WEBVTT 00:00:06.231 --> 00:00:11.283 Bạn có thể không mấy để ý đến răng, nhưng chúng rất diệu kì. 00:00:11.283 --> 00:00:14.433 Chúng nghiền nát toàn bộ thức ăn trong suốt cuộc đời bạn, 00:00:14.433 --> 00:00:18.263 trong khi vẫn đủ chắc để không gãy vỡ. 00:00:18.263 --> 00:00:21.183 Và chúng được hình thành chỉ bằng các vật liệu thô 00:00:21.183 --> 00:00:24.403 từ thức ăn mà chúng nghiền nát ngay lần đầu tiên. NOTE Paragraph 00:00:24.403 --> 00:00:26.834 Điều gì ẩn sau sức mạnh đáng nể đó? 00:00:26.834 --> 00:00:31.313 Nhờ vào một cấu trúc khéo léo mà răng trở nên vừa cứng vừa bền. 00:00:31.313 --> 00:00:35.631 Độ cứng được coi là khả năng chống nứt gãy, 00:00:35.631 --> 00:00:39.444 còn độ bền ngăn vết nứt lan rộng. 00:00:39.444 --> 00:00:42.338 Có rất ít loại vật liệu có cả hai tính chất này. 00:00:42.338 --> 00:00:46.214 Chẳng hạn, thủy tinh cứng nhưng không bền, 00:00:46.214 --> 00:00:48.963 da thì bền nhưng không cứng. 00:00:48.963 --> 00:00:51.979 Răng có cả hai tính chất trên nhờ vào hai lớp: 00:00:51.979 --> 00:00:57.444 một lớp men rắn chắc bên ngoài, được làm gần như hoàn toàn bằng canxi photphat, 00:00:57.444 --> 00:01:00.632 và bên dưới là một lớp ngà cứng chắc hơn, 00:01:00.632 --> 00:01:04.293 được hình thành từ sợi hữu cơ khiến chúng trở nên dẻo dai. NOTE Paragraph 00:01:04.293 --> 00:01:08.201 Cấu trúc tuyệt vời này được tạo ra bởi hai loại tế bào: 00:01:08.201 --> 00:01:10.995 nguyên bào men tiết ra men răng 00:01:10.995 --> 00:01:14.075 và nguyên bào ngà tiết ra ngà. 00:01:14.075 --> 00:01:17.103 Khi răng hình thành, nguyên bào ngà di chuyển vào trong, 00:01:17.103 --> 00:01:21.554 trong khi nguyên bào men di chuyển ra ngoài và bong ra khi tới bề mặt. 00:01:21.554 --> 00:01:25.567 Ở men răng, quá trình này sản sinh ra các sợi dài và mỏng, 00:01:25.567 --> 00:01:28.934 mỗi sợi có đường kính khoảng 60 nanomet, 00:01:28.934 --> 00:01:32.295 bằng một phần nghìn bề dày một sợi tóc người. 00:01:32.295 --> 00:01:35.695 Chúng được xếp lại thành các que, 00:01:35.695 --> 00:01:38.393 hàng chục ngàn que trên mỗi milimet vuông, 00:01:38.393 --> 00:01:41.525 để tạo nên lớp men răng bảo vệ. 00:01:41.525 --> 00:01:45.264 Một khi quá trình này kết thúc, men răng không thể tự phục hồi, 00:01:45.264 --> 00:01:48.745 bởi tất cả các tế bào tạo nên chúng đã mất đi, 00:01:48.745 --> 00:01:52.224 thật may là men răng không dễ dàng bị phá hỏng. 00:01:52.224 --> 00:01:55.524 Nguyên bào ngà có quy trình phức tạp hơn. 00:01:55.524 --> 00:01:58.434 Không như nguyên bào men, chúng bám quanh, 00:01:58.434 --> 00:02:01.845 tiếp tục tiết ra ngà trong suốt cuộc đời. NOTE Paragraph 00:02:01.845 --> 00:02:05.176 Mặc dù răng của các loài động vật có vú đều có sự khác biệt, 00:02:05.176 --> 00:02:10.004 quá trình phát triển cơ bản của răng đều giống nhau, cho dù là sư tử, 00:02:10.004 --> 00:02:11.035 kangaroo, 00:02:11.035 --> 00:02:11.964 voi, 00:02:11.964 --> 00:02:13.566 hay chúng ta. 00:02:13.566 --> 00:02:17.074 Điều khác biệt là cách mà thiên nhiên tạo nên hình dạng của răng, 00:02:17.074 --> 00:02:19.389 thay đổi khuôn mẫu lúc trưởng thành 00:02:19.389 --> 00:02:23.234 và tạo hình để phù hợp với tập tính ăn uống của từng loài. 00:02:23.234 --> 00:02:28.513 Bò có răng hàm bằng phẳng với các gợn song song để nghiền cỏ cứng. 00:02:28.513 --> 00:02:34.192 Mèo có răng hàm sắc nhọn như lưỡi dao, để cắt thịt và gân. 00:02:34.192 --> 00:02:39.083 Lợn có răng dày và cùn, hữu ích khi nghiền hạt và rễ cứng. NOTE Paragraph 00:02:39.083 --> 00:02:41.502 Rất nhiều bộ răng hàm của động vật có vú hiện nay 00:02:41.502 --> 00:02:45.271 có thể bắt nguồn từ một hình thái chung gọi là "răng ba đỉnh", 00:02:45.271 --> 00:02:47.972 xuất hiện lần đầu tiên trong thời đại khủng long. 00:02:47.972 --> 00:02:51.961 Vào thế kỷ 19, nhà cổ sinh vật học Edward Drinker Cope 00:02:51.961 --> 00:02:55.442 đã phát triển mô hình cơ bản về cách tiến hóa của mẫu răng này. 00:02:55.442 --> 00:02:59.002 Ông giả định nó bắt đầu với một răng hình nón, 00:02:59.002 --> 00:03:02.382 như ta thấy ở nhiều loài cá, lưỡng cư và bò sát. 00:03:02.382 --> 00:03:06.892 Sau đó, các chỏm nhỏ được thêm vào, nên răng có ba đỉnh theo hàng ngang, 00:03:06.892 --> 00:03:10.634 xếp ngay ngắn từ trước ra sau, nối lại bằng các đỉnh. 00:03:10.634 --> 00:03:15.524 Qua thời gian, các chỏm bị đẩy khỏi hàng tạo thành vương miện tam giác. 00:03:15.524 --> 00:03:21.193 Những răng liền kề tạo nên các đỉnh theo hình ziczac để cắt và thái. 00:03:21.193 --> 00:03:25.114 Một phần thấp hơn hình thành phía sau của mỗi răng, 00:03:25.114 --> 00:03:27.721 là nền tảng cho việc nghiền. 00:03:27.721 --> 00:03:32.545 Cope nhận thấy, răng hàm ba đỉnh có vai trò như bước đầu tiên 00:03:32.545 --> 00:03:35.894 cho sự phát triển của các hình thái sau này, 00:03:35.894 --> 00:03:38.392 được định hình bởi nhu cầu tiến hóa. NOTE Paragraph 00:03:38.392 --> 00:03:40.899 Chuốt thẳng các đỉnh và loại bỏ phần sau, 00:03:40.899 --> 00:03:44.503 bạn có những chiếc răng nanh của mèo và chó. 00:03:44.503 --> 00:03:50.335 Loại bỏ đỉnh phía trước, nâng phần sau, bạn có răng hàm của người. 00:03:50.335 --> 00:03:53.495 Thêm một vài điều chỉnh, ta có răng của ngựa hay bò. 00:03:53.495 --> 00:03:58.084 Một số chi tiết trong giả thuyết trực giác của Cope đã được chứng minh là sai. 00:03:58.084 --> 00:03:59.975 Nhưng trong di tích hóa thạch, 00:03:59.975 --> 00:04:03.454 có những mẫu vật răng trông giống như ông dự đoán 00:04:03.454 --> 00:04:08.275 và ta có thể lần tìm hình dạng răng hàm nguyên thủy của tất cả động vật có vú. NOTE Paragraph 00:04:08.275 --> 00:04:11.743 Ngày nay, khả năng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng 00:04:11.743 --> 00:04:14.929 giúp động vật có vú sinh tồn trong môi trường sống 00:04:14.929 --> 00:04:17.045 trải dài từ đỉnh núi đến biển sâu, 00:04:17.045 --> 00:04:19.269 đến rừng mưa nhiệt đới và sa mạc. 00:04:19.269 --> 00:04:22.755 Thế nên, sự đa dạng sinh học mà ta có ngày hôm nay 00:04:22.755 --> 00:04:26.295 phần lớn là nhờ sức mạnh đáng nể và khả năng thích nghi 00:04:26.295 --> 00:04:30.045 của chiếc răng hàm bé nhỏ.