(Thức chuông)
(Chuông)
Chúng ta nên làm gì khi chúng ta bắt đầu cảm thấy ghét người mà chúng ta đã từng yêu?
Chúng ta nên làm gì khi chúng ta bắt đầu cảm thấy ghét người mà chúng ta đã từng yêu?
Chúng ta nên làm gì khi chúng ta bắt đầu cảm thấy ghét người mà chúng ta đã từng yêu?
Chúng ta phải thực tập chánh niệm
để nhận biết tình yêu đang chuyển hóa thành cảm xúc khác.
Tình yêu chuyển hóa thành căm ghét.
Và nếu bạn thực tập đúng cách, bạn sẽ có cơ hội.
Bạn nhận ra nó ngay khi nó mới bắt đầu.
Vì thế bạn còn rất nhiều thời gian để ngăn chặn sự chuyển hóa đó.
Và bạn không muốn tình yêu của bạn trở thành sự căm ghét.
Có rất nhiều cách bạn có thể làm để ngăn chặn sự chuyển hóa đó.
Bụt đã dạy chúng ta cách để nuôi dưỡng tình yêu,
làm thế nào để cung cấp nguồn nuôi dưỡng cho tình yêu,
bởi vì Bụt nói không có cái gì có thể tồn tại nếu thiếu nguồn nuôi dưỡng.
Tình yêu cũng cần nguồn nuôi dưỡng để tồn tại.
Suy nghĩ của bạn cũng có thể nuôi dưỡng tình yêu,
những suy nghĩ của lòng từ bi, hỷ và xả.
Lời nói của bạn cũng có thể nuôi dưỡng tình yêu, những lời ái ngữ,
có thể giúp tình yêu của bạn vững vàng hơn
và hành động của bạn cũng có thể giúp tình yêu phát triển.
Chúng ta nghĩ, chúng ta nói,
Chúng ta hành động.
Có rất nhiều cách : bạn có thể nghĩ, bạn có thể nói, bạn có thể hành động
để giúp tình yêu phát triển bền vững
Nếu bạn không nuôi dưỡng tình yêu, nó sẽ lụi tàn.
Chắc chắn nó sẽ lụi tàn.
Tình yêu khi mới bắt đầu sẽ rất tươi đẹp
Và những người yêu nhau phải học cách nuôi dưỡng tình yêu của họ.
Và nếu bạn biết cách để nuôi dưỡng tình yêu như thế,
tình yêu sẽ không bao giờ chuyển thành ghét bỏ.
Như thế đó là cách tốt nhất
không để cho tình yêu chuyển thành ghét bỏ.
Và làm thế nào để được như thế?
Học cách nuôi dưỡng tình yêu hơn nữa.
Và bạn biết,
Khi bạn thực tập tốt, bạn thậm chí có thể chuyển hóa thù hận thành tình yêu.
Với niệm, định và tuệ,
bạn có thể chuyển hóa căm ghét thành tình yêu.
Bởi vì cả tình yêu và căm ghét đều là những cảm thọ.
Điều này là hoàn toàn có thể, thậm chí chỉ sau 3, 4 ngày thực tập.
Bởi vì trong những khóa tu mà các Thầy giảng dạy trên khắp thế giới.
Rất nhiều cặp đôi đau khổ vì đánh mất tình yêu,
bao gồm cả cha và con trai, mẹ và con gái, các cặp tình nhân.
Họ không còn muốn gặp nhau nữa.
Họ không thể truyền thông với nhau nữa.
Họ chẳng vui vẻ gì khi gặp nhau.
Họ không thể nói với nhau những lời ái ngữ.
Tuy nhiên khi họ tới khóa tu,
Họ tập thở, tập đi để xoa dịu những đỗ vỡ trong họ.
Họ thực tập nhìn sâu vào những nỗi đau của họ,
và nỗi đau của người khác.
Họ học cách nói những lời ái ngữ và lắng nghe.
Và vào ngày thứ năm, họ có thể khôi phục truyền thông,
Họ có thể nói những lời ái ngữ với nhau.
Họ có thể lắng nghe người khác với lòng từ bi.
Và họ chuyển hóa sự căm ghét thành tình yêu.
Sự kì diệu của việc chuyển hóa luôn xảy ra trong những khóa tu của chúng tôi.
thậm chí ngay cả khi một trong hai người không tham dự khóa tu.
Bởi vì, sau năm ngày thực tập, bạn có thể sử dụng điện thoại
để thực tập nói lời ái ngữ, lắng nghe và hòa giải với người ở nhà.
Điều kì diệu đó xảy ra trong mỗi khóa tu.
Thầy nhớ khóa tu ở Oldenburg, miền Bắc nước Đức.
Thầy nói, " Thưa Đại Chúng"
"Đây là ngày thứ năm của khóa tu này và bạn đã được học rất nhiều"
" Bây giờ bạn phải thực tập để hòa giải với người khác."
"Nếu người đó cũng ở trong khóa tu, điều đó thật dễ dàng"
"Bởi vì anh ấy hoặc cô ấy cũng được học và họ cũng thực tập"
"Nhưng nếu người ấy không ở đây, bạn có thể dùng điện thoại của bạn"
"và thực tập lắng nghe và nói những lời ái ngữ"
Bạn nói:
"Cha" hoặc "Me" hoặc " Anh yêu/Em yêu"
"Con biết rằng trong nhiều năm qua, cha/mẹ đã khổ đau nhiều."
"Con đã không có khả năng giúp đỡ ba mẹ để ba mẹ ít khổ đau hơn"
"Trên thực tế, con còn làm cho tình trạng của ba mẹ khó khăn hơn"
"Cái cách mà con phản ứng đã làm cho ba mẹ đau khổ hơn. Con xin lỗi"
" Con không có ý định làm ba mẹ đau khổ"
"Chỉ bởi vì con chưa thấu hiểu ba mẹ"
"Con không nhìn thấy những khổ đau trong ba mẹ"
"Con không cố tình làm ba mẹ đau khổ"
"Con không muốn làm ba mẹ đau khổ và con cần ba mẹ giúp con"
"Ba mẹ hãy giúp con hiểu những đau khổ của ba mẹ"
"Để con không còn phản ứng như trong quá khứ"
" Xin ba mẹ hãy nói cho con nỗi khổ đau của ba mẹ"
"Xin hãy nói cho con nỗi niềm của ba mẹ"
"Con thực sự muốn biết"
"Và nếu ba mẹ không giúp con, ai sẽ giúp con đây? Vì thế, con xin ba mẹ..."
Khi bạn nói những lời này tức là bạn đã nói những lời ái ngữ
Và bạn đã mở trái tim mình ra với người khác
Người đó sẽ nói cho bạn những khổ đau trong trái tim của họ.
Và bạn có thể thực tập như một vị Bồ Tát
lắng nghe với tất cả lòng từ bi
Thậm chí ngay cả khi người khác nói những điều không chính xác, cũng đừng ngắt lời họ.
Nếu bạn làm thế, bạn đã biến việc lắng nghe thành tranh luận. Điều đó không tốt.
Bạn nói với bản thân mình rằng"
"Tôi đang thực tập như một vị Bồ Tát, lắng nghe với lòng từ bi"
"Mục đích của tôi là lắng nghe thế nào để đối phương cảm thấy đau khổ ít hơn"
"Vì thế, tôi sẽ không ngắt lời người ấy"
"Nếu người ấy nói gì chưa chính xác, tôi sẽ đợi đến vài ngày sau"
"Và tôi sẽ đưa cho người ấy một vài thông tin"
"để người ấy có thể thay đổi nhận thức của người ấy, nhưng không phải bây giờ."
Điều này được gọi là " Từ bi quán"
Từ bi quán, thở vào và thở ra
sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân.
Vì thế những gì người khác nói sẽ không kích động bạn
và làm cho bạn nổi điên lên.
Điều đó thật tuyệt vời.
Từ bi quán sẽ bảo vệ bạn.
sẽ không để cho những lời nói của người khác làm bạn kích động hay bực mình.
Bạn có thể lắng nghe đối phương trong nửa giờ , một giờ mà không hề ngắt lời.
Và điều đó có thể giúp người đó cảm thấy bớt đau khổ hơn ngay lập tức.
Vì thế cách thực tập lắng nghe với lòng từ bi và sử dụng ái ngữ
có thể giúp khôi phục lại truyền thông và hòa giải.
Vì vậy, trong khóa tu đó, Thầy nói:
"Các bạn thân mến, các bạn có thời gian đến tận nửa đêm để thực hành việc đó"
"Hãy sử dụng điện thoại của bạn."
Và vào ngày sau đó, có bốn quý ông người Đức đã đến và kể cho Thầy nghe rằng,
họ đã gọi điện để hòa giải với ba họ
vào đêm hôm qua.
Và một trong những người đó nói: " Thưa Thầy, điều đó thật tuyệt vời."
"Trước khóa tu, con không tin rằng con có thể nói chuyện với ba con theo cách đó."
"Con đã rất tức giận ông ấy."
"Con thậm chí đã nghĩ rằng con không muốn làm gì cùng ông ấy nữa."
" Vậy mà, sau năm ngày thực tập, tối qua, con thở vào và thở ra
để nhận thấy nỗi khổ đau của ba con, con đã gọi ông ấy."
"Và bỗng nhiên con nhận ra con có khả năng nói những lời ái ngữ với ông."
"Ba ơi, Con biết rằng ba đã đau khổ rất nhiều trong những năm qua."
"Con đã quá bướng bỉnh. Cách con phản ứng làm ba đau khổ hơn."
"Con xin lỗi ba."
Anh ấy đã có thể nói những điều như thế.
Và cánh cửa nơi trái tim của ba anh ấy đã được mở ra.
Họ đã nói chuyện với nhau trong vòng một giờ và họ đã làm lành.
Và anh ấy nói: "Sau khóa tu này, con sẽ quay về và ghé thăm ba con."
Chúng ta đều biết rằng có rất nhiều người trong khóa tu đã làm như thế.
Nhưng họ không đến để kể cho thầy nghe.
Cảm ơn con vì đã đặt câu hỏi.
(Thức chuông)
(Chuông)