Hầu hết quần áo của chúng ta sẽ không bao giờ được tái chế. 99% chúng sẽ dừng lại ở đây, bị vứt bỏ và thiêu rụi ở những bãi rác. Trái đất của chúng ta hiện nay không thể tiếp thụ một lượng lớn quần áo được sản xuất ra mỗi năm. Nhưng nếu tất cả chỗ quần áo thừa ấy có thể được giữ lại và chuyển đổi thành một thứ khác thì sao? Tôi đến từ một thị trấn nhỏ của nước Ý là Prato Nơi này là bậc thầy của một phương pháp biến những món đồ cũ thành quần áo mới. Phương pháp này khiến chúng tôi lấy làm tự hào. Những gì xảy ra ở đây đều độc đáo. Có hàng trăm xí nghiệp trong địa hạt nhỏ này và mỗi nơi đều chuyên môn hoá từng khâu riêng biệt của dây chuyền. dù là quay chỉ, dệt sợi hay thiết kế. Và ngày nay, thật ngạc nhiên là, thị trấn này đã xử lý 15% tổng số quần áo tái chế trên toàn cầu. Ví như đây là chiếc áo của bạn nếu cửa hàng quyên góp không nhận vì quá cũ, nó sẽ được gửi đi để tái chế. Ở đây, chúng được phân loại theo màu sắc, vết rách, được giặt sạch, và rồi vật liệu tái chế mới được dùng và chuyển đổi để tạo ra quần áo mới với lượng chất thải ở mức thấp nhất. Điều ấy thật nhanh quá nhỉ. Hãy cùng tua lại quá trình nào. Bạn quyên góp quần áo. Chúng được chuyển đến đây từ khắp các quốc gia khác nhau. Tất cả các hàng may mặc có thể bán làm đồ cũ được chuyển đến những xí nghiệp gần đó. Ở đây, chúng không chỉ được phân chia theo màu sắc, mà còn theo chất liệu nữa. Tôi nghĩ vật này từng là chiếc quần! [Các anh thường tái chế bao nhiêu quần áo ở đây vậy?] [Khoảng 25 tấn mỗi ngày đấy.] Số quần áo được cho vào trong. Đây được gọi là máy cacbon hoá. Nó loại bỏ các tạp chất từ sợi ​​len. Sau đó, chúng sẽ trải qua công đoạn này. Đây giống như một chiếc máy giặt khổng lồ vậy. Vải được xé nhỏ, giặt sạch và rồi sấy khô. Còn đây là thành phẩm cuối cùng. Quần áo cũ của bạn đã được hô biến thành những sợi len bông mịn này đây. Vào công đoạn cuối của quy trình thì đây là những nguyên liệu được tái chế. Chúng được đặt ở đây cho đến khi có nhãn hiệu thời trang đến thu mua và sử dụng chúng để tạo ra quần áo. Một số người có lẽ sẽ nói rằng bạn sử dụng phế thải để làm quần áo. [Đã từng có những trường hợp như vậy vài năm trước đây.] [Từ "rác thải'' từng là sự xúc phạm.] [Nhưng giờ đây, nhiều thương hiệu, họ mua sản phẩm của tôi chính vì điều ấy.] [Bởi họ biết rằng tái sử dụng tài nguyên sẽ cứu nguy hành tinh này.] Tái chế len sợi là một điều rất hữu ích vì môi trường. Khí thải Co2 đã giảm hơn một nửa so với khi quần áo được tạo ra từ nguồn nguyên liệu mới. Chúng tôi đã tác động ngay tức thì đến phúc lợi động vật, vì đã giảm được gánh nặng mà bạn đặt lên động vật để lấy lông, loại bỏ gần như hoàn toàn thuốc nhuộm bởi vì khi len tái chế sẽ được phân loại theo màu sắc. Đây là phương thức đã được lưu truyền đời này sang đời khác. Nền văn hoá ở Prato là một điều mà chúng ta cần xuyên suốt toàn bộ ngành công nghiệp thời trang bởi nó dựa trên sự kết hợp mang tính cục bộ, nhưng cũng có thể cho thấy, nếu những điều này được lan toả ở tầm cỡ quốc gia hay toàn cầu, thì toàn ngành công nghiệp đều có thể thu lợi. Người dân thị trấn này đã từng buộc phải tái chế quần áo vì họ không đủ tiền chi trả cho những món đồ mới Giờ đây với phương pháp được họ mài đũa suốt hàng trăm năm qua, có thể vạch ra một con đường phía trước vì một thế giới thời trang bền vững hơn. Phụ đề tiếng Việt bởi: Bảo Thương