(Chuông) Thưa Thầy, thưa Tăng thân, Chúng con có một người bạn. Anh ấy là một thầy tu Công giáo. Khi còn nhỏ, anh ấy không theo đuổi đời sống tâm linh Nhưng khi lớn lên, được trải nghiệm tình thương và sự hòa thuận, Và anh đã trở thành thầy tu. Giờ đây anh có hai nguồn tâm linh. Một là chúa Jesus, và hai là Thầy. Anh đã đọc một số sách của Thầy, theo dõi bài giảng của Thầy trên Internet và anh rất biết ơn về điều đó. Có lẽ anh sẽ không thể đến Làng Mai. Thầy có thể nói một chút về sự tương tức giữa Công giáo và Phật giáo? (Thầy): Xin đọc lại lần nữa. Thưa Thầy, thưa Tăng thân, Chúng con có một người bạn, Anh là một vị linh mục. Khi còn nhỏ, anh ấy không theo đuổi đời sống tâm linh Nhưng khi lớn lên, được trải nghiệm tình thương và sự hòa thuận, Và anh đã trở thành thầy tu. Giờ đây anh có hai nguồn tâm linh. Một là chúa Jesus, và hai là Thầy. Anh đã đọc một số sách của Thầy, theo dõi bài giảng của Thầy trên Internet và anh rất biết ơn về điều đó. Có lẽ anh sẽ không thể đến Làng Mai. Thầy có thể nói một chút về sự tương tức giữa Công giáo và Phật giáo? Ngày hôm kia chúng ta đã nói thế này: "Phật giáo được hình thành từ những yếu tố không thuộc Phật giáo." Giống như hoa được hình thành từ những yếu tố không phải hoa. Và Bụt đã sử dụng những yếu tố không thuộc Phật giáo để hình thành Phật giáo. Ngài ý thức được điều đó. Nhìn xung quanh con thấy rất nhiều yếu tố. Và nếu con là một người khéo léo, con sẽ có thể sử dụng được mọi yếu tố con thấy để hình thành đạo Bụt của chính con. Điều tương tự cũng đúng với đạo Cơ đốc. Đạo Cơ đốc cũng làm từ những yếu tố không phải đạo Cơ đốc. Và giáo lý tương tức cũng có sẵn trong giáo lý của đạo Cơ đốc. Những bài giảng về cách sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại cũng có thể tìm thấy trong những lời dạy của Jesus Christ. Khi con đọc Kinh thánh con sẽ đọc thấy những câu như: "Sẽ có một ngày con thấy ta trong Đức Chúa Cha thấy con trong Ta và thấy Ta trong con." Đó là lời dạy của Thánh John. Đó là giáo lý tương tức. Ta trong Chúa Cha, con trong ta và Ta trong con. Chúng ta ở trong nhau chứ không phải ngoài nhau. Trong kinh Phúc Âm, thánh Mathew nói: "Đừng lo lắng cho ngày mai. Ngày mai sẽ tự lo phần nó." Đó là giáo lý về cách sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Có rất nhiều điểm có thể nhận ra được. Và nhiều người trong chúng ta thực tập theo giáo lý của cả Jesus và của Bụt mà không thấy có sự bất đồng nào. Và điều này thật tốt để tạo dựng hòa bình, thống nhất và hòa hợp trên thế giới. (Chuông) (Chuông)