Khi người Bồ Đào Nha đến châu Mỹ Latin 500 năm về trước, họ đã tìm thấy một khu rừng nhiệt đới tuyệt vời Và trong số các loại đa dạng sinh học mà họ chưa bao giờ thấy trước đó, có một loại cây đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của họ. Loài cây này, khi bạn cắt vỏ cây, bạn sẽ thấy một thứ nhựa màu đỏ thẫm nó rất hợp để sơn và nhuộm vải may quần áo. Những người bản địa gọi loài này là pau brasil, và đó là lí do vùng đất này trở thành "vùng đất của Brasil", sau này là Brazil. Đây là đất nước duy nhất trên thế giới có tên của một loài cây. Bạn có thể tưởng tượng rằng rất tuyệt khi là một kiểm lâm ở Brazil, chưa kể đến nhiều lí do khác. Lâm sản ở quanh chúng tôi. Ngoài những sản phẩm đó, rừng rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu. Ở Brazil, hầu hết 70% quá trình bốc hơi nước tạo ra mưa xuất phát từ rừng. Chỉ riêng rừng Amazon bơm vào khí quyển 20 tỉ tấn nước mỗi ngày. Nhiều hơn cả lượng nước mà sông Amazon, con sông lớn nhất thế giới, chảy ra biển một ngày, 17 tỉ tấn. Nếu chúng ta phải đun sôi nước để có được hiệu quả như việc nước bốc hơi, chúng ta cần 6 tháng toàn bộ công suất của các trạm phát năng lượng trên thế giới Đó quả là một đống công việc cho chúng ta. Trên thế giới chúng ta có khoảng 4 tỉ hecta rừng. Nó tương đương tổng diện tích của Trung Quốc, Canada và Brazil hợp lại, trên phương diện độ lớn, để các bạn dễ hình dung 3/4 diện tích đó là ở vùng ôn đới, và chỉ 1/4 là ở vùng nhiệt đới, nhưng 1/4 này, 1 tỉ hecta, lại nắm giữ hầu hết các loài đa dạng sinh học, và quan trọng là 50% sinh khối là carbon. Chúng ta đã từng có 6 tỉ hecta rừng- 50% nhiều hơn những gì chúng ta có là -- cách đây 2000 năm. Chúng ta thực sự đã mất 2 tỉ hecta trong 2000 năm qua. Nhưng trong 100 năm qua, chúng ta mất một nửa diện tích đó. Đó là khi chúng ta chuyển từ phá rừng ôn đới sang phá rừng nhiệt đới. Vì vậy hãy thử nghĩ: trong 100 năm, chúng ta đã mất một diện tích rừng ở vùng nhiệt đới bằng với diện tích mà ta mất trong 2000 năm ở vùng ôn đới. Đó là tốc độ phá rừng của chúng ta hiện nay. Brazil là một mảnh ghép quan trọng trong vấn đề này. Chúng ta có rừng lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nga. Nghĩa là 12% diện tích rừng trên thế giới là ở Brazil, hầu hết là ở Amazon. Đó là mảnh rừng lớn nhất chúng ta có. Một vùng rất rộng lớn. Bạn có thể thấy rằng bạn có thể xếp vừa nhiều nước châu Âu vào đó. Chúng ta vẫn còn 80% diện tích rừng bao phủ. Đó là điều đáng mừng. Nhưng chúng ta đã mất 15% chỉ trong 30 năm. Vì vậy nếu vẫn giữ tốc độ đó, rất sớm thôi, chúng ta sẽ đánh mất máy bơm công suất lớn mà chúng ta có ở rừng Amazon mà điều hoà khí hậu cho chúng ta. Nạn phá rừng đang phát triển nhanh và ngày càng tăng vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000. (Tiếng cưa máy) (Tiếng cây đổ) 27 ngàn ki-lô-mét vuông trong một năm. Đó là 2.7 triệu héc-ta. Gần bằng một nửa Costa Rica mỗi năm Vì thế vào thời điểm đó -- 2003, 2004 -- Tôi có dịp đến làm việc trong chính phủ. Và cùng với những đồng sự khác trong Bộ Lâm nghiệp Quốc gia, chúng tôi được bổ nhiệm tham gia một đội và tìm ra nguyên nhân của nạn phá rừng, rồi lập kế hoạch để ứng phó ở cấp quốc gia, với sự tham gia của chính quyền địa phương, tổ chức dân sự, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương, nỗ lực khắc phục những nguyên nhân đó. Chúng tôi lên kế hoạch với 144 hành động ở nhiều khu vực khác nhau. Bây giờ tôi sẽ điểm qua tất cả, từng thứ một -- Không, chỉ nêu vài ví dụ về những điều chúng tôi đã làm trong vài năm sau đó. Điều đầu tiên, chúng tôi thiết lập một hệ thống với cơ quan vũ trụ quốc gia mà có thể thấy nơi nào việc phá rừng đang xảy ra gần sát với thời điểm thực. Hiện tại ở Brazil, chúng tôi có hệ thống này, DETER, mà mỗi tháng, hoặc mỗi hai tháng, chúng tôi nhận thông tin nơi diễn ra nạn phá rừng vì thế chúng tôi thật sự có thể hành động khi có phá rừng. Và tất cả thông tin rõ ràng hoàn toàn những người khác có thể sao chép vào các hệ thống độc lập. Điều này cho phép chúng tôi, thêm vào đó, thu giữ 1.4 tỉ mét khối gỗ đã bị lấy bất hợp pháp. Một phần gỗ được cưa và bán đi, và tiền bán được cho vào một quỹ cấp tiền cho các dự án bảo tồn của địa phương như là một quỹ quyên góp. Điều này cũng cho phép chúng tôi tiến hành một hoạt động lớn để chống tham nhũng và các hoạt động bất hợp pháp mà kết quả là có 700 người vào tù, bao gồm nhiều công chức nhà nước. Rồi chúng tôi tạo mối liên kết mà các vùng phá rừng bất hợp pháp sẽ không nhận được bất kỳ khoản lợi hay nguồn tài chính nào. Chúng tôi cắt khoản này qua hệ thống ngân hàng và kết nối đến tận người dùng. Vì vậy các siêu thị, lò mổ, và vân vân, mà mua các sản phẩm từ khu vực bị phá bất hợp pháp. họ cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý vì việc phá rừng. Vì vậy việc tạo nên tất cả các kết nối này giúp giảm thiểu vấn nạn. Và chúng tôi cũng làm việc nhiều về vấn đề quyền sử dụng đất. Nó rất quan trọng đối với các cuộc xung đột. 50 triệu héc-ta khu vực được bảo vệ được thiết lập, bằng diện tích của Tây Ban Nha. Trong đó, 8 triệu là đất của người bản địa. Bây giờ chúng tôi bắt đầu thấy kết quả. Trong 10 năm qua, nạn phá rừng đã giảm 75% ở Brazil. (Tiếng vỗ tay) Nếu so sánh với mức phá rừng trung bình trong một thập niên vừa qua, chúng tôi đã cứu 8.7 triệu héc-ta, nghĩa là bằng với diện tích của Áo. Nhưng quan trọng hơn, nó tránh được lượng khí thải của 3 tỉ tấn khí CO2 vào khí quyển. Đây là đóng góp lớn nhất giúp giảm lượng khí thải nhà kính, cho đến ngày nay, như là một hành động tích cực. Có thể nghĩ khi bạn làm các hành động này để làm giảm, xóa bỏ đi nạn phá rừng, bạn sẽ có một ảnh hưởng kinh tế vì bạn sẽ không có hoạt động kinh tế hay đại loại như thế. Điều thú vị nên biết là thực ra nó hoàn toàn trái ngược. thực tế, trong giai đoạn nạn phá rừng giảm ở mức thấp nhất, kinh tế phát triển, tính trung bình, gấp đôi so với thập niên trước đó, khi nạn phá rừng lúc đó đang tăng. Đó là một bài học quý giá cho chúng ta. Có lẽ điều này hoàn toàn không liên quan, vì chúng ta chỉ học hỏi được nhờ bởi nạn phá rừng suy giảm Đây toàn là những tin tốt, và đó hoàn toàn là một thành tựu, chúng ta hẳn nhiên hết sức tự hào về điều đó. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ. Trên thực tế, nếu xét đến nạn phá rừng ở Amazon năm 2013, trên nửa triệu hec-ta bị mất, nghĩa là, cứ mỗi một phút, một diện tích bằng hai sân bóng đang bị chặt phá ở Amazon năm ngoái, chỉ trong năm vừa rồi thôi. Nếu tổng kết nạn phá rừng trong các quần thể sinh thái khác ở Brazil, là chúng ta đang nói về tỷ lệ phá rừng lớn nhất trên thế giới. gần giống như chúng ta vừa là các anh hùng rừng xanh, vừa là các nhà vô địch phá rừng. Chúng ta không thể thoả mãn, thậm chí chưa đến mức thoả mãn. Vì vậy, bước tiếp theo, tôi cho là, đấu tranh để không mất đi cánh rừng bao phủ ở Brazil coi đó là mục tiêu tới năm 2020. Đó là bước tiếp theo. Tôi luôn quan tâm tới mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và các khu rừng. Đầu tiên, vì 15 % khí thải nhà kính xuất phát từ việc phá rừng, đó là phần chính yếu của vấn đề. Các khu rừng cũng là phần chính của giải pháp đó là cách tốt nhất để giảm, thu giữ và dự trữ các-bon. Có một mối quan hệ khác giữa khí hậu và rừng làm tôi trăn trở năm 2008 và khiến tôi thay đổi công việc từ rừng sang làm việc với biến đổi khí hậu. Tôi tới thăm Canada, ở British Columbia, cùng với các lãnh đạo của sở lâm nghiệp của các nước khác chúng tôi có một loại liên minh giữa họ, như Canada, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. Khi ở đó, chúng tôi biết về loài bọ thông cánh cứng này. chúng ăn dần các cánh rừng ở Canada. Chúng ta thấy ở đây, các cây màu nâu, đây thực sự là các cây đã chết. Chúng là các cây chết khô do các ấu trùng của loại bọ này. Thực tế là loại bọ này bị khống chế bởi thời tiết lạnh trong mùa đông. Trong nhiều năm nay, thời tiết không đủ lạnh để kiểm soát được loại bọ này. Nó trở thành một loại bệnh đang thật sự giết hàng tỷ cây xanh. Nên tôi nhớ lại một quan điểm cho rằng rừng xanh thực sự là một trong các nạn nhân sớm nhất và chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy tôi đã nghĩ, nếu tôi thành công trong việc cùng với các đồng nghiệp thực sự giúp ngăn chặn được nạn phá rừng, có lẽ chúng tôi sẽ thất bại cuộc chiến của biến đổi khí hậu tiếp sau này do lũ lụt, nhiệt lượng, hoả hoạn, vân vân. Vì vậy tôi quyết định rời bỏ sở lâm nghiệp bắt đầu làm việc trực tiếp về vấn đề biến đổi khí hậu, tìm cách nghĩ và hiểu thách thức này, và bắt đầu từ đó. Hiện tại, thách thức của biến đổi khí hậu khá rõ ràng. Mục tiêu cũng rất rõ ràng. Chúng tôi muốn hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ trung bình của hành tinh xuống 2 độ. Có vài lý do cho điều đó. Tôi sẽ không đề cập đến nó bây giờ. Để đạt được giới hạn 2 độ, mà chúng ta có thể sống sót được, IPCC, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu xác định rằng chúng ta cần một ngân sách để giải quyết sự khuếch tán 1000 tỷ tấn CO2 từ bây giờ tới cuối thế kỷ này. Nếu chia ngân sách theo số năm, chúng ta có ngân sách trung bình cho 11 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Thế một tấn CO2 là bao nhiêu? Nó tương đương với lượng khí một chiếc ô tô nhỏ chạy 20 ki-lô-mét mỗi ngày, thải ra trong một năm. Hoặc một chuyến bay, một chiều, từ São Paulo tới Johannesburg hoặc tới London, một chiều. Hai chiều thì hai tấn. Vậy 11 tỷ tấn là gấp hai chỗ đó. Lượng khí thải ra ngày nay là 50 tỷ tấn, và ngày càng tăng. Nó đang tăng lên, có lẽ sẽ là 61 tỷ tấn khoảng năm 2010. Chúng ta cần giảm xuống 10 tỷ tấn năm 2050. Trong khi điều này xảy ra, dân số sẽ tăng từ 7 đến 9 tỷ người, kinh tế sẽ tăng trưởng từ 60 nghìn tỷ vào năm 2010 đến 200 nghìn tỷ đô-la. Điều chúng ta cần làm là phải hiệu quả hơn nhiều đến mức chúng ta có thể đi từ 7 tấn các-bon tính trên đầu người trên mỗi người, trên năm xuống còn con số như thế này. Bạn phải lựa chọn. đi máy bay hoặc đi ô tô. Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có làm được không? Đó đích xác là câu hỏi tôi muốn hỏi khi tôi phát triển kế hoạch đối phó nạn phá rừng. Đó là một vấn đề lớn, quá phức tạp. Chúng ta có thật sự làm được không? Tôi nghĩ là có. Hãy nghĩ như thế này: Chặt phá rừng tương đương với 60% khí thải nhà kính ở Brazil trong thập niên vừa qua. Hiện tại, nó còn ít hơn 30% một tí. Trên thế giới, 60% là năng lượng. Nếu chúng ta có thể xử lý trực tiếp năng lượng này, giống như cách chúng ta đối phó với nạn phá rừng, có lẽ chúng ta có cơ hội. Có năm điều, tôi nghĩ chúng ta nên làm. Thứ nhất, chúng ta cần ngăn cản sự phát triển của khí thải các-bon. Ta không cần chặt hạ toàn bộ rừng để kiếm thêm việc làm và canh tác và tiết kiệm hơn. Đó là điều chúng ta chứng minh khi giảm được nạn phá rừng và kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Điều tương tự có thể xảy ra trong lĩnh vực năng lượng. Thứ hai, chúng ta phải chuyển lợi nhuận đến đúng chỗ. Hiện nay, 500 tỷ đô-la mỗi năm chi trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Tại sao ta không định giá cho các-bon và chuyển nó thành năng lượng tái tạo? Thứ ba, chúng ta cần tính toán và làm rõ ràng ở đâu, khi nào và ai đang làm cho khí nhà kính bị thải ra ta có thể có các hành động cụ thể đối phó với từng khả năng trên. Thứ tư, chúng ta cần nhảy cóc lộ trình của sự phát triển, nghĩa là, không cần thiết lập đường dây điện thoại dưới đất trước khi bạn có điện thoại di động. Tương tự, ta không cần đem nhiên liệu hóa thạch đến một tỷ người không thể tiếp cận với năng lượng trước khi chúng ta có năng lượng sạch. Thứ năm, và là điều cuối cùng, chúng ta cần chia sẻ trách nhiệm giữa các chính phủ, giới kinh doanh và tổ chức dân sự. Đó là việc mọi người phải làm và ta cần mọi người đồng lòng. Để kết luận, tôi nghĩ tương lai không giống số mệnh mà bạn chỉ phải theo như việc thường phải làm. Chúng ta cần có dũng khí để thực sự thay đổi lộ trình, đầu tư vào điều gì đó mới mẻ, tin rằng chúng ta có thể thay đổi được. Chúng tôi đang làm điều này đối với nạn phá rừng ở Brazil, hy vọng chúng ta có thể làm được điều đó với biến đổi khí hậu trên thế giới Cảm ơn (Tiếng vỗ tay)