Tôi sẽ kể cho các bạn nghe
về một nỗi ưu phiền của tôi.
Và tôi tin là khá nhiều thính giả ở đây
cũng đang đồng cảnh ngộ.
Mỗi khi tôi tham quan một buổi triễn lãm,
với các căn phòng treo đầy tranh vẽ,
chỉ sau khoảng 15 hay 20 phút,
tôi nhận ra mình
không nghĩ về các bức tranh.
Tôi không thấu hiểu được chúng.
Thay vào đó, tôi nghĩ về
một li cà phê
để giúp tôi thoát khỏi cơn buồn ngủ.
Tôi mắc hội chứng
mệt mỏi khi ở phòng tranh.
Có bao nhiêu bạn ở đây
cũng bị giống như tôi vậy?--
đúng vậy. Ha ha, ha ha!
Đôi lúc bạn có thể
chịu đựng được lâu hơn
hơn 20 phút, hay thậm chí ngắn hơn,
nhưng chúng ta đều đang
mắc cùng một căn bệnh.
Các bạn có cảm thấy điều gì có lỗi không?
Với tôi, tôi ngắm những
bức tranh trên tường
và nghĩ, một ai đó
đã quyết định đặt chúng ở đây,
họ cho rằng chúng
xứng đáng được trưng bày,
nhưng không phải lúc nào
tôi cũng thấy như vậy.
Thật ra, tôi gần như chẳng bao giờ
thấy như vậy cả.
Thế rồi tôi rời đi mà chẳng vui vẻ gì.
Tôi cảm thấy có lỗi và buồn bản thân,
thay vì đổ lỗi cho bức tranh,
tôi đổ lỗi cho bản thân mình.
Và rời triển lãm như vậy thì
chẳng vui vẻ gì cả.
(Cười)
Vấn đề là tôi nghĩ chúng ta
cần phải thả lỏng một chút.
Thử tưởng tượng mỗi khi tới nhà hàng,
khi bạn cầm thực đơn, bạn có muốn gọi
tất cả các món ăn trên đó không?
Không hề! Bạn sẽ chọn lựa.
Nếu bạn ra cửa hàng mua một chiếc sơ mi,
Chẳng lẽ bạn sẽ mặc thử mọi chiếc áo
và muốn mua tất cả chúng?
Dĩ nhiên là không, bạn sẽ lựa chọn cẩn thận.
Đó là chuyện bình thường.
Vậy tại sao ta lại không thể "chọn lọc"
mỗi khi tới các buổi triển lãm tranh chứ?
Tại sao ta lại phải đồng cảm
và thấu hiểu mọi bức tranh?
Tôi đang thử một cách tiếp cận mới.
Tôi làm 2 điều:
Khi tôi tới một buổi triển lãm,
lúc đầu tôi đi khá nhanh,
cố gắng liếc qua mọi thứ,
và ghi nhớ những bức tranh
khiến tôi đứng lại vì lý do gì đó.
Tôi không rõ tại sao chúng lại
thu hút tôi, nhưng
có thứ gì đó hút tôi
như một thỏi nam châm
khiến tôi bỏ qua những bức tranh khác
mà chỉ chăm chú vào bức tranh đó.
Cho nên điều đầu tiên tôi làm là
tìm cách tự chữa bệnh cho mình.
Tôi chọn ra một bức tranh.
Có thể chỉ là một trong số 50 bức.
Điều thứ hai tôi làm là
đứng trước bức tranh ấy,
và tự kể một câu chuyện về nó.
Tại sao lại kể chuyện?
Tôi nghĩ chúng ta được kích thích,
ADN loài người kích thích ta làm vậy.
Chúng ta lúc nào cũng
kể chuyện về mọi thứ,
và tôi nghĩ ta làm vậy vì thế giới này
là một nơi khá điên rồ và hỗn loạn,
nên đôi lúc những câu chuyện giúp ta
giải thích đôi chút về thế giới.
cố gắng làm mọi thứ rõ ràng hơn.
Vậy tại sao lại không ứng dụng điều đó
khi đi xem tranh?
Giờ tôi đang có một thứ giống như
kiểu thực đơn khi tham quan phòng tranh.
Có 3 bức tranh tôi muốn cho các bạn xem,
những bức tranh khiến tôi phải dừng bước
và muốn kể những câu chuyện về chúng.
Tấm đầu tiên cần được giới thiệu
một chút --
"Cô gái đeo hoa tai ngọc trai"
của Johannes Vermeer,
một họa sĩ Hà Lan thế kỷ 17.
Đây là bức vẽ lộng lẫy nhất.
Tôi đã thấy nó lần đầu năm 19 tuổi,
và tôi đã lập tức ra ngoài
mua ngay một bức,
thực ra tới giờ tôi vẫn còn giữ nó.
30 năm qua nó vẫn được treo trong nhà tôi.
Nó đồng hành với tôi mọi nơi,
chưa bao giờ tôi thấy chán bức tranh đó.
Lúc đầu, thứ khiến tôi phải dừng bước
chỉ là những mảng màu tuyệt đẹp
mà vị họa sĩ sử dụng
và ánh sáng ở khuôn mặt cô.
Nhưng thứ khiến tôi xem lại
năm này qua năm khác,
lại là một điều khác,
và đó là cái nhìn trên khuôn mặt cô gái,
một sự mâu thuẫn trên khuôn mặt.
Tôi không biết cô ấy đang vui hay buồn,
và có lúc tôi thấy cô ấy vui,
khi thì lại thấy cô ấy buồn.
Nên nó đã khiến tôi xem lại nhiều lần.
Một ngày nọ,
sau 16 năm kể từ khi treo bức tranh.
Tôi nằm trên giường và nhìn cô gái ấy,
và đột nhiên nghĩ, người họa sĩ
đã làm gì khiến cô ấy có biểu cảm đó.
Và đó là lần đầu tiên tôi cho rằng
biểu cảm trên mặt cô ấy phản ảnh
suy nghĩ của cô về người họa sĩ.
Trước đó tôi luôn mặc định rằng
đây là bức chân dung một cô gái.
Nhưng giờ tôi lại nghĩ đây
là một bức chân dung về một mối quan hệ.
Rồi tôi lại nghĩ, mối quan hệ đó là gì?
Thế là tôi bắt đầu tìm hiểu. Sau khi
nghiên cứu, tôi phát hiện
chẳng ai biết cô ấy là ai cả.
Thực tế thì chẳng ai biết
những người mẫu
trong các tác phẩm của Vermeer là ai cả,
và chúng ta biết rất ít về chính Vermeer.
Điều này khiến tôi thốt lên, "Tuyệttt!"
Tôi có thể làm mọi thứ mình muốn
và tưởng tượng ra bất kỳ câu chuyện nào.
Và đây là cách tôi đã vẽ ra câu chuyện.
Đầu tiên, tôi nghĩ,
tôi phải để cô ấy vào trong nhà.
Làm sao để Vermeer quen biết cô ấy?
Chà, cũng có người cho rằng
cô gái này là cô con gái 12 tuổi của ông.
Người con 12 tuổi vào
lúc ông vẽ bức tranh.
Và tôi nghĩ, không, cái nhìn
rất thân thiết
nhưng không phải của con gái dành cho cha.
Hơn nữa, trong tranh Hà Lan thời đó,
nếu miệng của người phụ nữ để mở,
thì điều đó ám chỉ việc quan hệ.
Như vậy sẽ không thích hợp khi Verneer
vẽ hình con gái ông ta như vậy.
Cho nên đó không thể là con gái ông,
nhưng
thân thiết với ông, vô cùng thân thiết với ông.
Chà, trong nhà còn có thể có ai khác đây?
Người hầu, một cô hầu đáng yêu.
Cô ấy ở trong nhà.
Làm sao để đưa cô ấy vào xưởng vẽ đây?
Chúng ta không biết nhiều về Vermeer,
chỉ biết đôi chút,
nhưng mà ta biết chắc là
ông đã cưới một phụ nữ Công giáo,
và sống với mẹ vợ
trong căn nhà mà
ông có một phòng riêng
và cũng là xưởng vẽ của ông.
Ông còn có 11 đứa con.
Đó chắc hẳn là một ngôi nhà
lộn xộn, ồn ào.
Và nếu bạn từng xem qua
tranh của Vermeer,
bạn chắc biết là chúng
cực kì trầm lắng và yên tĩnh.
Làm sao một họa sĩ vẽ được những
tranh như vậy khi có 11 đứa trẻ vây quanh?
Ông đã tách khỏi cuộc sống.
Ông vào xưởng vẽ, và nói,
"Không ai được vào đây.
Ngay cả vợ và con cái.
Trừ cô hầu có thể vào quét dọn thôi."
Cô ấy vào xưởng vẽ. Ông để cho cô vào
và họ ở cùng nhau.
Và ông đã quyết định vẽ cô ta.
Ông bảo cô gái mặc trang phục đơn giản.
Tất cả, hoặc gần như tất cả những
phụ nữ trong tranh của Vermeer
mặc những loại trang phục
bằng nhung, lụa, da rất xa xỉ.
Bức tranh rất giản dị nhưng có một thứ
không hề đơn sơ
chính là đôi hoa tai ngọc trai của cô gái.
Nếu là một người hầu,
cô ta không thể mua nổi
một đôi hoa tai ngọc trai được.
Cho nên đó chắc chắn không phải của cô ấy.
Vậy là của ai đây?
Chúng ta tình cờ biết được danh sách
trang phục của người vợ Cathrina.
Trong số đó là áo khoác vàng có lông trắng
áo vạt vàng đen
và bạn sẽ thấy nhiều quần áo loại này
trong những bức tranh khác,
nhiều người phụ nữ khác nhau trong
các bức tranh của Vermeer.
Cho nên rõ ràng là quần áo của người vợ
được đưa cho nhiều người phụ nữ khác.
Không phải là vô căn cứ khi tin là
đôi hoa tai ngọc trai đó thật sự
thuộc về vợ của ông.
Vậy là chúng ta đã có đầy đủ mọi tình tiết
cho câu chuyện.
Cô gái ở trong xưởng cùng ông
trong một thời gian dài.
Phải mất rất lâu để vẽ
những bức tranh.
Họ đã dành khoảng thời gian riêng với nhau.
Cô gái đeo hoa tai ngọc trai của vợ ông.
Cô lộng lẫy. Cô rõ ràng là đang yêu ông.
Cô cảm thấy mâu thuẫn.
Và vợ ông có biết không? Có lẽ là không.
Và nếu bà không biết, hưm -
thì đó mới là câu chuyện chứ.
(Cười)
Bức tranh kế tiếp mà tôi sẽ đề cập
có tên là "Cậu bé xây ngôi nhà
bằng các quân bài" của Chardin.
Một họa sĩ người Pháp ở thế kỉ 18,
nổi tiếng với tranh tĩnh
nhưng ông thỉnh thoảng cũng
vẽ về con người.
Trên thực tế, ông đã vẽ 4 phiên bản
khác nhau của bức tranh này,
các cậu bé khác nhau xây nhà bằng
những lá bài, tất cả các bản đều
được trau chuốt.
Tôi thích phiên bản này nhất,
vì một vài cậu khác
hơi già và cậu khác thì hơi trẻ, với tôi,
bức tranh này
là hợp lí nhất.
Cậu không hẳn là một cậu bé nhưng cũng
chưa hoàn toàn là một người đàn ông.
Ở cậu có một sự cân bằng tuyệt vời giữa
sự ngây thơ và trải nghiệm,
và điều đó khiến tôi phải
dừng chân trước bức tranh này.
Và tôi nhìn gương mặt của cậu.
Có nét giống với tranh của Vermeer.
Ánh sáng đến từ phía bên trái,
và gương mặt cậu hòa cùng ánh sáng rực rỡ.
Ngay chính giữa bức tranh,
khi nhìn vào, tôi phát hiện
khi tôi ngắm nó,
tôi như đứng trong tranh đó.
"Hãy nhìn vào tôi. Làm ơn nhìn tôi."
Và cậu ta không nhìn tôi
mà vẫn chăm chú vào những quân bài
và đó là một trong những nét quyến rũ
của bức tranh
khi cậu quá mải mê vào những gì
mình đang làm mà không để ý đến chúng ta.
Và theo tôi, đó là đặc điểm của một kiệt tác
của một bức tranh khi còn thiếu độ phân giải.
Cậu sẽ không bao giờ nhìn tôi.
Nên tôi đã nghĩ về
một câu chuyện,
nếu tôi ở vị trí đó thì ai có thể
ở đấy nhìn cậu ta?
Không phải họa sĩ,
tôi không muốn nghĩ như vậy.
Tôi cho rằng đó là bản thân cậu khi lớn hơn.
Một người đàn ông, người hầu,
người hầu già đang nhìn vào người hầu trẻ,
nói rằng, "Hãy nhìn vào tôi,
tôi muốn cảnh báo
điều bạn sắp phải trải qua.
Làm ơn hãy nhìn tôi."
Nhưng cậu không bao giờ làm như vậy cả.
Và vì tranh thiếu độ phân giải, tương tự
trong "Cô gái đeo hoa tai ngọc trai" -
chúng ta không biết
cô đang vui hay buồn.
Tôi đã viết cả một cuốn tiểu thuyết về cô
và tôi vẫn không biết
cô đang vui hay buồn.
Và hết lần này đến lần khác,
tôi nhìn lại bức tranh,
tìm kiếm đáp án, tìm kiếm câu chuyện để
lấp vào khoảng trống đó.
Và chúng ta có thể bịa ra một câu chuyện để
tạm thời thỏa mãn chúng ta,
nhưng không hẳn là vậy, và lần nữa
chúng ta lại xem lại hết lần này đến lần khác.
Bức tranh cuối cùng tôi muốn nhắc đến
có tên là "Ẩn danh" của một người
khuyết danh. (Cười)
Đây là chân dung Tudor
được Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia mua.
Họ từng nghĩ người đàn ông này
là Sir Thomas Overbury,
và sau đó họ phát hiện đây không phải ông,
và họ cũng không biết đây là ai.
Bây giờ, tại Bảo Tàng Chân Dung Quốc Gia,
nếu bạn không biết lai lịch bức tranh
thì xem chỉ tốn công vô ích mà thôi.
Họ không thể trưng bày bức tranh,
vì không biết người trong tranh là ai.
Vậy nên, thật không may là bức tranh không lai lịch rõ ràng này phải dành nhiều thời gian trong nhà kho,
cùng với một số đông
những tranh không có lai lịch rõ ràng khác,
một vài bức trong chúng rất đẹp.
Bức tranh này khiến tôi phải
dừng chân vì 3 lí do:
Thứ nhất là sự thiếu nhất quán
giữa miệng và mắt
miệng cười nhưng đôi mắt thật đăm chiêu.
Người này không vui, và tại sao lại như vậy?
Điều thứ hai thật sự thu hút tôi
là đôi gò má đỏ hồng của anh ta.
Anh ta đang đỏ mặt.
Anh ta ngại vì được vẽ chân dung!
Đây chắc là anh chàng lúc nào cũng đỏ mặt.
Anh ta đang nghĩ gì mà phải đỏ mặt như thế?
Điều thứ ba khiến tôi dừng chân lại
chính là chiếc áo chẽn
vô cùng lộng lẫy của anh ta.
Những chiếc nút xinh đẹp màu xám bằng lụa.
Và bạn biết nó khiến tôi nghĩ về gì không
đó chính là một thứ ấm áp phồng lên,
giống như tấm chăn lông vịt trải giường.
Tôi tiếp tục nghĩ về chiếc giường
và đôi gò má đỏ ửng,
và dĩ nhiên tôi lại nghĩ về chuyện tình dục
khi nhìn vào anh ta,
và tôi nghĩ, liệu đó có phải là
điều mà anh ta cũng nghĩ đến?
Và tôi nghĩ nếu như
tôi tạo ra một câu chuyện
thì chi tiết cuối cùng
nên đưa vào là gì?
À, điều gì khiến
một quí ông thời Tudor bận tâm?
Và tôi nghĩ, à, Henry VIII, đúng vậy.
Ông bận tâm vấn đề thừa kế
và người thừa kế của mình.
Ai sẽ kế thừa tên tuổi
và tài sản của ông đây?
Bạn ghép tất cả chúng lại với nhau,
và bạn có câu chuyện của mình
để lấp đầy khoảng trống
khiến bạn cứ phải mãi xem lại.
Và đây là câu chuyện.
Nó ngắn thôi.
"Rosy"
Tôi vẫn đang mặc áo chẽn thêu kim tuyến
mà Caroline đã tặng tôi.
Đó là một chiếc áo cổ cao đơn giản,
tay áo tách rời
và những chiếc nút bằng
vải lụa xoắn phức tạp,
đặt sát nhau để giữ ấm
Chiếc áo chẽn khiến tôi liên tưởng đến
khăn phủ trên chiếc giường lớn.
Có lẽ đó chính là sự sắp đặt.
Tôi mặc nó lần đầu vào buổi tối thịnh soạn
mà ba mẹ cô ấy tổ chức để mừng chúng tôi.
Trước khi đứng lên phát biểu thì tôi đã biết
là đôi gò má của tôi sẽ đỏ ửng lên rồi.
Tôi luôn rất dễ xúc động,
do thể chất,
do rượu vang, do xúc cảm dâng trào.
Khi tôi còn là một cậu bé, chị em
và những cậu bạn ở trường hay trêu chọc tôi,
nhưng Gerge thì không làm vậy.
Chỉ có George mới có thể gọi tôi là Rosy.
Tôi sẽ không cho phép bất cứ ai khác gọi thế.
Cậu đã cố tìm cách để làm
ngôn từ trở nên mềm mại.
Khi tôi báo tin, George tỏ ra không vui
mà gương mặt lại hóa xanh xao
như chiếc áo chẽn của tôi vậy.
Cậu ấy lẽ ra không nên ngạc nhiên như vậy.
Đã có lời đồn
rằng tôi sẽ kết hôn cùng em họ của cậu ấy.
Nhưng khó mà nghe
những lời này trên thực tế.
Tôi biết, tôi hầu như không thốt nên lời.
Sau đó, tôi thấy George trên bậc thang
đang quan sát khu vườn bếp.
Mặc dù uống rất nhiều
nhưng trông cậu ấy vẫn rất xanh xao.
Chúng tôi đứng cạnh nhau và quan sát
những cô hầu cắt rau diếp.
"Cậu nghĩ gì về
chiếc áo chẽn của tôi?" - tôi hỏi.
Cậu liếc nhìn tôi "Cổ áo đó có vẻ
siết chặt cậu quá."
"Chúng ta vẫn còn gặp nhau mà" -
tôi nhấn mạnh.
"Chúng ta vẫn có thể đi săn, chơi bài
và lên điện cùng nhau.
Không gì thay đổi cả."
George đã im lặng.
"Tôi đã 23 tuổi rồi. Đã đến lúc tôi phải kết hôn
và có người thừa kế.
Đó là điều hiển nhiên mà."
George rót một li rượu vang khác
và chuyền sang cho tôi.
"Chúc mừng đám cưới sắp tới
của cậu nha James.
Tôi chắc các cậu sẽ hạnh phúc lắm."
Cậu ấy không bao giờ gọi tôi
bằng tên Rosy nữa.
Cảm ơn.
(Vỗ tay)
Cảm ơn.
(Vỗ tay)