Vậy, bạn đã bao giờ tự hỏi ai thực sự đã tạo ra internet chưa? Một vài người đã trở nên rất giàu có nhờ internet. Nhưng việc họ làm chỉ là tạo ra những cách sử dụng internet thông minh mà thôi. Vậy người "phát minh ra internet" phải là những người siêu giàu, tầm cỡ như, Chúa, chứ nhỉ? Vậy ai là người có công nhỉ? Là một anh mọt sách người Anh trong một phòng thí nghiệm ngầm ở Thuỵ Sỹ? Có thể. Những người Mỹ thông thái bị đe doạ huỷ diệt hạt nhân từ Nga? Hay đấy. Vài nhà khoa học Pháp quyết định đặt tên mạng máy tính của họ là “Le Internet”? Thú vị đấy. Hay là nhờ vô số những nhà khoa học thông minh làm việc vào một thứ mà họ biết là hữu dụng, nhưng không ngờ nó lại to lớn đến mức này? Well, let’s try and get some facts straight. Đây là internet, một đống các mạng máy tính được kết nối với nhau, và ta có World Wide Web, một cách để làm cho việc chia sẻ thông tin giữa các máy tính đã được kết nối đó dễ dàng hơn. Mạng internet ta biết ngày nay đã được ít nhất 40 năm tuổi đời. Một câu chuyện phổ biến nhưng hoàn toàn sai lầm là mạng internet được phát minh tại Mỹ để tạo ra một mạng lưới liên lạc có thể sống sót được sau một cuộc chiến tranh hạt nhân. Theo một trong những người sáng lập ra mạng máy tính đầu tiên, ARPANET, vào thập niên 1960, thí nghiệm mạng đầu tiên thực chất không phải nhằm mục đích giao tiếp; mà là về tối ưu hoá việc sử dụng bộ vi xử lý, hay là chia sẻ thời gian, đơn giản nghĩa là các nhà khoa học có thể chia sẻ năng lượng máy tính nữa. Đó là vì cho đến những năm 1960 đơn giản là không có mạng lưới nào—bạn có những cỗ máy lớn gọi là những chiếc máy tính lớn được đặt trong phòng và xử lý các tác vụ tính toán cùng một lúc. Với việc chia sẻ thời gian, những cỗ máy khổng lồ này có thể xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc, có nghĩa là năng lượng của chúng có thể được sử dụng bới nhiều nhà khoa học cùng một lúc. Và, rõ ràng là, một khi bạn đã bắt đầu kết nối các máy tính lại với nhau, bạn sẽ bắt đầu phải nghĩ xem mình phải làm gì để sự giao tiếp giữa chúng dễ dàng hơn. Các nhà khoa học toàn thế giới đã thử giải quyết vấn đề này. Vậy ta hãy cùng xem các khái niệm cơ bản khác được đặt ra đâu đó. Bắt đầu với chuyển mạch gói. Ở Anh, có một mạng thương mại, được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia, nhưng chưa bao giờ được hoạt động vì không gây được quỹ. Nhưng họ vẫn đưa ra được ý tưởng về chuyển mạch gói, một cách tránh sự tắc nghẽn trong các mạng bận rộn bằng cách cắt xẻ dữ liệu tại một đầu và ghép chúng lại ở đầu kia. Người Pháp cũng có vai trò trong ý tưởng này. Họ đang làm việc trong một mạng khoa học tên là CYCLADES, nhưng lại có ít vốn, nên họ quyết định làm các kết nối trực tiếp