(nhạc mở đầu) Chào các bạn! Tôi là Laurie Santos Tôi dạy tâm lý học tại Đại học Yale, và hôm nay Tôi muốn thảo luận với bạn về định kiến Bài giảng này là một phần của loạt bài về định kiến trong nhận thức. Hãy tưởng tượng bạn đang thăm công viên Grand Canyon, và bạn quyết định và bạn quyết định đi bộ trên cầu vượt là một cây cầu lớn bằng kính lơ lửng trên mặt sông Colorado dữ dội Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đi ra giữa cây cầu vượt và nhìn xuống. Bạn nhìn thấy chân mình trên lớp kính trong suốt ở độ cao khoảng 1.219 mét Bạn nghĩ bạn sẽ cảm thấy như nào? Nếu bạn giống hầu hết mọi người thì bạn sẽ cảm thấy khá sợ hãi Tim đập mạnh hơn lòng bàn tay ra mồ hôi, có lẽ bạn còn bám chặt hơn vào rào chắn Nhưng thực ra bạn cảm thấy việc sợ hãi này khá kỳ lạ Nhìn chung, chiếc Cầu vượt này an toàn tuyệt đối Cây cầu được bắt vít cố định bằng hàng trăm dầm thép Cầu này cũng khỏe như những cây cầu có sàn không trong suốt, và thậm chí còn khỏe hơn nếu nó chỉ cao 121 mét, hay 12 mét hay thậm chí là 1,2 mét so với mặt nước Về cơ bản thì cây cầu này vững như các cây cầu bạn đã đi qua Bạn cũng có rất nhiều dữ liệu cho thấy mức độ an toàn của cây cầu này Mỗi năm có hàng nghìn khách đi qua cầu vượt này, và chưa một ai trong số họ bị ngã xuống cả Nó còn an toàn hơn đi qua đường hay lái ô tô, hoặc thậm chí đứng trên một ban công bình thường. Nhưng sao bạn lại sợ đến vậy? Điều gì đang diễn ra vậy? Việc bạn tin rằng cây cầu vượt này tuyệt đối an toàn không thống nhất với cảm giác rằng bạn có thể chết cho thấy sức mạnh của những gì được gọi là "định kiến" Định kiến là thái độ có dạng như niềm tin mang tính thói quen hoặc vô ý thức Đó là cách mà chúng ta phản ứng theo bản năng với những thứ ta thích hoặc, không thích theo bản năng, kể cả là những thứ rất quen thuộc Thuật ngữ "Định kiến" do nhà triết học Tamar Gendler đưa ra Bà quyết định dùng từ "định kiến" bởi vì định kiến khá giống với niềm tin nhưng khác ở chỗ định kiến mang cảm tính, liên tưởng, vô ý thức và phi lý Do đó bà gọi là "định kiến" Khi bạn đứng trên cây cầu vượt đó, bạn tin rằng mình được an toàn tuyệt đối Nếu không bạn đã không bước lên đó Nhưng bạn cũng đồng thời tin rằng bạn có nguy cơ rơi xuống vì thế lòng bàn tay mới toát mồ hôi Và đó là điều thú vị về định kiến Người ta không cần phải nghĩ về những gì ta thực sự tin là đúng, giống như thực tế là bạn sẽ tuyệt đối an toàn khi đi trên cầu vượt Vấn đề là thâm chí khi chúng ta nhận ra rằng định kiến không phản ánh thực tế rằng chúng không khớp với những gì ta tin là đúng, rằng chúng hoàn toàn bất hợp lý thì định kiến của chúng ta cũng không tiêu tan Dù sao thì chúng vẫn hiển hiện khắp nơi và lèo lái rất nhiều hành vi của ta Chính sự gắn kết này của định kiến khiến chúng rất lạ kỳ Đó là lý do khiến ta sợ hãi các bộ phim kinh dị như Hàm cá mập, ngay cả khi ta biết rằng con cá mập trong phim chỉ là một mớ nhựa Và nhà tâm lý Paul Rozin đã xuất sắc chỉ ra rằng đó là lý do chúng ta sẽ không muốn ăn một mẩu sô cô la ngon lành có hình như thế này. Và nhà khoa học về nhận thức Fiery Cushman đã chỉ ra rằng tại sao bạn không thích dùng búa để làm điều này, ngay cả khi bạn biết rằng bàn tay chỉ là nhựa Nhưng định kiến cũng tồn tại trong các tình huống nghiêm trọng hơn Nếu bạn đã sống trong một xã hội được hình thành trên những di sản về phân biệt chủng tộc, bạn có thể tin rằng người Mỹ gốc Phi và người da trắng đều bình đẳng, nhưng định kiến của bạn có thể phản ánh toàn bộ những định kiến ngầm về từng chủng loại Nếu bạn đã sống trong một xã hội nơi nam giới có khuynh hướng trở thành bác sĩ và nữ giới có khuynh hướng trở thành hộ lý thì bạn có thể tin rằng trong lĩnh vực khoa học nữ giới cũng giỏi như nam giới nhưng thành kiến của bạn có thể khác Và gần đây, nhiều nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng những thành kiến sai lệch có thể đóng vai trò lớn hơn trong các quyết định tuyển dụng hơn bạn tưởng Thế nên lần sau đừng ngần ngại chạm vào một con nhện nhựa, hay khóc vì một bộ phim buồn nhưng không có thật, hoặc thậm chí nhận ra chúng thì bạn sẽ biết rằng những thành kiến đầy sức mạnh của bạn đang thể hiện ra đấy