
hay người hầu làm việc
để canh tác các vùng đất mới.
Thổ dân Châu Mỹ đã bị nô lệ hóa,
nhưng nhiều người đã chết vì các bệnh mới,
một số khác thì chống chọi được.
Và để đáp ứng nhu cầu về lao động,
người Châu Âu chuyển hướng sang Châu Phi.
Nô lệ Châu Phi đã tồn tại
hàng thế kỷ dưới nhiều hình thức.
Một số nô lệ là người hầu khế ước,
với một số điều khoản hạn chế
và cơ hội để mua tự do cho chính mình.
Một số khác là nông nô của người Châu Âu.
Trong một số xã hội, nô lệ có thể
là một phần của gia đình nhà chủ,
sở hữu đất đai, thậm chí nâng cao
địa vị quyền lực.
Nhưng khi các thuyền trưởng người da trắng
đến mang theo hàng hóa sản xuất,
vũ khí, và rượu rum để đổi cho các nô lệ,
Các vua châu Phi và thương lái
không có nhiều lý do để lưỡng lự.
Họ coi những người họ bán
không phải là anh em châu Phi của mình
mà là những tội nhân, con nợ,
hoặc tù nhân chiến tranh của các bộ tộc.
Bán họ, các nhà vua làm giàu
vương quốc của mình,
và củng cố sức mạnh
để chống lại kẻ thù xung quanh.
Các vương quốc châu Phi thịnh vượng
nhờ vào buôn bán nô lệ,
nhưng việc đáp ứng nhu cầu lớn của người
Châu Âu đã tạo nên một cuộc chiến gay gắt
Chế độ nô lệ thay thế các bản án khác,
và bắt nô lệ
trở thành một động cơ chiến tranh,
hơn là hậu quả của nó.
Để bảo vệ mình khỏi
các cuộc săn bắt nô lệ
các vương quốc láng giềng
cần vũ khí của người Châu Âu,
mà nó cũng được mua bằng nô lệ.
Buôn bán nô lệ trở thành
cuộc chạy đua vũ trang,
làm thay đổi xã hội và kinh tế
khắp châu lục.
Riêng đối với những nô lệ, họ phải đối mặt
với sự tàn bạo ngoài tưởng tượng.
Sau khi bị áp giải tới các pháo đài nô lệ
trên bờ biển,
cạo trọc để ngăn chấy rận, và đóng dấu,
họ được đẩy lên tàu
tới châu Mỹ.
Khoảng 20% sẽ không bao giờ thấy đất liền
lần nữa.
Hầu hết các thuyền trưởng thời đó
là những tên giỏi nhồi nhét,
nhét thật nhiều người trên
khoang của mình.
Thiếu thốn vệ sinh đã làm nhiều người
chết vì bệnh dịch
và những người khác bị
ném xuống biển vì bị bệnh,
hoặc bị trừng phạt,
thuyền trưởng bảo đảm lợi nhuận
bằng cách cắt tai nô lệ
làm bằng chứng cho cuộc buôn bán.
Một vài tên tự tay giải quyết vấn đề.
Rất nhiều người Châu Phi nội địa chưa
từng thấy người da trắng trước đây
tưởng họ là kẻ ăn thịt người
cứ liên tiếp bắt người
và trở lại bắt tiếp.
Vì sợ bị ăn thịt,
hoặc tránh thêm đau khổ,
họ tự tử
hoặc tự bỏ đói,
tin rằng khi chết,
linh hồn của họ sẽ được về nhà.
Những người sống sót
không được xem là con người,
mà là hàng hóa.
Phụ nữ và trẻ em bị giữ trên bong tàu
và bị đám thủy thủ lạm dụng.
còn đàn ông bị bắt nhảy múa
để rèn luyện thể lực
và đàn áp nổi dậy.
Những gì xảy ra cho những nô lệ đó
khi đến Tân thế giới
và di sản của chế độ nô lệ ảnh hưởng
như thế nào tới hậu duệ của họ ngày nay
được khá là nhiều người biết đến.
Nhưng cái thường không được bàn
là ảnh hưởng của buôn bán nô lệ Đại Tây
Dương đối với tương lai của Châu Phi.
Không chỉ mất hàng chục triệu người,
mà vì đa số nô lệ bị bắt là đàn ông,
ảnh hưởng lâu dài về nhân khẩu
còn lớn hơn nhiều.
Khi buôn bán nô lệ cuối cùng bị cấm ở châu
Mỹ và Châu Âu,
các vương quốc Châu phi có nền kinh tế
phụ thuộc vào nó bị sụp đổ
khiến họ bị chinh phục và thuộc địa hóa.
Cuộc chạy đua và sự tràn vào
của vũ khí Châu Âu gia tăng.
đồ thêm dầu vào lửa cho chiến tranh và
sự bất ổn kéo dài đến ngày nay.
Buôn bán nô lệ Đại Tây Dương góp phần cho
sự phát triển của nạn phân biệt chủng tộc.
Hầu hết Nô lệ châu Phi đều có nguyên nhân
sâu xa là hình phạt pháp lý.
hoặc chiến tranh các bộ lạc,
nhưng người châu Âu, vốn rao giảng về
một tôn giáo duy nhất,
và đã cấm nô lệ hóa những anh em
Thiên chúa giáo từ lâu,
cần một lời bào chữa cho hành động
rõ ràng là đầy mâu thuẫn
với lý tưởng của họ về công bằng
Vì thế họ tuyên bố rằng
người châu Phi rất thấp kém về cấu tạo
và được sinh ra để làm nô lệ,
họ nỗ lực
để bào chữa cho lý thuyết này.
Do đó, chế độ nô lệ ở châu Âu và châu Mỹ
đã dựa trên cơ cở phân biệt chủng tộc,
khiến cho những nô lệ
và con cháu của họ
không thể có được vị trí
công bằng trong xã hội.
Bằng tất cả những cách này,
buôn bán nô lệ Đại Tây Dương đã là một bất
công trên diện rộng
mà ảnh hưởng của nó kéo dài
tới tận sau khi bị bãi bỏ.