Trên toàn thế giới,
có khoảng 60 triệu người
bị buộc phải rời bỏ nơi ở
để chạy trốn chiến tranh,
bạo lực và ngược đãi.
Hầu hết họ đều trở thành
những người tị nạn nội địa,
nghĩa là phải rời bỏ nhà cửa
ngay trên chính đất nước mình.
Một số khác vượt biên và tìm kiếm
nơi tạm trú ngoài biên giới.
Tất cả họ
thường được gọi là người tị nạn.
Nhưng "người tị nạn"
chính xác nghĩa là gì?
"Người tị nạn" đã có
từ ngàn năm trước,
nhưng phải đến năm 1951,
định nghĩa đương đại
mới được phát thảo tại Hội Nghị LHQ,
cùng với sự kiện
hàng loạt người tị nạn bị đàn áp
và trục xuất trong Thế chiến thứ 2.
Định nghĩa cho rằng người tị nạn là người
ở ngoài đất nước mà họ mang quốc tịch,
và không có khả năng trở về quê hương
vì sợ bị ngược đãi
một cách xác đáng.
Sự ngược đãi đó có thể do
chủng tộc, tôn giáo, hoặc quốc tịch
cũng có thể do địa vị xã hội
hoặc quan điểm chính trị
và thường liên quan đến
vấn đề chiến tranh và bạo lực.
Ngày nay, khoảng một nửa người tị nạn
trên toàn thế giới là trẻ em,
một số không có người lớn đi cùng,
hoàn cảnh đó rất dễ khiến các em
bị bóc lột lao động
hoặc bị biến thành nô lệ tình dục.
Mỗi người tị nạn đều có một câu chuyện
và nhiều người phải vượt qua
các chuyến đi nguy hiểm khó lường.
Nhưng trước khi tìm hiểu kĩ hơn
hành trình của họ,
hãy làm rõ điều này.
Đã có rất nhiều nhầm lẫn
giữa 2 từ
"người di cư" và "người tị nạn".
"Người di cư" thường chỉ những người
rời khỏi đất nước mình
vì những nguyên nhân
không liên quan đến ngược đãi,
như là tìm kiếm
cơ hội việc làm tốt hơn
hoặc rời bỏ nơi khắc nghiệt, cằn cỗi
để tới những nơi có điều kiện tốt.
Nhiều người trên khắp thế giới đã di cư
vì thảm họa thiên nhiên,
khủng hoảng lương thực,
và nhiều khó khăn khác,
nhưng luật quốc tế, dù đúng hay sai,
chỉ công nhận những người chạy trốn
vì xung đột và bạo lực là người tị nạn.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi ai đó
bỏ trốn khỏi đất nước họ?
Hầu hết hành trình của người tị nạn
đều dài và đầy nguy hiểm
và thiếu thốn về nơi ở,
nước uống, hay thức ăn.
Có thể phải rời đi, bất ngờ và đột ngột,
bỏ lại hành lý,
những người tị nạn
thường không có đủ giấy tờ cần thiết,
như visa, để lên máy bay và
vào các quốc gia khác một cách hợp pháp.
Những yếu tố về tài chính và chính trị
có thể ngăn họ rời đi một cách hợp pháp.
Nghĩa là họ thường chỉ có thể rời đi
bằng đường biển hay đường bộ,
có khi còn phải giao phó mạng sống
cho những tên buôn lậu,
để giúp họ vượt biên giới.
Có những người tìm kiếm chốn an toàn
cùng gia đình,
một số khác lại cố gắng một mình vượt qua,
bỏ lại những người thân yêu
với hy vọng một ngày đoàn tụ.
Sự chia ly này có thể
rất đau khổ và dai dẳng.
Hơn một nửa người tị nạn trên thế giới
sinh sống tại đô thị,
đôi khi, điểm dừng đầu tiên của họ
là trại tị nạn,
thường do Cơ quan tị nạn của LHQ
hoặc chính quyền địa phương quản lý.
Trại tị nạn vốn là
những công trình tạm thời,
cung cấp nơi ở ngắn hạn cho đến khi
cư dân có thể trở về nhà an toàn,
tái hòa nhập tại quê hương,
hoặc tái định cư tại một đất nước khác.
Nhưng việc tái định cư và quá trình
hội nhập lâu dài thường bị giới hạn.
Không còn lựa chọn, nhiều người tị nạn
ở lại trong các trại tới vài năm
đôi khi là vài thập kỉ.
Tại một quốc gia mới, bước đầu tiên
để hợp pháp hóa là xin tị nạn.
Ở thời điểm này,
họ mới chỉ là người xin quyền tị nạn
và sẽ không được công nhận
là người tị nạn hợp pháp
cho đến khi đơn xin phép chấp thuận.
Khi hầu hết các nước đã đồng thuận
về định nghĩa "người tị nạn",
mỗi nước sở tại có trách nhiệm
xem xét mọi yêu cầu về xin tị nạn
và quyết định những người nộp đơn nào
có thể được công nhận.
Thế nhưng, chính sách tị nạn của mỗi nước
lại có sự khác biệt đáng kể.
Các nước sở tại phải có trách nhiệm
đối với những người được công nhận
là người tị nạn,
như việc đảm bảo về mức sống tối thiểu
cũng như không phân biệt đối xử.
Nhưng nghĩa vụ cơ bản nhất là không được
trục xuất người tị nạn về nơi nguy hiểm,
Đó là nguyên tắc ngăn việc các nước
gửi trả người nào đó
về nơi mà mạng sống và
sự tự do của họ bị đe dọa.
Tuy nhiên, thực tế, người tị nạn thường
là nạn nhân của nạn phân biệt đối xử.
Họ thường buộc
phải xây dựng lại cuộc sống
trong sự bài ngoại và phân biệt chủng tộc
ngày một nghiêm trọng.
Việc không được tham gia lao động
ngày một phổ biến,
họ phải hoàn toàn dựa vào
viện trợ nhân đạo.
Thêm vào đó, có quá nhiều trẻ em tị nạn
không được đến trường
vì thiếu kinh phí hỗ trợ
cho các chương trình giáo dục.
Truy ngược lại
lịch sử gia đình mình,
rất có thể bạn sẽ khám phá ra rằng
ở một thời điểm nào đó,
tổ tiên của bạn đã bị buộc phải
rời khỏi ngôi nhà của mình,
để chạy trốn chiến tranh,
đàn áp và phân biệt đối xử .
Hãy nhớ lại câu chuyện tị nạn
của tổ tiên bạn
mỗi khi nghe nhắc đến
những người tị nạn ngoài kia
phải rời đi,
để tìm kiếm một ngôi nhà mới.