(Thức chuông) (Chuông) Thưa Thầy, thưa Tăng đoàn... câu hỏi của con liên quan đến phép thực tập chính niệm đầu tiên. Khi phải đối mặt với bạo lực cực độ ví dụ như thảm sát hàng loạt liệu đáp trả bạo lực bằng hành động có bao giờ được chấp nhận... bao gồm cả các hành động bạo lực? Con làm về an ninh quốc gia và con nghĩ đến Churchill hay Chamberlain với Hitler chẳng hạn. Hay những ví dụ đương thời hơn của Rwanda... hoặc Sudan, khi mà có lẽ lắng nghe với lòng từ bi với Hitler như Chamberlain đã làm có thể là không đủ. Và con thấy điều này khó hiểu. Thưa Thầy, người bạn của chúng ta đang hỏi về những tình huống bạo lực cực độ Và cô ấy đang đưa ra một ví dụ vào giữa thế kỷ 20 khi Hitler đang gây ra rất nhiều đau thương. Và có một quan chức ở Anh đã cố gắng thử lắng nghe với lòng từ bi với Hitler và đã không thành công. Và thực tế đã để Hitler tiếp tục gây đau thương cho nhiều người hơn nữa. Và cô ấy đang hỏi liệu trong những trường hợp nhất định việc sử dụng bạo lực để ngăn chặn bạo lực có thích hợp không ạ? Hành động phi bạo lực không phải là một kỹ thuật. Đó là một phương pháp, không phải một kỹ thuật. Và nền tảng của hành động phi bạo lực là sự thấu hiểu và lòng từ bi. Khi trong tim con có sự thấu hiểu và lòng từ bi mọi việc con làm sẽ đều phi bạo lực. Giả sử ai đó giết người, ai đó phạm pháp và con bắt và bỏ tù người đó. Bắt và bỏ tù người đó... đó là bạo lực hay phi bạo lực? Cũng còn tùy... vào tình huống. Nếu con bắt người đó, nếu con khóa anh ta lại nhưng con làm việc đó vì con thấu hiểu và có lòng từ bi, thì đó là hành động phi bạo lực. Và ngay cả khi con không làm gì cả, nhưng con để... con để người ta giết người và phá phách, mặc dù con không làm gì cả, đó vẫn là hành động bạo lực. Bạo lực có thể là hành động hoặc không hành động. Vì thế vẻ bề ngoài có thể là bạo lực, nhưng nếu con làm với một trí óc đầy thấu hiểu và từ bi thì thực sự đó không phải là bạo lực. Giả sử một con ngựa chịu rất nhiều đau đớn và sắp chết, nhưng không chết được. Và con đánh ngựa một đòn chí tử để ngựa có thể chết, hành động có vẻ bạo lực, nhưng nó xuất phát từ lòng từ bi của con. Con không muốn con ngựa tiếp tục chịu đau đớn quá lâu. Như vậy hình ảnh đó cho thấy liệu một hành động là bạo lực hay phi bạo lực, tùy thuộc vào tâm của con. Nếu con mong muốn giảm sự đau đớn, nếu con hiểu tại sao một người đã hành động một cách bạo lực, thì kể cả nếu con khóa người này lại và bỏ đói người ta trong vài ngày thì đó vẫn là phi bạo lực. Bởi bỏ đói một người trong vài ngày để giúp người đó hiểu có thứ gì đó để ăn là rất quý, để anh ta có được tuệ giác đó. Điều này không bắt nguồn từ việc con muốn trừng phạt, mà là để anh ta hiểu và biết trân trọng. Đó là phi bạo lực. Vì thế chúng ta không nên đợi đến khi tình huống đã hiện diện rõ ràng rồi mới quyết định liệu chúng ta có nên phản ứng một cách bạo lực hay phi bạo lực. Chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Và khi tình huống đã hiện diện rõ ràng rồi, chúng ta sẽ có thể hành động với lòng từ bi... nghĩa là hành động phi bạo lực. Và hành động phi bạo lực nên... nên được... coi là hành động mang tính lâu dài. Khi con dạy con mình, khi con bảo con cách hành xử, là con đang thực hiện hành động phi bạo lực. Con không đợi đến khi đứa trẻ trở thành người lớn và bắt đầu phá phách hay giết chóc thì mới bắt đầu dạy dỗ. Con cần dùng những biện pháp để phòng tránh. Vì thế trong lĩnh vực giáo dục, trong lĩnh vực nông nghiệp, trong lĩnh vực nghệ thuật, con có thể giới thiệu... tư duy phi bạo lực và hành động phi bạo lực và dạy mọi người loại bỏ sự kỳ thị. Đó là hành động căn bản của phi bạo lực, vì bạo lực xuất phát từ sự kỳ thị, từ sự chia rẽ, từ sự căm ghét, sợ hãi, tức giận. Vì thế việc giúp mọi người chuyển hóa những điều này trước khi chúng chuyển thành hành động. Đó mới thực sự là hành động phi bạo lực. Điều này cần bắt đầu ngay và chúng ta không nên đợi đến khi việc gì xảy ra rồi mới nghĩ xem liệu chúng ta nên hành động bạo lực hay phi bạo lực. Và Thầy nghĩ phi bạo lực không bao giờ có thể... là tuyệt đối. Chúng ta có thể nói chúng ta nên sử dụng bạo lực càng ít càng tốt. Khi chúng ta nghĩ đến quân đội, chúng ta nghĩ những việc quân đội làm chỉ toàn là bạo lực. Nhưng để chỉ huy một đội quân, để bảo vệ một thành phố, để chặn sự xâm lăng của một đội quân nước ngoài, có nhiều cách để làm việc này. Và có những cách sử dụng nhiều bạo lực, và có những cách ít bạo lực hơn. Con luôn có thể chọn. Có thể không thể nào làm việc này 100% phi bạo lực, nhưng 80% phi bạo lực thì vẫn tốt hơn là 10% phi bạo lực! Con thấy không? Vì thế đừng đòi hỏi điều gì tuyệt đối. Đó là cách chúng ta luyện Năm giới. Con sẽ không thể luyện một cách hoàn hảo. Hãy đừng lo lắng sợ mình không hoàn hảo. Khi con tuân thủ Mười bốn giới hay Năm giới, điều quan trọng là con kiên quyết đi theo hướng đó. Con cố gắng hết sức, đó là điều chúng ta cần. Cũng giống như trong rừng - con bị lạc trong rừng vào ban đêm, và con không biết lối ra. Và con phải nhìn lên sao Bắc Cực để tìm được đường. Và nếu con đi về hướng Bắc, thì không có nghĩa là con muốn đến được sao Bắc Cực. Con không cần phải đến tận nơi, con chỉ cần đi về hướng Bắc. (Cười) Việc luyện Năm giới cũng như vậy. Con cần đi về hướng có sự thấu hiểu và lòng từ bi. Con không cần phải hoàn hảo. Nếu con biết mình đang cố gắng hết sức, thế là đủ tốt với Tăng đoàn rồi, đủ tốt với Phật rồi. Với phi bạo lực cũng vậy. Chúng ta phải cố gắng hết sức. Xin cảm ơn. (Thức chuông) (Chuông)