Cách đây 2,300 năm,
những nhà cầm quyền ở Alexandria
đã tiến hành thực hiện
một trong những mục tiêu
táo bạo nhất của nhân loại:
thu thập tất cả kiến thức trên thế giới
gom dưới một "mái nhà"
Ở giai đoạn đầu,
thư viện Alexandria lưu trữ số lượng
cực lớn những cuộn giấy chỉ thảo
và thu hút những người Hy Lạp
với khối óc vĩ đại nhất thế giới.
Nhưng cuối thế kỷ thứ năm sau Công nguyên
Thư viện vĩ đại đã biến mất.
Nhiều người tin rằng nó đã bị phá huỷ
bởi một trận hoả hoạn tàn khốc.
Sự thật về việc xây dựng và suy tàn
của Thư viện còn phức tạp hơn nhiều.
Ý tưởng về việc xây dựng Thư viện này
là từ Alexander Đại Đế.
Sau củng cố sự nghiệp
của một nhà chinh phạt,
người học trò cũ của Aristotle
chuyển hướng mục tiêu
sang việc xây dựng một đế chế tri thức
với trung tâm tại thành phố mang tên mình.
Ông qua đời trước khi công trình
được bắt đầu,
nhưng người kế nhiệm ông,
vua Ptolemy Đệ Nhất,
thừa hành kế hoạch của Alexander
cho việc xây dựng Viện Hàn Lâm.
Toạ lạc ngay quận hoàng gia của thành phố,
Thư viện Alexandria
có lối kiến trúc
với những cột Hellenistic khổng lồ,
những ảnh hưởng
của người Ai Cập bản địa,
sự pha trộn độc đáo của cả 2, không còn
tài liệu lưu trữ nào về kiến trúc của nó.
Chúng ta đều biết rằng nó có giảng đường,
phòng học, và, dĩ nhiên, những kệ sách.
Khi vừa được hoàn thành,
Ptolemy Đệ Nhất đã thu thập đầy những
cuộn giấy chỉ thảo tiếng Hy Lạp và Ai Cập.
Ông mời các học giả đến sinh sống,
nghiên cứu ở Alexandria bằng tiền của mình
Thư viện phát triển là nhờ sự đóng góp
những bản thảo chép tay của họ,
nhưng nhà cầm quyền Alexandria vẫn muốn
có bản sao của toàn bộ sách trên thế giới.
May mắn thay, Alexandria là trung tâm các
chuyến tàu chu du xuyên Địa Trung Hải.
Ptolemy Đệ Tam thi hành chính sách thủ đắc
yêu cầu những tàu cập bến Alexandria
phải cung cấp cho chính quyền
sách của họ cho việc sao chép.
Những Thư lại của Thư viện
chép lại những văn bản này,
họ giữ lại bản gốc,
và gửi trả bản sao về những con tàu.
Những kẻ săn sách thuê
cũng lùng sục khắp Địa Trung Hải
để tìm những ấn bản mới,
những nhà cầm quyền ở Alexandria
đã toan xoá sổ đối thủ cạnh tranh
với việc ngưng xuất khẩu giấy papyrus của
Ai Cập dùng chế tạo cuộn giấy chỉ thảo.
Những nỗ lực này đã mang về hàng trăm ngàn
cuốn sách cho Alexandria.
Với sự phát triển của Thư viện,
nó trở thành nơi có thể tìm kiếm thông tin
trên nhiều danh mục nhất từ trước đến nay,
những cũng khó khăn hơn cho việc tìm kiếm
thông tin ở những mục cụ thể.
May mắn thay, học giả Callimachus
xứ Cyrene đã đưa ra giải pháp,
tạo ra bộ thư mục pinakes,
là bộ thư mục gồm 120 cuộn giấy chỉ thảo
tổng kê tất cả sách vở ở Thư viện,
là bộ thư mục đầu tiên của Thư viện.
nhờ bộ thư mục pinakes này,
mà càng có nhiều người có thể tiếp cận
được nguồn kiến thức khổng lồ.
Họ đã có những khám phá đáng ngạc nhiên.
1,600 năm trước khi Colombus
giong buồm ra khơi,
Nhà toán học Eratosthenes không chỉ biết
rằng trái đất hình cầu,
mà còn tính được chu vi
và đường kính trái đất
chỉ trong vài dặm sai lệch
so với kích thước thực tế.
Heron xứ Alexandria đã chế tạo
động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới
mà tận 1,000 năm sau
nó cuối cùng được phát minh lại
trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp.
Khoảng 300 năm sau khi được xây dựng
năm 283 TCN, thư viện đạt sự hưng thịnh.
Nhưng sau đó, vào năm 48 TCN,
Julius Caesar khi vây hãm Alexandria
đã thiêu trụi những con tàu trên bến cảng.
Nhiều năm qua, các học giả tin là Thư viện
bị thiêu bởi ngọn lửa lan trong thành phố.
Có thể ngọn lửa đã thiêu cháy
phần lớn thư viện,
nhưng chúng ta đều biết
từ những ghi chép cổ đại:
các học giả vẫn tiếp tục lui tới Thư viện
trong nhiều thế kỷ sau cuộc vây hãm.
Sau cùng, Thư viện cũng dần biến mất cùng
sự thay đổi của thành phố từ người Hy Lạp,
đến người La Mã,
người Công giáo,
và cuối cùng là Hồi giáo.
Mỗi nhà cầm quyền mới lại xem nguồn
tư liệu của Thư viện như mối đe doạ
hơn là cội nguồn niềm tự hào.
Vào năm 415 sau Công nguyên,
những nhà cầm quyền Công giáo đã
truy giết nhà toán học Hypatia
bởi những nghiên cứu của ông
về những bản thảo tiếng Hy Lạp cổ,
điều mà họ cho là một sự báng bổ.
Mặc dù Thư viện Alexandria và
vô vàn các bản thảo của nó không còn nữa,
nhưng chúng ta vẫn cố gắng tìm kiếm
những cách tốt nhất để thu thập,
kết nối,
và bảo tồn nguồn tri thức của chúng ta.
Thông tin nhiều và sẵn có hơn vào ngày nay
cùng những công nghệ tiên tiến
để lưu trữ chúng,
mặc dù chúng ta
cũng không thể biết chắc rằng
những thành tựu kỹ thuật số này
có khó bị phá huỷ hơn
mực và những cuộn giấy chỉ thảo
của Alexandria hay không.
Và ngay cả khi nguồn tri thức của chúng ta
được bảo vệ về mặt vật lý
thì chúng vẫn phải chống chọi
nhiều hơn những tác động âm ỉ bên trong
điều đã xé tan Thư viện thành:
nỗi sợ hãi tri thức,
và niềm tin ngạo mạn
rằng quá khứ sẽ bị xoá bỏ.
Sự khác biệt chính là, ngay lúc này,
chúng ta biết phải chuẩn bị cho điều gì.