Hôm nay tôi sẽ nói về những kẻ nói dối, những vụ kiện và sự nực cười. Lần đầu tiên tôi nghe nói về sự phủ nhận cuộc diệt chủng Holocaust, tôi đã phải bật cười. Phủ nhận cuộc diệt chủng Holocaust ư? Cuộc diệt chủng mà chẳng khác nào sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất trên thế giới ư? Ai mà có thể tin được là nó chưa từng xảy ra chứ? Hãy nghĩ về nó mà xem. Nếu những người phủ nhận mà đúng, thì ai là người sai ở đây? Đầu tiên, là những nạn nhân... những người sống sót đã kể lại những câu chuyện đầy đau đớn của họ. Còn những ai là người sai nữa? Những người ngoài cuộc. Những người sống trong những thị trấn, làng mạc và thành phố ở mặt trận phía Đông, những người đã chứng kiến hàng xóm bị vây lại... đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ, cả già lẫn trẻ... bị đưa đến bên ngoài thị trấn bị xử tử...rồi phơi xác dưới hào. Hay những người Ba Lan, những người sống ở những thị trấn và ngôi làng quanh những trại tập trung chết chóc, những người hàng ngày chứng kiến khi mà những chuyến tàu đi đến thì đầy nhóc người và khi ra đi thì chẳng còn một ai. Nhưng trên hết, thì ai là người sai ở đây? Chính là những kẻ đã gây ra điều này. Những người đã thừa nhận: "Chúng tôi làm." "Tôi đã làm." Họ có thể đã đưa ra những lời biện minh. Họ nói: "Tôi không có sự lựa chọn khác, tôi đã bị ép phải làm việc này." Nhưng dù sao đi chăng nữa, họ cũng đã nói: "Tôi đã làm." Hãy nghĩ mà xem. Chưa từng có một buổi phán xử tội phạm chiến tranh nào kể từ Thế Chiến II mà thủ phạm ở bất cứ quốc tịch nào lại nói là: "Nó chưa từng xảy ra." Họ có thể nói là: "Tôi đã bị ép," chứ chưa bao giờ bảo là chưa từng xảy ra. Sau khi đã suy nghĩ kĩ về điều này, Tôi quyết định sự phủ nhận này sẽ không ảnh hưởng đến tôi; Tôi có nhiều thứ quan trọng hơn để lo, để viết và để nghiên cứu, và thế là tôi bước tiếp. Khoảng hơn 10 năm sau, có hai học giả lâu năm... hai trong số những sử gia xuất chúng nhất nghiên cứu về cuộc diệt chủng đã tìm đến tôi và nói, "Deborah, chúng ta cần nói chuyện. Chúng tôi có một ý tưởng nghiên cứu mà chúng tôi nghĩ là rất hợp với cô. Bị kích động trí tò mò và được tâng bốc rằng họ đến tìm tôi vì một ý tưởng và họ nghĩ tôi thích hợp với nó, tôi đã hỏi: "Nó là gì vậy?" Và họ nói: "Sự phủ nhận cuộc diệt chủng Holocaust." Và đấy là lần thứ hai tôi bật cười. Phủ nhận cuộc diệt chủng này ư? Giống những người bảo Trái Đất phẳng ư? Những người bảo rằng Elvis vẫn còn sống ư? Tôi nên nghiên cứu về vấn đề này ư? Và rồi hai người này nói, "Đúng vậy, chúng tôi thấy đề tài rất thú vị. Chúng là về cái gì? Mục tiêu của chúng là gì? Làm sao có thể khiến cho mọi người tin vào những gì chúng nói?" Vì thế tôi đã nghĩ, nếu họ cho đây là đáng giá, tôi có thể chuyển hướng tạm thời có thể trong một năm, hai năm, ba năm hoặc thậm chí là bốn năm... xét về học thuật, thì đây cũng chỉ là tạm thời thôi. Chúng tôi đã làm việc rất...là chậm. Và tôi có thể xem xét về vấn đề này. Cho nên tôi đã bắt đầu Tôi bắt đầu nghiên cứu, và tôi đã nảy ra một vài ý tưởng, và hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn hai trong số chúng. Thứ nhất, những người phủ nhận là những con sói đội lốt cừu. Chúng đều là một cả: Phát xít, Phát xít mới, bạn có thể dùng chữ "mới" hay không cũng được Nhưng khi tôi tìm hiểu họ, Tôi không hề thấy biểu tượng của đội cận vệ Schutzstaffel, hay biểu tượng của Đức Quốc Xã, hay là Chào Chiến Thắng... Tôi không hề thấy những thứ đó. Thay vào đó tôi lại thấy hình ảnh những đoàn người diễu hành ở những ngôi trường lớn. Họ có gì? Họ có một viện nghiên cứu "Viện Xét lại Lịch sử" và một cuống tập san bóng bẩy, "Tập san Xét lại Lịch sử", Nó rất là dày và đầy những chú thích ở cuối trang. Và rồi họ có một cái tên mới. Không phải những người theo Chủ nghĩa Quốc Xã mới, cũng không phải những người theo Chủ nghĩa Bài Do Thái mà là những người theo Chủ nghĩa xét lại. Họ nói: "Chúng tôi theo chủ nghĩa xét lại. Và chúng tôi hành động vì một mục tiêu: Suy xét lại những lỗi lầm trong lịch sử." Nhưng tất cả những gì bạn cần làm là tìm hiểu sâu thêm một chút nữa thôi, và rồi bạn thấy gì? Cùng là sự tôn sùng Hít-le, ca ngợi Đức Quốc Xã, bài xích người Do Thái, định kiến, phân biệt chủng tộc. Đây chính là điều đã hấp dẫn tôi. Chính sự bài Do Thái, phân biệt chủng tộc, định kiến lại diễn ra như một cuộc tranh cãi đầy lí lẽ. Tôi còn thấy rằng nhiều người đã được dạy để biết rằng có những sự thật và cũng có những quan điểm khi nghiên cứu về những người phủ nhận. Tôi lại nghĩ khác. Có những sự thật, có những quan điểm, và những điều dối trá. Và mục đích của những người phủ nhận là đưa ra những lời dối trá, đội cho chúng lớp áo của những quan điểm có thể là những quan điểm hơi sắc bén, có thể là những quan điểm hoàn toàn khác biệt. Nhưng nếu đây chỉ là quan điểm, chúng nên được đưa ra để thảo luận và rồi những quan điểm này lấn vào với sự thật. Tôi xuất bản tác phẩm của mình, cuốn sách đã được xuất bản với cái tên "Phủ nhận thảm sát Holocaust: Công kích đang lên vào Sự Thật và Ký Ức." và xuất hiện ở nhiều nước. bao gồm ở cả NXB Penguin Anh Và tôi đã không phải nghĩ về những kẻ đó và tôi đã sẵn sàng để bước tiếp. Nhưng rồi đã có một bức thư từ NXB Penguin Anh. Và đây là lần thứ ba tôi phải bật cười... do nhầm lẫn thôi. Tôi mở lá thư đó ra, và tôi được thông báo là David Irving đang chuẩn bị kiện tôi vì tội phỉ báng ở Vương Quốc Anh đấy, vì đã gọi ông ta là một kẻ phủ nhận cuộc diệt chủng. David Irving kiện tôi ư? Ông ta là ai chứ? David Irving là một nhà văn chuyên viết về lịch sử, đa phần các tác phẩm là về Thế chiến II, và hầu như các tác phẩm đó đều nhìn nhận rằng Quân Phát xít cũng chẳng đến nỗi nào, và rằng Quân Đồng Minh chẳng phải tốt đẹp gì. Và dù cái gì đã xảy ra đến với người Do Thái thì cũng đáng thôi. Ông ta biết đến những tài liệu, ông ta biết những sự thật, nhưng bằng cách nào đó ông ta đã bóp méo chúng để đưa ra những ý kiến này. Không phải lúc nào ông ta cũng là kẻ phủ nhận cuộc diệt chủng. Nhưng vào cuối những năm 80, ông ta đã hoàn toàn đi theo nó. Lí do tôi phải bật cười là bởi vì ông ta... không chỉ phủ nhận cuộc thảm sát, mà dường như còn rất tự hào. Ông ta là người, đã nói rằng đã nói: "Tôi sẽ đánh sập chiến thuyền Auschwitz." Ông ta là người đã chỉ vào hình xăm số trên cánh tay của một người sống sót và hỏi: "Anh kiếm được bao nhiêu khi xăm những chữ số này trên tay?" Ông ta là người đã nói: "Số người chết trên xe của thượng nghị sĩ Kenedy ở Chappaquiddick còn nhiều hơn số người chết trong hầm ga ở Auschwitz." Đây là câu trích từ Mỹ, các bạn có thể tìm nó sau. Ông ta không có vẻ như sẽ cảm thấy xấu hổ hay dè dặt về việc mình là người phủ nhận cuộc diệt chủng. Rất nhiều đồng nghiệp đã tư vấn cho tôi rằng: "Deborah, kệ đi thôi." Khi tôi giải thích rằng mình không thể kệ một vụ kiện tội phỉ báng thì họ nói: "Đằng nào thì cũng có ai tin ông ta đâu?" Nhưng vấn đề là đây: Luật của Anh buộc tôi phải có trách nhiệm phải đưa ra bằng chứng để chứng minh những gì tôi nói là sự thật, ngược lại so với bên Mỹ và ở nhiều quốc gia khác: là ông ta mới phải chứng minh tôi sai. Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là nếu tôi không đấu tranh, ông ta sẽ nghiễm nhiên thắng kiện. Và nếu ông ta nghiễm nhiên thắng, ông ta có thể hoàn toàn hợp pháp mà nói rằng "Phiên bản của tôi về diệt chủng Holocaust là hoàn toàn hợp lý. Deborah Lipstadt đã bị phán quyết có tội phỉ báng khi bà ta gọi tôi là phủ nhận cuộc diệt chủng. Và sự thật là tôi, David Irving, không phủ nhận cuộc diệt chủng. Và phiên bản ấy là như thế nào? Là chẳng có kế hoạch thảm sát người Do Thái nào cả, chẳng có hầm ga nào, và cũng chẳng có cuộc xử tử tập thể nào Hít-le cũng chẳng liên quan gì đến những đau khổ đã diễn ra, và người Do Thái đã dựng nên tất cả những chuyện này để có được tiền bồi thường từ Đức và để có vị thế và rằng họ đã làm được như vậy là nhờ trợ giúp và xúi bẩy từ Quân Đồng Minh. Họ đã tạo dựng các tài liệu và các chứng cứ. Tôi không thể để điều này xảy ra và cũng không thể đối mặt với những người sống sót hay con cháu của họ. Tôi không thể để điều này xảy ra và rồi coi mình là một sử gia có trách nhiệm được. Và rồi chúng tôi đã đấu tranh. Và cho những ai chưa xem phim "Denial", tiết lộ trước là: Chúng tôi đã thắng. Thẩm phán đã phán quyết David Irving là một kẻ nói láo, phân biệt chủng tộc, và Bài Do Thái. Quan niệm lịch sử của ông ta là có ý đồ, ông ta đã nói láo, bóp méo... và trên hết, là ông ta đã cố tình làm thế. Chúng ta có xu hướng trong 25 ví dụ lớn khác nhau, chứ không phải nhỏ rất nhiều người trong khán phòng này đã và đang viết sách; chúng ta đều mắc lỗi, chính vì thế mà ta có ấn bản thứ 2 để sửa lỗi. Nhưng nó lại luôn đi theo một hướng: đổ lỗi cho người Do Thái, miễn tội cho quân Phát Xít. Nhưng chúng tôi đã thắng kiện như thế nào? Chúng tôi đã theo dấu những ghi chú của ông ta về nguồn của chúng. Và rồi chúng tôi thấy gì? Dù không phải trong đa số trường hợp, và cũng không trong các trường hợp lớn, nhưng cứ mỗi ví dụ ông ta trích về cuộc thảm sát, các ví dụ này lại bị bóp méo, chỉ mang một phần sự thật, bị thay đổi ngày tháng, trình tự thời gian cũng bị thay đổi, người này gặp người kia mà hóa ra không phải. Nói cách khác, ông ta không có bằng chứng. Bằng chứng của ông ta chẳng chứng minh gì. Chúng tôi không chứng minh cho những gì đã xảy ra. Chúng tôi chứng minh những gì ông ta nói là đã xảy ra hay những kẻ phủ nhận nói, vì ông ta cũng trích dẫn họ hay họ được ông ta truyền cho những lí lẽ đó, là không có thực. Họ không có bằng chứng để chứng minh cho những gì họ tin. Vậy tại sao câu chuyện của tôi lại hơn cả một câu chuyện về một vụ kiện mưu mô, khó khăn kéo dài những sáu năm giữa một giáo sư ở Mỹ bị kéo vào phòng xử án và một người đàn ông mà tòa đã gọi là nhà luận chiến thuộc tân Phát-xít? Nó có thông điệp gì? Tôi nghĩ trong bối cảnh nghi ngờ sự thật giờ đây thì nó có thông điệp rất quan trọng. Vì ngày nay, như chúng ta đều biết, sự thật và thực tế bị tấn công rất nhiều. Truyền thông xã hội, mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng chính nó khiến cho ranh giới giữa sự thật và những lời dối trá bị mờ dần đi. Thứ ba: Chủ nghĩa cực đoan. Bạn có thể chưa nhìn thấy những tấm áo choàng của đảng KKK, Bạn có thể chưa thấy những cây thập giá bị thiêu, thậm chí chưa nghe thứ ngôn ngữ công khai của người theo thuyết da trắng thượng đẳng nó có thể là dưới cái tên: "alt-right", "Mặt trận Quốc gia", tùy bạn chọn. Nhưng bên dưới đều là sự cực đoan là tôi thấy ở sự phủ nhận diệt chủng Holocaust. diễu hành như một tranh cãi đầy lí lẽ. Chúng ta đang sống ở một thời đại mà sự thật lại phải bảo vệ mình. Làm tôi nhớ lại một bộ phim hoạt hình trên New Yorker. Một chương trình mới xuất hiện gần đây trên "The New Yorker" có một MC đã nói với thí sinh, "Đúng vậy, bà đã có câu trả lời đúng. Nhưng người cùng chơi với bà lại hét to hơn,... nên anh ấy đã được điểm." Chúng ta có thể làm gì đây? Đầu tiên, chúng ta không thể bị định hướng bởi những gì có vẻ như là hợp kí. Ta phải xem xét kĩ sự việc bên trong, và ta sẽ tìm thấy ở đó sự cực đoan. Tiếp theo, ta phải hiểu rằng sự thật là không tương đối. Cuối cùng, Chúng ta phải công kích, chứ không phải là phản bác lại khi mà có ai đó đưa ra một khẳng định đầy xúc phạm, dù cho họ có thể đang giữ chức vụ rất cao đi chăng nữa, không phải toàn thế giới, thì có chúng ta phải hỏi họ, "Bằng chứng đâu? Chứng cớ đâu?" Ta phải gây sức ép đối với họ, ta không thể coi những lời dối trá của họ là sự thật được. Và như tôi đã nói trước đây, sự thật thì không tương đối. Đa số chúng ta lớn lên trong môi trường học thuật với những suy nghĩ tự do, nơi mà ta được dạy rằng mọi thứ đều có thể đem ra tranh luận. Nhưng không phải với trường hợp này. Có những thứ là sự thật. Có những điều không thể chối cãi được, những sự thật khách quan. Ga-li-lê đã dạy cho ta từ hàng thế kỉ trước. Sau khi bị ép công khai rút lại ý kiến bời giáo hội Va-ti-căng rằng Trái đất quay xung quanh Mặt trời, và rồi ông bước ra, và ông đã nói điều gì? "Dù sao Trái đất vẫn quay." Thế giới không hề phẳng. Thay đổi khí hậu đang diễn ra. Elvis đã chết. Và hơn hết, sự thật và chân lí đang bị tấn công. Công việc, nhiệm vụ, và khó khăn trước mắt là rất lớn. Mà thời gian để đấu tranh lại rất ngắn. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ. Để sau sẽ là quá muộn. Cảm ơn rất nhiều.