Khi nói về Metro Exodus, người ta thường gán nó với cụm từ "nhập vai" Nhưng chúng ta có ý gì khi dùng cụm từ đó? Bởi vì, đó vẫn là một cụm từ chưa thực sự được định nghĩa cụ thể Tôi từng thấy nó được dùng để nói về game với đồ họa vô cùng chân thực. Game kinh dị sinh tồn. Những tựa game VR. Thể loại immersive sims Và tôi từng thấy nó được dùng khi mà game thực sự cuốn hút, mọi người sẽ không còn để ý đến mọi thứ xung quanh nữa. Nó đúng là một cụm từ với hàm nghĩa rộng, thường được dùng trong những chiến dịch quảng cáo hơn là trong thiết kế game. Vậy nhưng, tôi hoàn toàn hiểu vì sao người ta lại nói Metro Exodus là nhập vai như vậy Bởi vì tựa game này đã đạt được điều mà tôi không thường được thấy ở những tựa game khác, khi mà tôi thực sự cảm thấy mình đang tồn tại trong thế giới của trò chơi. Thực ra, tôi đã từng thấy điều đó trong những game như Subnautica, STALKER: Shadow of Chernobyl, Event[0], and Far Cry 2. Và nó không đến mức mà tôi quên đi là mình chỉ đang ngồi ở trước TV, mà lại nghĩ rằng mình đang ngao du ở Châu Phi hay là ở nước Nga thời kì Hậu tận thế Tôi đâu có ngốc vậy chứ. Nhưng nó thực sự đem lại cảm giác được đặt chân đến đó, và lại còn vô cùng hiệu quả hơn rất nhiều tựa game khác. Và trong một năm đã có quá nhiều game về Hậu tận thế, bắn súng thế giới mở với hệ thống chế tạo và phương tiện di chuyển, Metro Exodus mới có thể tái hiện cảm giác đặt chân đển vùng đất chết đầy phóng xa. Vậy nên, trong video này, tôi muốn thoát khỏi những loạt game kia, và nhìn phân tích cụ thể về những thiết kế của nhà phát triển 4A Games, cách mà họ kéo chúng ta vào thế giới của Metro Exodus. Bây giờ, về toàn cảnh, hai tựa game Metro trước đây - Metro 2033 và Metro Last Light lấy bối cảnh tại Moscow hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh hạt nhân. Trên mặt đất đầu dẫy chết chóc, địa ngục trần gian với những loài sinh vật đột biến nhưng hệ thống đường tàu Metro là nơi an toàn, ấm cúng và tràn đầy sự sống. Đây là những tựa game bắn súng tuyến tính. Nhưng Exodus lại khá là khác. Lần này, người hùng Artyom và những người bạn quyết định rời khỏi Metro, và ngao du khắp nước Nga hoang tàn để tìm tới một nơi an toàn trên mặt đất để được sống. Đầu tiên là bằng đường bộ, sau đó họ có một con tàu. Trong hành trình, bạn sẽ dừng lại ở một vài địa điểm. Đôi khi những màn chơi tuyến tính sẽ được đem trở lại từ những tựa game trước. Nhưng những lúc khác, bạn sẽ được thả mình vào một thế giới mở, như vùng bờ sông Volga lạnh buốt, hay vùng sa mạc trước đây là biến Caspian giờ đã khô cạn. Và cũng trong những thế giới mở "nhỏ bé" này mà ta cảm nhận được sự nhập vai của Metro Exodus. Vậy đầu tiên, cũng rõ ràng là Metro Exodus khiến chúng ta nhập vai bằng cách nó rất hiếm khi khiến ta phải thoát ra khỏi thế giới của game. Bản đồ của bạn được gắn lên một miếng da và nhiệm vụ của bạn được chỉ dẫn bằng chiếc la bàn trên cổ tay của bạn. Và khi bạn cần chế tạo thứ gì, bạn sẽ lấy chiếc balo của mình xuống để lấy những vật liệu ra. Khi mà những tựa game khác sẽ làm những thứ trên hiển thị trong những menu hay HUD, Metro biến chúng thành dạng vật lý và các phần của thế giới, nghĩa là bạn chỉ thoát ra khỏi thế giới game là khi dừng game lại, hoặc là trong màn hình chờ. Và cũng có những cơ chế rất thú vị, như bạn hoàn toàn có thể bị tác động đến khi thực hiện những hành động này. Bạn không dừng trò chơi lại để chế tạo trong menu, mà bạn làm điều đó trong thời gian thực, trong thế giới ấy. Khi bạn cần chế một cái hộp cứu thương giữa một cuộc đấu súng, bạn cần phải tìm được chỗ nấp và lấy balo của mình xuống để chế một hộp kim tiêm hồi sức. Tất nhiên, cơ chế này hoàn toàn có thể bị làm quá lên. Tựa game Red Dead Redemption 2 thực sự tập trung vào sự chân thực và tác động vật lý với thế giới, với những animations quá chi tiết và cái menu khiến bạn phải lật từng trang của cuốn sách để mua mũ. Nhưng, sau khoảng thời gian dài, mọi thứ sẽ trở lên khó chịu, và nó cũng không thực sự liên kết đến những cơ chế thú vị hơn. Những vẫn còn những thứ khác trong lối thiết kế của Exodus. Thứ chúng ta thấy rất nhiều trong những tựa game thể giới mở là hệ thống nâng cấp. Bạn có được điểm theo tiến trình của game, và rồi bạn mở menu nâng cấp ra để mở khóa những skill mới từ những skill đơn giản đển sức mạnh siêu nhân. Tuy vậy, Exodus giữ mọi thứ trong thế giới của game: tức là những nâng cấp duy nhất của nhân vật là những thứ bạn có thể tìm được, như là một cái tâm ngắm bắn hay giảm thanh mà bạn tháo ra từ súng khác, hay những vật dụng hữu ích mà bạn tìm thấy dọc đường. Metro Exodus thực ra khá là giống game nhặt nhạnh, trong khi những tựa game khác thì lại thiêng về, mua bán hơn. Một yếu tố khác khiến Metro Exodus đạt được sự chân thực là cái cách nó khiến bạn phải để ý tới môi trường xung quanh và trạng thái của bạn. Cụ thể hơn, là những vật dụng của bạn luôn cần được sửa chữa Vậy nên mặt nạ phòng độc của bạn cần phải thay bộ lọc sau vài phút hay là những vết vỡ nứt cần phải được dán lại. Bạn có một khấu súng bơm hơi, và bạn cần trực tiếp bơm đầy nó bằng tay để có thể tiếp tục bắn. Những khẩu súng cũng cần được giữ vệ sinh, hoặc không chúng có thể bị kẹt giữa một trận đấu súng. Những vật dụng điện tử, như đèn soi hay kính nhìn đêm, cũng cần được sạc bằng bộ sạc khi chúng hết điện. Và máu của bạn cũng không tự hồi phục, nên bạn cần phải băng bó mình lại bằng hộp cứu thương. Sự liên kết với nhân vật như vậy khiến bạn luôn phải nghĩ về nhân vật của mình và những gì mình cần. Ta thường thấy những cơ chế này trong những tựa game sinh tồn, khi mà ta sẽ mất năng lượng và trở nên đói, và khi luôn phải nghĩ về bữa ăn tiếp theo của mình bạn sẽ nhập vai hơn vào tình huống đó. Tôi đồng tình,tuy nhiên, nhiều tựa game lại đẩy nó đi quá xa. Những thanh này cạn quá nhanh khiến bạn quá lo lắng vào việc mình sẽ hết năng lượng mọi lúc. Và thế là bạn không còn nghĩ về thế giới game nữa, nhưng những thanh trạng thái trong The Sims cũng đáng để học tập. Khía cạnh này Exodus cũng nhẹ nhàng hơn: Artyom không cần phải kiếm đồ ăn hay đi vệ sinh, và hình phạt duy nhất khi kế hoạch bại lộ cũng chỉ là những trở ngại không quá nghiêm trọng. Nhưng đủ để khiến để bạn phải để tâm, và khiến bạn để ý tới nhân vật hơn. Nguồn tài nguyên xung quanh cũng vậy. Bạn sẽ thường xuyên hết đạn trong game, đến mức bạn còn phải tính lượng đạn của mình trước khi bước vào một cuộc giao tranh bởi bạn sẽ cần kiểm soát lượng đạn đủ để bước ra khỏi đó còn sống. Nên có lẽ, để kẻ địch đi qua là tốt nhất. Bạn cũng có thể chế đồ, như đã nói, nhưng cũng có giới hạn. Đây không phải là game mà bạn có thể kiếm đủ đồ để ráp được cả chiếc trực thăng. Trong game chỉ có hai loại tài nguyên để chế tạo: kim loại và chất hóa học. Và vì mọi thứ chỉ đến cùng từ một nguồn, nên bạn sẽ phải đưa ra quyết định sẽ dùng những tài nguyên ấy vào việc gì. Bạn có cần hộp cứu thương? Đạn dược? Bộ lọc? Hay lựu đạn? Bạn không thể có tất cả được. Và Metro cũng giới hạn những thứ bạn có thể chế được tùy thuộc vị trí của bạn. Vì bạn có thể chế được đạn dược khi ở bàn chế tạo, thì thứ đạn duy nhất bạn có thể chế được khi ở ngoài là đạn bi cho khẩu súng bơm hơi. Nên bạn cũng cần suy nghĩ về những thứ bạn sẽ mang theo. Cách chính mà Exodus khiến bạn để ý môi trường xung quanh, không phải như những tựa game thế giới mở khác, hiển thị một đống icon nhiệm vụ trên bản đồ hay những điểm thu hút khác. Không. Trong Exodus, bản đồ của bạn trống rỗng (ngoại trừ dấu hỏi nhiệm vụ) và bạn có thể lựa chọn điền thêm vào. Bạn có thể kiếm một điểm cao, lấy chiếc ống nhòm ra, và tập trung vào những điểm xung quanh. Khi bạn đến được điểm đó, Exodus lại, lần nữa, làm khác so với những tựa game thế giới mở khác. Vậy, cách thứ ba để Exodus kéo bạn vào thế giới của nó, là không cho bạn biết đầy đủ thông tin về mọi chuyện đang xảy ra Bạn có thể thấy, khi bạn chơi Rage 2, game sẽ chỉ bạn chính xác vùng nào trên bản đồ ngay khi bạn đến được bán kính 100 mét xung quanh nó. Trong trường hợp là, nó là trại của bọn cướp. Và, giống như khoảng 20 cái trại của chúng nữa rải rác quanh đây, bạn sẽ biết rằng nơi này có một con số cụ thể kẻ xấu mà bạn cần phải tiêu diệt. Nó còn cho bạn biết những tài nguyên bạn có thể tìm được, bởi vì, ai lại không thích những danh sách ấy chứ? Nhưng Metro Exodus lại nổi bật lên là không cho bạn biết thông tin cụ thể về thế giới ấy. Vậy, ở đây, tôi đi qua một kho chứa máy bay bỏ hoang. Ở ngoài, tôi tìm thấy và tiêu diệt một con gargoyle đang bay trên không trung. Rồi tôi tiến vào trong, và phát hiện một đống quái vật, để rồi bất chợt nghe thấy một đám cướp dừng xe ở ngoài và hét vào tôi ở bên trong. Tôi phải đối đầu với chúng, có đến khi chỉ còn một tên và hắn đầu hàng. Tôi thực sự không rõ chuyện gì đã xảy ra, và thực sự không lường trước được điều này. Và tôi cũng không biết rằng tôi nhận được gì sau những thứ tôi vừa trải qua. Tôi vừa hoàn toàn nhập tâm vào trải nghiệm vừa rồi. Bởi vì khi nhà phát triển có những cơ chế trong game, nên họ có quyền cho người chơi thấy những gì họ muốn. Game như Rage 2 hay Far Cry New Dawn rất rộng lớn, nhưng những tựa game nhập vai khác có thể giấu những thông tin đi, khiến bạn khó có thể lường trước những gì sẽ xảy ra tiếp theo Nên, khi mà kẻ địch đã đầu hàng, bạn sẽ có câu hỏi... điều gì sẽ xảy ra nếu mình bỏ mặc họ? Liệu họ sẽ lén lút theo sau mình? Hay là chạy đi? Sẽ sao nếu mình kết liệu họ? Bạn sẽ không thể biết được đâu. Đây là một câu chuyện khác. Có lần đang lái xe ở vùng Caspian thì tôi bị tấn công bất ngờ bởi một nhóm cướp trên chiếc xe tải, và bị kéo vào một cuộc giao tranh nảy lửa Và rồi một lát sau tôi ngủ ở trong một ngôi nhà an toàn, để rồi bị đánh thức bởi kẻ địch đang bao vây tôi ở bên ngoài. Tôi thực sự không biết đây là những gì được dựng sẵn, hay là hệ thống được tạo nên bới AI nữa. Nhưng nó cũng không thực sự quan trọng nữa bởi hiệu ứng của nó cũng như vậy: chúng bất ngờ, khó đoán và đem lại khoảng khắc vô cùng căng thẳng. So sánh với thứ gì đó như nhân vật scavenger của tựa game như Far Cry New Dawn. Họ có icon hiện lên ở trên đầu và có dấu hiệu hiện lên ở trên góc màn hình. Nó rõ ràng là dấu hiệu đặc trưng của họ, và là thứ bạn sẽ gặp lặp đi lặp lại mãi sau này. Nó khiến mọi thứ mất tính chân thực và thiếu sáng tạo. Vậy nên, luôn cần tìm ra điểm cân bằng. Có những game quá bó hẹp vào hệ thống của họ đến mức chúng không thể thoát ra được. Và người chơi cũng cần lượng thông tin vừa đủ để đưa ra những kế hoạch và có thể ứng biến được khi chơi. Vậy nên không nên để mọi thứ quá ngẫu nhiên, nó nên khiến người chơi tìm ra được những quy tắc nhất định. Yếu tố cuối cùng, là phản ứng của người chơi Tôi tin là khi thế giới trở nên chân thực nhất, là khi nó có thể bằng cách hiệu quả, khiến bạn nhận thức về nhân vật và đưa ra quyết định. Metro Exodus thực sự làm rất tốt điều này. Bạn còn có thể hạ vũ khí xuống khi tiếp xúc người khác, và họ cũng nhận ra nó, có người còn cảm kích về điều đó nữa Và lựa chọn cứu người, như những nô lệ hay tù nhân, đều có những hậu quả sau này. Trong một lần ở Volga tôi cứu một vài người, và được đưa cho một chiếc chìa khóa Và lúc sau, tôi dùng chiếc chìa khóa đó để mở cánh cửa ở kho chứa tàu bị ngập để rồi tìm ra một bộ kính nhìn đêm Điều đó khiến tôi cảm thấy tuyệt vời, và bộ kính khiến tôi có ấn tượng mạnh trong suốt hành trình của tôi. Exodus cũng có những tuyến nhân vật nhờ bạn tìm đồ giúp họ như là một chiếc đàn guitar, hay một con gấu bông bị mất. Những điều này không trở thành danh sách những việc tôi phải làm và cũng hiếm khi bạn có phần thường nào cho hành động của mình Nhưng cái cách trò chơi tìm tới lòng trắc ẩn với những tình huống tình người như vậy khiến bạn cảm thấy hoàn toàn xứng đáng để làm. Điều này cũng có ảnh hưởng tới hệ thống nhân cách, lại là điểm yếu hơn của Metro Exodus. Đây là hệ thống phụ thuộc vào những lựa chọn tốt hay xấu của bạn và rồi sẽ dẫn đến một kết thúc tốt hay xấu. Và kết thúc xấu chắc chắn sẽ bị loại bỏ khi có dòng game có phần tiếp theo Vậy nên vẫn có những tựa game liên kết đến phản ứng của người chơi tốt hơn Metro và tôi sẽ phân tích chúng trong tương lai Nhưng nó cũng là phần quan trọng để nhập vai, và chắc chắn đáng để bàn đến Vậy Metro Exodus cho thấy bốn điểm cần thiết để khiến một tựa game trở nên nhập vai hơn. Nó khiến mọi thứ chân thực khi những tiếp xúc của bạn là vật lý, chạm tới được và trong thế giới Nó đòi hỏi bạn cần phải nhận thức về môi trường xung quanh, bằng cách bảo quản vật dụng và thám thính thứ trước mắt bằng chiếc ống nhòm Nó giữ lại những hệ thống ngầm của trò chơi để rồi bạn sẽ không thể lường trước được những gì sẽ tới Và nó liên kết với bạn, bằng những phần thưởng, hay ghi nhớ những hành vi của bạn Cảm giác nhập vai mà Metro đem lại không chỉ là đồ họa chân thật hệ thống âm thanh chỉnh chu, hay là bạn còn có thể chơi với giọng lồng tiếng của người Nga Anna bắn tiếng Nga Và còn một thứ nữa, đây là game góc nhìn thứ nhất và nhân vật chính của chúng ta không nói Tất cả đều rất quan trọng, những lối thiết kế này kết hợp với nhau đã biến Metro Exodus thành một sản phẩm còn hơn cả một tựa game. Nó là một nơi tồi tàn, lạ lẫm, mới lạ để bạn đặt chân đến Cảm ơn vì đã xem