Tôi muốn kể về một cuộc chiến đã rơi vào quên lãng Đó là một sự kiện hiếm khi được các tờ báo đưa lên trang nhất. Nó xảy ra ngay tại đây, ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô. Hiện giờ, đa số những ai không ở Châu Phi đều không biết tới chiến tranh Công-gô. Vậy hãy để tôi kể bạn nghe đôi điều về nó. Xung đột ở Công-gô là sự kiện đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Nó gây ra gần 4 triệu cái chết, và dẫn tới tình trạng mất ổn định ở phần lớn vùng Trung Phi trong 18 năm qua. Nó là cuộc khủng hoảng về vấn đề nhân đạo lớn nhất đang xảy ra trên thế giới. Đó là lý do tôi đến Công-gô lần đầu tiên vào năm 2001 như một nhân viên cứu trợ nhân đạo trẻ. Và ở đó tôi đã gặp một cô gái cùng tuổi. Cô ấy là Isabelle. Dân quân địa phương đã tấn công làng của Isabelle. Họ giết rất nhiều đàn ông, hãm hiếp nhiều phụ nữ. Họ cướp đi tất cả mọi thứ. Và sau đó, họ muốn bắt Isabelle, nhưng chồng cô ấy đã ngăn họ và anh ta nói, "Không, đừng bắt Isabelle. Thay vào đó hãy bắt tôi này." Vậy là anh ta biến mất vào rừng sâu với dân quân, và Isabelle chẳng bao giờ gặp lại anh ấy lần nữa . Bởi vì những người như Isabelle và chồng của cô ấy nên tôi đã dành hết sự nghiệp để nghiên cứu cuộc chiến tranh này - một cuộc chiến tranh mà chúng ta còn biết quá ít. Mặc dù có đôi điều về Công-gô mà có thể bạn đã nghe qua, như là những câu chuyên về khoáng sản và hiếp dâm. Những tuyên bố chính trị và các báo cáo truyền thông đều thường tập trung vào nguyên nhân cơ bản gây ra bạo lực ở Công-gô, đó là khai thác và buôn bán bất hợp pháp tài nguyên thiên nhiên - - những thứ đã dẫn tới hậu quả là lạm dụng tình dục phụ nữ và thiếu nữ như một vũ khí chiến tranh. Hai vấn đề này thật sự quan trọng và nhức nhối vô cùng. Nhưng hôm nay tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện khác với mục đích nhấn mạnh vào nguyên nhân chủ yếu của cuộc xung đột đang diễn ra. Bạo lực ở Công-gô bắt nguồn tư những mối bất hòa ở các địa phương, mà những nỗ lực vì hòa bình trên thế giới không thể nào hóa giải được. Có một sự thật là Công-gô không chỉ được biết đến bởi cuộc khủng hoảng nhân đạo tệ nhất đang tiếp diễn, mà còn bởi vì nơi đây là cái nôi của những nỗ lực quốc tế nhằm xây dựng hòa bình trên thế giới. Công-gô là nơi đặt trụ sở lớn nhất và được đầu tư nhiều nhất trong số những trụ sở gìn giữ hòa bình thế giới của Liên Hợp Quốc. Đây cũng Châu Âu chọn đặt trụ sở hòa bình đầu tiên của mình, và cũng ở nơi đây, lần đầu tiên, Tòa án Hình sự Quốc tế quyết định khởi tố các lãnh chúa Công-gô. Năm 2006, khi Công-gô tổ chức cuộc bầu cử tụ do toàn quốc đầu tiên trong lịch sử, nhiều nhà quan sát cho rằng cái kết của bạo lực vùng miền cuối cùng cũng đã đến. Cộng đồng thế giới đã ca ngợi việc tổ chức thành công các cuộc bầu cử như một minh chứng cho kết quả từ những can thiệp quốc tế trong một đất nước đã từng thất bại. Tuy nhiên những tỉnh ở phía đông vẫn tiếp tục đối mặt với nạn di dân ồ ạt và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Không lâu trước khi tôi trở lại vào mùa hè vừa rồi, một cuộc tàn sát khủng khiếp xảy ra ở một tỉnh phía Nam Kivu. 33 người bị giết hại. Hầu hết là phụ nữ và trẻ em, và rất nhiều người bị đánh đập đến chết. Trong suốt 8 năm qua, chiến tranh ở các tỉnh phía đông thường nhen nhóm sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh mang quy mô toàn dân và quốc tế. Cơ bản là, cứ khi nào chúng tôi cảm thấy như đang đứng trên bờ vực của hòa bình, thì một cuộc xung đột nữa lại nổ ra. Tại sao? Tại sao những nỗ lực quốc tế to lớn kia lại thất bại trong việc giúp Công-gô gìn giữ hòa bình và an ninh lâu dài? Vâng, câu trả lời của tôi chủ yếu xoay quanh 2 sự việc tôi quan sát được. Thứ nhất: lý do chính của việc tiếp diễn bạo lực ở đây về cơ bản chính là do địa phương -- và khi nói tới "địa phương" tức là tôi đang đề cập đến cấp độ một cá nhân, một gia đình, một bộ lạc, một thành phố, một cộng đồng, một quận, đôi khi là một nhóm dân tộc. Ví dụ, bạn còn nhớ câu chuyện về Isabelle? Vâng, lý do mà dân quân tấn công làng của Isabelle là vị họ muốn chiếm lấy đất mà dân làng dùng để trồng trọt và sinh sống. Điều thứ 2 tôi quan sát được đó là: việc những nỗ lực hòa bình quốc tế thất bại trong việc giúp giải quyết những xung đột tại địa phương, chính là do "văn hóa xây dựng hòa bình" tại đây. Ý tôi muốn nói rằng, những nhà ngoại giao phương Tây và châu Phi, những nhà quyên góp và bảo vệ hòa bình từ Liên Hợp Quốc, thành viên của hầu hết các tổ chức phi chính phủ, hay những người đang cố gắng giải quyết các xung đột nói chung, tất cả đều nhìn về thế giới này theo 1 cách giống nhau. Và tôi đã là một trong số họ - tôi cũng đã từng chia sẻ cái "văn hóa" này, nên tôi hiểu nó có sức mạnh như thế nào. Khắp thế giới, và mọi khu vực có xung đột, văn hóa này khiến những nhà cải cách thấy rằng những nguyên nhân gây ra bạo lực chủ yếu xuất phát từ các yếu tố quốc gia và quốc tế. Nó cũng khiến chúng ta nghĩ rằng con đường tiến tời hòa bình đòi hỏi phải có một sự can thiệp bao quát từ trên xuống dưới để giải quyết những căng thằng của quốc gia và quốc tế. Và nó cũng khiến chúng ta nghĩ rằng vai trò của những nhà hoạt động ngoại quốc là tham gia vào các tiến trình gìn giữ hòa bình của quốc gia và quốc tế. Quan trọng hơn là, cái văn hóa chung này khiến các nhà xây dựng hòa bình quốc tế xem nhẹ các căng thẳng ở tầm vi mô trong khi chính chúng có thể làm lung lay các hiệp ước vĩ mô. Ví dụ, ở Công-gô, dựa theo cách họ đã được rèn luyện và tập huấn, quan chức Liên Hợp Quốc, nhà quyên góp, ngoại giao, những nhân viên của hầu hết các tổ chức phi chính phủ, đều nghĩ chiến tranh và các cuộc tàn sát là một vấn đề mang tính hệ thống. Với họ, bạo lực mà họ nhìn thấy là hậu quả của những căng thẳng giữa Tổng thống Kabila và những phe đối lập trong nước, bên cạnh những bất hòa giữa Công-gô, Rwanda và Uganda. Thêm vào đó, các nhà xây dựng hòa bình quốc tế xem những xung đột địa phương đơn giản là kết quả của các căng thẳng của quốc gia và quốc tế, từ việc chính quyền nhà nước thiếu uy quyền, và từ cái mà họ vẫn gọi là "xu hướng bạo lực cố hữu của người Công-gô". Văn hóa này cũng khởi đầu cho những can thiệp đến từ các cấp độ quốc gia và quốc tế, như thể đó là nhiệm vụ trước nhất của thành viên và nhà ngoại giao LHQ. Và nó thúc đẩy việc tổ chức các cuộc tổng tuyển cử - - điều được xem như một phương pháp tối ưu và là cơ chế quan trọng nhất trong tái thiết nhà nước hơn là các giải pháp xây dựng đất nước. Và điều này đang xảy ra không chỉ ở Công-gô, mà còn ở nhiều vùng xung đột khác. Nhưng hãy xem xét một cách sâu sắc hơn, về những nguyên nhân khác của bạo lực. Ở Công-gô, bạo lực đang tiếp diễn bị thúc đẩy không chỉ do nguyên nhân quốc gia, quốc tế mà còn bởi những kế hoạch, ý đinh lâu dài xuất phát từ các tầng lớp nhân dân, mà những người chủ mưu lại chính là các dân làng, tù trưởng, hay người đứng đầu các bộ lạc, Nhiều xung đột liên quan đến lợi ích chính trị, xã hội, kinh tế đặc trưng của từng địa phương. Ví dụ, có rất nhiều cuộc đấu tranh ở cấp độ làng hoặc quận huyện để tìm ra người sẽ lãnh đạo làng hoặc vùng dựa trên luật truyền thống, và tìm xem ai có thể điều khiển việc phân chia vùng đất và việc khai thác khoáng sản. Cuộc đấu tranh thường dẫn đến xung đột địa phương, ví dụ như trong ngôi làng hay lãnh thổ, và nó thường lan ra thành một cuộc đấu tranh diện rộng lan khắp cả tỉnh, và thậm chí sang cả các nước láng giềng. Như cuộc xung đột giữa dân Công-gô của dòng dỏi Rwanda và cộng đồng dân bản địa ở Kivus. Xung đột này bắt đầu vào những năm 1930 trong suốt chế độ thực dân Bỉ, khi hai cộng đồng dân cư địa phương tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền lực Tiếp đó, năm 1960, sau ngày Công-gô giành độc lập, xung đột lớn dần bởi các phe phái dù đã liên minh với chính trị gia trong nước, nhưng vẫn tiếp tục củng cố thế lực riêng trong địa phương. Và tiếp sau đó, vào thời điểm nạn diệt chủng năm 1994 ở Rwanda, các phe phái lại liên minh vởi quân đội Công-gô và Rwanda, nhưng vẫn tiếp tục mở rộng thế lực tại tỉnh Kivus. Từ đó trở đi, những tranh chấp tại địa phương về đất đai và quyền lực đã châm ngòi cho bạo lực, và thường xuyên làm ảnh hưởng đến những hiệp ước quốc gia và quốc tế. Giờ đây chúng ta có thể đang tự hỏi tại sao trong hoàn cảnh đó, những nhà bảo vệ hòa bình lại thất bại trong việc thực hiện những chương trình củng cố hòa bình địa phương? Câu trả lời chính là: do những tổ chức quốc tế đã xem nhẹ việc giải quyết các xung đột ở cấp độ cơ sở, địa phương, coi chúng không đáng kể, không quan trọng, không cần thiết. Chỉ riêng ý tưởng "tham gia giải quyết các vấn đề cấp địa phương" đã cơ bản đi ngược lại các chuẩn mực của "văn hóa" tôi đã đề cập tới, và thậm chí đe dọa đến quyền lợi của các tổ chức hòa bình. Thí dụ, Liên Hợp Quốc được xem như là một tổ chức ngoại giao mang tầm vĩ mô, và điều đó không cho phép họ tập trung vào các vấn đề mang tính địa phương. Kết quả là, kể cả những bất đồng trong nội bộ về "văn hóa" chung, hay những tác động bên ngoài, đều không thể khiến những nhà hoạt động quốc tế hiểu rằng: họ nên thay đổi suy nghĩ về bạo lực và cách họ nên can thiệp. Hiện giờ, mới chỉ có rất ít trường hợp ngoại lệ. Dù đã xuất hiện những ngoại lệ, nhưng chúng vẫn còn quá ít so với mô hình chung hiện nay. Để tóm lại vấn đề, những gì mà tôi vừa kể là câu chuyện về cách "văn hóa xây dựng hòa bình" đang thịnh hành đã hình thành nên suy nghĩ của những người trong cuộc về bạo lực và hòa bình và mục tiêu của các can thiệp như thế nào. Những suy nghĩ đó khiến những nhà xây dựng hòa bình bỏ qua các nền tảng cấp vi mô đóng vai trò thiết yếu để xây dựng hòa bình bền vững. Sự thiếu quan tâm tới các vấn đề địa phương đã dẫn tới hậu quả tức thời là hòa bình không đủ vững mạnh, và xa hơn là nguy cơ tái bùng nổ chiến tranh. Điều quan trọng ở đây là: những phân tích này có thể giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân của rất nhiều xung đột cũng như tại sao nỗ lực quốc tế lại thất bại ở Châu Phi, hay ở bất cứ đâu. Xung đột địa phương thường là nguyên nhân của chiến tranh và bạo lực sau chiến tranh ở các nước từ Afghanistan tới Sudan, tới Đông Ti-mo. Nhưng cứ khi nào xuất hiện một giải pháp xây dựng hòa bình hiếm hoi vừa toàn diện, vừa bao quát, thì giải pháp đó sẽ rất thành công trong việc đảm bảo hòa bình bền vững. Ví dụ tiêu biểu nhất cho điều này là sự đối lập giữa bối cảnh hòa bình ở Somaliland có được từ việc gây dựng hòa bình từ dưới lên, từ cá thể tới tập thể, với tình trạng bạo loạn ở hầu khắp phần còn lại của Somalia, nơi mà các biện pháp hòa bình đang được triển khai từ trên xuống. Và còn rất nhiều trường hợp khác cho thấy việc giải quyết triệt để các xung đột làng xã địa phương có thể mang lại những thay đổi quan trọng. Vì thế, nếu chung ta muốn xây dựng hòa bình quốc tế, thì bên cạnh việc can thiệp từ trên xuống, chúng ta phải tìm cách giải quyết vấn đề từ dưới lên. Tôi không có ý nói rằng những căng thẳng quốc gia và quốc tế là điều nhỏ nhặt. Chúng không nhỏ chút nào! Và cũng không có ý muốn nói rằng xây dựng hòa bình quốc gia và quốc tế là điều không quan trọng. Chúng rất quan trọng là đằng khác! Tuy nhiên, chúng phải được triển khai ở cả hai cấp độ vi mô và vĩ mô, để có thể tiến đến hòa bình bền vững. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ, cùng với chính quyền và đại diện các cộng đồng địa phương, nên là nhân tố chính trong công cuộc xây dựng hòa bình từ riêng tới chung. Dĩ nhiên là sẽ xuất hiện rất nhiều trở ngại. Như là thiếu ngân sách đia phương, hoặc đôi khi thiếu các phương tiện hậu cần và năng lực chuyên môn cần thiết để xây dựng hòa bình địa phương một cách hiệu quả. Do đó, các nhà hoạt động nước ngoài nên mở rộng quỹ ngân sách và hỗ trợ cho các nỗ lực hòa bình địa phương. Còn riêng với Công-gô, có thể làm gì đây? Sau 2 thập kỷ đầy bạo loạn và cái chết của hàng triệu người, rõ ràng là đã đến lúc chúng ta phải đưa ra các giải pháp mới. Dựa trên những nghiên cứu thực địa của bản thân, tôi tin rằng những nhà hoạt động ở Công- gô và quốc tế nên quan tâm nhiều hơn tới việc giải quyết các trang chấp đất đai địa phương và thúc đẩy việc hòa giải và gắn kết các cộng đồng với nhau. Thí dụ, giữa các tỉnh ở Kivus, Tổ chức Cuộc sống và Hòa bình và những đối tác Công-gô đã thành lập diễn đàn liên kết cộng đồng để thảo luận về giải pháp đối với các tranh chấp đất đai địa phương. Những diễn đàn này cũng đã tìm ra cách giúp giải quyết trình trạng bạo lực. Và những chương trình như thế này chính là điều cần thiết hơn bao giờ hết cho các địa phương phía đông Công-gô. Với những chương trình này, chúng ta có thể giúp những người như Isabelle và chồng cô ấy. Những chương trình này không tạo ra phép màu gì cả, nhưng nếu chúng giúp hóa giải những nguyên nhân gốc rễ của bạo lực, thì đây quả thực là một thay đổi vĩ đại. Xin cám ơn. (Tiếng vỗ tay)