Tôi lớn lên ở Bihar,
bang nghèo nhất của Ấn Độ,
tôi còn nhớ khi tôi sáu tuổi,
tôi nhớ một hôm trở về nhà
và tìm thấy một cái giỏ
đầy ắp những cái kẹo
thơm ngon nhất trước thềm nhà.
Em trai và tôi bới đống kẹo lên,
và đó là khi bố chúng tôi trở về nhà.
Ông ấy sầm mặt lại,
và tôi vẫn nhớ chúng tôi đã khóc như thế nào
khi cái giỏ với một nửa số kẹo đã ăn
bị lấy đi khỏi chúng tôi.
Sau đó, tôi đã hiểu vì sao
bố tôi lại không vui đến vậy.
Số kẹo đó là một món hối lộ
từ một nhà thầu -
người đang cố mua chuộc bố tôi
để ông cho họ trúng thầu
một hợp đồng nhà nước.
Bố tôi chịu trách nhiệm về
việc xây dựng đường ở Bihar,
và ông đã xây dựng một lập trường
vững vàng chống lại nạn tham nhũng,
dù cho ông có bị làm nhục và đe doạ.
Đó là một cuộc chiến đơn độc, bởi vì Bihar
cũng là bang tham nhũng nhất Ấn Độ,
nơi mà những công chức nhà nước
đang làm giàu cho bản thân
hơn là phục vụ những người nghèo
khi họ không có cách nào
để bày tỏ nỗi thống khổ khi con em họ
không có thức ăn và không được đến trường.
Tôi đã trải nghiệm điều này
hết sức sâu sắc
khi đến thăm những làng vùng sâu
để nghiên cứu về nghèo đói.
Khi tôi đi từ ngôi làng này
đến ngôi làng nọ,
tôi nhớ có một ngày,
khi đang rất đói và kiệt sức,
và khi tôi gần như sụp đổ
trong cái nóng như thiêu đốt
dưới một tán cây,
đúng vào lúc đó, một trong những người
nghèo nhất ngôi làng đó
mời tôi tới túp lều của ông
và tiếp đãi tôi rất tử tế.
Chỉ sau đó tôi mới nhận ra rằng
những gì ông ấy tiếp đãi tôi
là tất cả số thức ăn
dành cho cả gia đình trong hai ngày.
Món quà sâu sắc của sự hào phóng ấy
đã thách thức và thay đổi
mục đích sống của tôi.
Tôi đã quyết tâm trả ơn.
Sau đó, tôi gia nhập World Bank,
tổ chức chống lại
đói nghèo bằng cách chuyển viện trợ
từ các nước giàu tới các nước nghèo.
Công việc ban đầu của tôi
tập trung vào Uganda, tôi chủ yếu
đàm phán cải tổ cùng với
Bộ trưởng Tài chính của Uganda
để họ có thể tiếp cận
những khoản vay của chúng tôi.
Nhưng sau khi chúng tôi
đã chi những khoản vay, tôi nhớ
trong một chuyến thăm Uganda,
tôi đã thấy những ngôi trường mới xây
nhưng không hề có sách vở
hay giáo viên,
những trạm y tế mới
nhưng không hề có thuốc,
và một lần nữa những người nghèo
lại không có tiếng nói hay sự cứu giúp.
Đó lại là một Bihar nữa.
Bihar tượng trưng cho
một thách thức tới sự phát triển:
cái nghèo xơ xác
bị bao vây bởi tham nhũng.
Trên toàn thế giới,
có 1.3 tỉ người sống với ít hơn
$1,25 một ngày, trong khi
những việc tôi đã làm ở Uganda
là tượng trưng cho cách tiếp cận
truyền thống tới những vấn đề này
cách tiếp cận ấy
đã được vận dụng từ năm 1944,
khi mà những nước chiến thắng
trong Chiến tranh Thế giới II,
500 người cha sáng lập,
và một người mẹ sáng lập đơn độc
tụ họp ở New Hampshire, Mỹ,
để cho ra đời các tổ chức Bretton Woods
trong đó có World Bank -
Ngân hàng Thế giới.
Cách tiếp cận truyền thống
tới sự phát triển
có 3 điểm then chốt.
Thứ nhất, chuyển các nguồn lực
từ những nước giàu ở phía Bắc
tới những nước nghèo hơn ở phía Nam,
và kết hợp với những kế hoạch cải tổ.
Thứ hai, những tổ chức về phát triển
chuyển những khoản tiền này
thường mập mờ, kém minh bạch
về những việc mà họ cấp vốn
cũng như những kết quả họ đã đạt được.
Thứ ba, sự gắn kết
từ những nước đang phát triển
thường trong số những người
đứng đầu chính quyền
ít tương tác với người dân,
những đối tượng hưởng lợi sau cùng
từ những hỗ trợ phát triển.
Hiện nay, mỗi yếu tố này
đang ngày được công khai
nhờ có những thay đổi đáng kể
trong bối cảnh toàn cầu
Tri thức công khai, viện trợ công khai,
quản lý công khai,
và cùng với nhau, chúng đại diện
cho 3 thay đổi cốt lõi
đang góp phần chuyển đổi sự phát triển
và mang lại hy vọng lớn hơn
cho các vấn đề
mà tôi chứng kiến
ở Uganda và Bihar.
Chuyển đổi đầu tiên
là tri thức mở.
Bạn biết đấy, các quốc gia đang phát triển
bây sẽ không đơn giản
nhận lấy những giải pháp
được ban bố cho họ
bởi Hoa Kỳ, Châu Âu
hay Ngân hàng Thế giới.
Họ có niềm cảm hứng,
hy vọng của mình,
những kiến thức thực tế,
từ những nến kinh tế mới nổi
thành công ở phía Nam.
Họ muốn biết Trung Hoa làm thế nào
để đưa 500 triệu người dân
thoát khỏi đói nghèo trong 30 năm,
chương trình Mexico's Oportunidades
làm sao để cải thiện trường học
và dinh dưỡng, cho hàng triệu trẻ em.
Đây là hệ thống sinh thái mới
của các dòng chảy tri thức mở,
không chỉ còn từ Bắc đến Nam.
mà là từ Nam đến Nam,
thậm chí từ Nam đến Bắc.
với chương trình Mexico's Oportunidades
đang khơi nguồn cảm hứng cho New York.
và ngay khi sự luân chuyển Bắc-Nam này
đang mở ra,
các tổ chức phát triển
điều phối sự luân chuyển này
cũng nằm trong cùng xu hướng.
Đây là chuyển biến thứ 2: hỗ trợ mở
Gần đây, ngân hàng thế giới
đã mở kho dữ liệu của mình
cho công chúng sử dụng,
công khai 8,000 chỉ số kinh tế xã hội
cho 200 nước trong hơn 50 năm,
và cũng đã phát động cuộc thi toàn cầu
để vận động nguồn lực cộng đồng
tạo ra các ứng dụng sáng tạo
nhằm sử dụng các dữ lệu này.
Các tổ chức phát triển ngày nay
cũng đang mở rộng
cho công chúng xem xét
những dự án mà họ viện trợ.
Lấy GeoMapping làm vì dụ.
trong bản đồ này từ Kenya,
Các chấm đỏ cho biết địa điểm các trường
được đài thọ bởi nhà hảo tâm
và khu vực xanh lá càng đậm,
cho thấy số trẻ em bỏ học càng nhiều.
Sơ đồ hỗn hợp này tiết lộ
rằng các nhà hảo tâm
chưa đài thọ bất kỳ trường nào
trong khu vực
mà có nhiều trẻ em bỏ học nhất,
khơi lên những thắc mắc mới.
Liệu hỗ trợ phát triển
có đang nhắm đến nhưng đối tượng
thật sự cần nhất?
Theo cách này, Ngân hàng Thế giới
đã geo-map
30,000 hoạt động dự án
trên 143 quốc gia,
và các nhà tài trợ
sử dụng cùng một hệ thống
để đánh dấu các dự án của họ.
Đây là một bước tiến nhảy vọt
về khía cạnh minh bạch
và khả năng giải trình
của các chương trình viện trợ.
Điểm này đưa tôi đến yếu tố thư 3.
theo quan đểm của tôi,
chuyển đổi quan trọng nhất
trong phát triển:
quản lý mở.
Chính quyền ngày nay đang cởi mở
ngay khi người dân bắt đầu
đòi hỏi tiếng nói và sự giải trình.
Từ Arab Spring đến cuộc vận động
Anna Hazare ở Ấn độ,
sử dụng điện thoại di động
và phương tiện xã hội
không chỉ cho giải trình chính trị
mà còn cho giải trình phát triển.
Liệu chính quyền có cung cấp
được các dịch vụ cho người dân?
Giả dụ như, một vài chính quyền
ở Châu Phi
và Đông Âu đang
công khai ngân sách với công chúng.
Nhưng bạn biết đấy, có sự khác biệt to lớn
giữa ngân sách công khai
và ngân sách có thể tiếp cận.
Đây là ngân sách công khai.
Và như bạn thấy,
nó không thực sự dễ tiếp cận
hoặc dễ hiểu
đối với một công dân bình thường
đang cố gắng cắt nghĩa
cách chính quyền sử dụng các nguồn lực.
Để đối phó vấn đề này
các chính quyền đang dùng một công cụ mới
để trực quan hóa ngân sách
làm nó dễ hiểu hơn
với công chúng.
Trong bản đồ Moldova này,
màu xanh lá cho thấy
các quận có chi tiêu thấp
cho trường học
nhưng đạt kết quả giáo dục tốt,
và màu đỏ biểu thị điều ngược lại.
Các công cụ này làm cho
cả một kệ tài liệu phức tạp
trở nên trực quan và dễ hiểu hơn
đối với công chúng,
và điều tuyệt vời là
thông qua sự công khai này,
công dân ngày nay có nhiều cơ hội hơn
để phản hồi và
tham gia cùng với chính quyền.
Ngày nay ở Philippines,
phụ huynh và học sinh
có thể phản hồi theo giời gian thực
trên một trang web,
Checkmyschool.org, hoặc dùng SMS,
sách vở và giáo viên có đang có mặt không,
tôi chứng kiến được điều tương tự
ở Uganda và Bihar.
Và chính quyền có tốc độ phản hồi nhanh.
Ví dụ, khi có báo cáo trên website
rằng 800 học sinh
đang gặp nguy cơ
bỏi vì việc sử chữa trường bị đình
do tham nhũng, Phòng Giáo dục
ở Philippines đã có
phản ứng nhanh chóng.
Và bạn biết điều thú vị
đó là phát kiến này
đang được lan truyền từ Nam sang Nam
từ Philippines
đến Indonesia, Kenya, Moldova
và xa hơn thế nữa.
Ở Dar es Salaam, Tanzania,
thậm chí một cộng đồng suy nhược
cũng có thể sử dụng nhưng công cụ này
để gióng lên tiếng nói của mình.
Đây là hình ảnh
bản đồ Tandale trước đây
vào tháng 8 năm 2011.
Nhưng trong vài tuần
sinh viên đại học
đã có thể sử dụng điện thoại di động
và công cụ nguồn mở
để phác họa lên bản đồ
toàn bộ cơ sở hạ tầng
của cả cộng đồng.
Và điều tuyệt vời
đó là người dân đã có thể
phản hồi về các vấn đề
sức khỏe hoặc các điểm cấp nước
không hoạt động,
tập hợp thành
các điểm màu đỏ mà bạn thấy,
cho chúng ta một các nhìn trực quan
về tiếng nói tập thể của người dân nghèo.
Ngày nay, thậm chí Bihar
cũng đang thay đổi và cởi mở
dưới những người lãnh đạo tận tâm
giúp chính chuyền trở nên
minh bạch, dễ tiếp cận
và phản ứng nhanhvới người dân nghèo.
Nhưng bạn biết đấy,
ở nhiều vùng trên thế giới,
nhiều chính quyền vẫn
chưa muốn cởi mở
hay phục vụ người nghèo,
và đây thực sự là thách thức
cho những ai đang muốn thay đổi hệ thống.
Đấy là những chiến binh đơn độc
như bố tôi,
và rất rất nhiều những người khác,
và chuyến quan trọng
trong lĩnh vực phát triển
là giúp những chiến binh ấy
kết nối với nhau
để có thể cùng nhau
vượt qua trở ngại.
Ví dụ, ngày nay ở Ghana,
những nhà cải cách dũng cảm
từ xã hội dân sự,
nghị viện và chính quyền,
đã thúc đẩy liên minh
yêu cầu các cam kết minh bạch
trong lĩnh vực dầu mỏ, và, từ đó
những nhà cải cách trong nghị viện
đang điều tra những cam kết mơ hồ.
Những ví dụ này mang đến
cơ hội mới, khả năng mới
cho những vấn đề
tôi chứng kiến ở Uganda
hay bố tôi
đang đối mặt ở Bihar.
Hai năm trước, ngày 8 tháng 4 năm 2010
tôi gọi cho bố tôi.
Lúc đó đã khuya lắm rồi,
ở cài tuổi 80,
ông vẫn đang ngồi soạn thảo
bản trang tụng lợi ích công cộng dài 70 trang
chống lại nạn tham những
trong một dự án đường bộ.
Dù không có luật sư,
ông vẫn biện hộ trước tòa
cho vụ việc của mình.
ông thắng bên cầm quyền,
nhưng ngay vào tối hôm đó
ông ngã xuống,
và qua đời.
Ông đấu tranh đến tận cùng,
càng lúc càng hăng say hơn
để chống lại tham nhũng và nghèo đói,
không chỉ các quan chứ chính phủ
mới cần phải trung thực,
mà cả người dân
cũng cần kết nối lại với nhau
để khiến cho tiếng nói của mình
được lắng nghe.
Điều đấy trở thành
2 cái chặn sách trong cuộc đời ông,
và hành trình mà
ông đã đi giữa chúng
phản ánh được sự đổi thay
trong lĩnh vực phát triển.
Ngày nay, tôi thấy được truyền cảm hứng
bởi những thay đổi này,
tôi phấn khích bởi ở World Bank,
chúng tôi đang đón nhận
các hướng đi mới,
một khởi đầu đầu ý nghĩa
từ những gì tôi làm
20 năm trước ở Uganda.
Chúng ta cần cởi mở triệt để
quá trình phát triển
cho phép tri thức
truyền đi theo mọi hướng,
gợi cảm hứng cho những người làm nghề,
để viện trợ ở nên minh bạch,
có khả năng giải trình và hiệu quả,
để chính quyền cởi mở hơn
và người dân
được tham gia và trao quyền
với các nhà cải cách
trong chính quyền.
Chúng ta cần
đẩy mạnh những bước chuyển đổi này.
Nếu thế, chúng ta sẽ nhận thấy
tiếng nói tập thể
của người dân nghèo
sẽ được lắng nghe ở Bihar,
ở Uganda,
và xa hơn thế nữa.
Chúng ta sẽ thấy
sách vở và giáo viên
sẽ hiện hữu ở trường
cho bọn trẻ.
Chúng ta cũng sẽ thấy
bọn trẻ
có cơ hội thật sự
để thoát ra khỏi cảnh nghèo khó.
Cảm ơn.
(Vỗ tay)