1 00:00:00,613 --> 00:00:03,652 Vì sao chúng ta học Toán? 2 00:00:03,652 --> 00:00:06,200 Có ba nguyên nhân chính yếu sau: 3 00:00:06,200 --> 00:00:07,828 Để tính toán 4 00:00:07,828 --> 00:00:09,728 Để ứng dụng 5 00:00:09,728 --> 00:00:12,415 Và cuối cùng, thật không may lại là thứ 6 00:00:12,415 --> 00:00:14,520 chúng ta đầu tư thời gian vào ít nhất, 7 00:00:14,520 --> 00:00:16,442 Để khơi nguồn cảm hứng 8 00:00:16,442 --> 00:00:18,714 Toán học là khoa học của những quy luật 9 00:00:18,714 --> 00:00:22,072 và chúng ta nghiên cứu nó để học cách tư duy một cách logic 10 00:00:22,072 --> 00:00:24,599 để biết phản biện và sáng tạo 11 00:00:24,599 --> 00:00:27,525 Nhưng hầu hết thứ Toán Học mà chúng ta đang học ở trường 12 00:00:27,525 --> 00:00:29,844 lại không được khích lệ một cách hiệu quả 13 00:00:29,844 --> 00:00:31,269 và khi các sinh viên đặt ra câu hỏi 14 00:00:31,269 --> 00:00:32,944 "Tại sao chúng tôi phải học cái này?" 15 00:00:32,944 --> 00:00:34,905 Họ thường được đáp lại rằng họ sẽ cần nó sau này 16 00:00:34,905 --> 00:00:38,170 trong buổi học Toán tiếp theo, hoặc cho một bài kiểm tra sắp tới 17 00:00:38,170 --> 00:00:39,972 Nhưng sẽ tuyệt vời thế nào 18 00:00:39,972 --> 00:00:42,490 nếu khi nào chúng ta làm Toán 19 00:00:42,490 --> 00:00:45,439 cũng đều đơn giản là vì nó hay, nó đẹp 20 00:00:45,439 --> 00:00:47,529 hoặc là vì nó làm tâm trí của ta phải thích thú? 21 00:00:47,529 --> 00:00:49,251 Vâng, tôi biết có nhiều người ở đây chưa từng biết được 22 00:00:49,251 --> 00:00:51,570 làm cách nào Toán Học lại có thể thú vị như vậy, 23 00:00:51,570 --> 00:00:53,399 Vậy nên bây giờ tôi sẽ cho các bạn một ví dụ nhỏ 24 00:00:53,399 --> 00:00:55,740 một tập hợp những con số ưa thích của tôi, 25 00:00:55,740 --> 00:00:58,468 Dãy số Fibonacci (Tiếng vỗ tay) 26 00:00:58,468 --> 00:01:00,520 Yeah! Ở đây cũng đã có fan của Fibonacci rồi à, 27 00:01:00,520 --> 00:01:01,836 Thật tuyệt. 28 00:01:01,836 --> 00:01:03,952 Dãy số này được tán thưởng 29 00:01:03,952 --> 00:01:05,830 theo nhiều cách. 30 00:01:05,830 --> 00:01:08,539 Từ góc nhìn của việc tính toán 31 00:01:08,539 --> 00:01:10,216 thật dễ dàng để hiểu được chúng 32 00:01:10,216 --> 00:01:12,770 dễ như, 1 + 1 thì bằng 2 33 00:01:12,770 --> 00:01:14,773 rồi 2 + 1 = 3 34 00:01:14,773 --> 00:01:17,787 2 + 3 = 5, 3 + 5 = 8, 35 00:01:17,787 --> 00:01:19,312 và cứ thế, cứ thế. 36 00:01:19,312 --> 00:01:21,489 Thật ra, người mà chúng ta hay gọi là Fibonacci 37 00:01:21,489 --> 00:01:24,669 tên thật là Leonardo of Pisa 38 00:01:24,669 --> 00:01:27,722 và ông ta đã viết về những con số này trong cuốn sách "Liber Abaci" 39 00:01:27,722 --> 00:01:29,372 cuốn sách đã dạy cho thế giới phương Tây 40 00:01:29,372 --> 00:01:32,199 những phương pháp số học mà ta đang sử dụng ngày nay. 41 00:01:32,199 --> 00:01:33,920 Từ góc nhìn của việc ứng dụng 42 00:01:33,920 --> 00:01:36,103 những số Fibonacci rất hay xuất hiện trong tự nhiên 43 00:01:36,103 --> 00:01:37,960 một cách đầy bất ngờ. 44 00:01:37,960 --> 00:01:39,700 Số cánh hoa điển hình của một bông hoa 45 00:01:39,700 --> 00:01:41,562 là một số Fibonacci, 46 00:01:41,562 --> 00:01:44,332 hay những đường xoắn ốc của một bông hướng dương 47 00:01:44,332 --> 00:01:45,743 hay trên một quả dứa 48 00:01:45,743 --> 00:01:48,137 cũng thường là một số Fibonacci. 49 00:01:48,137 --> 00:01:51,640 Trên thực tế, có rất nhiều những ứng dụng khác của dãy Fibonacci 50 00:01:51,640 --> 00:01:54,200 Nhưng điều gây cảm hứng cho tôi nhất về chúng 51 00:01:54,200 --> 00:01:56,934 lại là những quy luật số học tuyệt vời ẩn bên trong chúng 52 00:01:56,934 --> 00:01:59,128 Để tôi cho các bạn thấy một trong những quy luật mà tôi thích nhất 53 00:01:59,128 --> 00:02:01,349 Cứ cho là các bạn thích bình phương những con số đi 54 00:02:01,349 --> 00:02:04,024 mà thật ra, ai chả thích vậy chứ? (Tiếng cười) 55 00:02:04,040 --> 00:02:06,280 Hãy thử bình phương 56 00:02:06,280 --> 00:02:08,131 vài con số Fibonacci đầu tiên 57 00:02:08,131 --> 00:02:10,161 1 bình phương bằng 1 58 00:02:10,161 --> 00:02:12,478 2 bình phương bằng 4, 3 bình phương là 9, 59 00:02:12,478 --> 00:02:15,651 5 bình phương là 25, và cứ thế tiếp tục. 60 00:02:15,651 --> 00:02:17,552 Bây giờ, hiển nhiên là 61 00:02:17,552 --> 00:02:20,380 cứ cộng hai con số Fibonacci liên tiếp lại với nhau 62 00:02:20,380 --> 00:02:22,412 thì sẽ được con số Fibonacci tiếp theo, đúng chứ? 63 00:02:22,412 --> 00:02:23,807 Đó là cách dãy Fibonacci hình thành mà. 64 00:02:23,807 --> 00:02:25,580 Nhưng chắc hẳn bạn sẽ không ngờ đến 65 00:02:25,580 --> 00:02:28,656 những gì đặc biệt xảy ra khi ta cộng những bình phương này lại với nhau 66 00:02:28,656 --> 00:02:30,002 Thử xem nào. 67 00:02:30,002 --> 00:02:32,003 1 + 1 thì bằng 2, 68 00:02:32,003 --> 00:02:34,765 và 1 + 4 thì được 5 69 00:02:34,765 --> 00:02:36,960 và 4 + 9 thì bằng 13 70 00:02:36,960 --> 00:02:40,173 9 + 25 bằng 34 71 00:02:40,173 --> 00:02:42,832 và quy luật ấy cứ tiếp tục 72 00:02:42,832 --> 00:02:44,453 Thật ra còn có một điều thú vị nữa 73 00:02:44,453 --> 00:02:46,297 Bây giờ giả như bạn muốn tính 74 00:02:46,297 --> 00:02:48,795 tổng các bình phương của vài số Fibonacci đầu tiên 75 00:02:48,795 --> 00:02:50,403 Xem thử ta có gì nào 76 00:02:50,403 --> 00:02:52,542 Bây giờ, 1 + 1 + 4 bằng 6 77 00:02:52,542 --> 00:02:55,547 Cộng thêm 9, ta sẽ có 15 78 00:02:55,547 --> 00:02:57,760 Cộng thêm 25, ta được 40 79 00:02:57,760 --> 00:03:00,551 Cộng thêm 64, ta được 104 80 00:03:00,551 --> 00:03:02,203 Giờ hãy nhìn lại những con số ấy 81 00:03:02,203 --> 00:03:04,587 Chúng không phải là số Fibonacci 82 00:03:04,587 --> 00:03:06,466 nhưng nếu bạn xem xét thật kĩ 83 00:03:06,466 --> 00:03:08,349 bạn sẽ thấy những con số Fibonacci 84 00:03:08,349 --> 00:03:10,527 ẩn mình bên trong chúng. 85 00:03:10,527 --> 00:03:12,597 Các bạn đã thấy chưa? Để tôi chỉ ra cho, 86 00:03:12,597 --> 00:03:16,330 6 là 2 x 3, 15 là 3 x 5 87 00:03:16,330 --> 00:03:18,389 40 là 5 x 8 88 00:03:18,389 --> 00:03:21,317 2, 3, 5, 8, một tràng pháo tay cho .... ? 89 00:03:21,317 --> 00:03:22,504 (Tiếng cười) 90 00:03:22,504 --> 00:03:24,659 Fibonacci! Dĩ nhiên rồi. 91 00:03:24,659 --> 00:03:28,442 Bây giờ, cũng thú vị như khi ta tìm ra những quy luật ấy 92 00:03:28,442 --> 00:03:30,924 sẽ mãn nguyện hơn nhiều nếu ta hiểu được 93 00:03:30,924 --> 00:03:32,882 tại sao chúng lại đúng. 94 00:03:32,882 --> 00:03:34,771 Thử nhìn vào biểu thức cuối cùng kia xem, 95 00:03:34,771 --> 00:03:38,639 Tại sao bình phương của 1, 1, 2, 3, 5 và 8 96 00:03:38,639 --> 00:03:41,184 cộng với nhau lại bằng 8 x 13? 97 00:03:41,184 --> 00:03:44,145 Tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy bằng một bức ảnh đơn giản. 98 00:03:44,145 --> 00:03:46,832 Bắt đầu bằng một hình vuông 1 x 1 99 00:03:46,832 --> 00:03:50,997 tiếp theo đặt một hình vuông 1 x 1 nữa bên cạnh 100 00:03:50,997 --> 00:03:54,405 Chúng tạo nên một hình chữ nhật 1 x 2 101 00:03:54,405 --> 00:03:56,954 Tôi đặt một hình vuông 2 x 2 vào bên cạnh chúng 102 00:03:56,954 --> 00:03:59,749 rồi tới lượt một hình vuông 3 x 3 103 00:03:59,749 --> 00:04:01,750 rồi đặt thêm bên cạnh một hình vuông 5 x 5 104 00:04:01,750 --> 00:04:03,662 và rồi một hình vuông 8 x 8 105 00:04:03,662 --> 00:04:06,234 Cuối cùng ta có một hình chữ nhật lớn, đúng không? 106 00:04:06,234 --> 00:04:08,150 Bây giờ, tôi muốn hỏi bạn một câu đơn giản thôi: 107 00:04:08,150 --> 00:04:11,806 diện tích hình chữ nhật kia là gì? 108 00:04:11,806 --> 00:04:13,777 Được rồi, một mặt ta có, 109 00:04:13,777 --> 00:04:16,307 diện tích ấy là tổng diện tích 110 00:04:16,307 --> 00:04:18,173 của từng hình vuông bên trong nó, đúng chứ? 111 00:04:18,173 --> 00:04:19,532 Hình chữ nhật được tạo ra như vậy mà. 112 00:04:19,532 --> 00:04:21,704 Chính là, 1 bình phương cộng 1 bình phương 113 00:04:21,704 --> 00:04:23,937 cộng 2 bình phương cộng 3 bình phương 114 00:04:23,937 --> 00:04:26,536 cộng 5 bình phương cộng 8 bình phương. Đúng không? 115 00:04:26,536 --> 00:04:28,393 Đó là diện tích hình chữ nhật lớn. 116 00:04:28,393 --> 00:04:30,719 Một mặt khác, bởi vì đây là một hình chữ nhật 117 00:04:30,719 --> 00:04:34,367 nên diện tích của nó sẽ bằng chiều dài nhân với chiều rộng. 118 00:04:34,367 --> 00:04:36,414 chiều rộng dĩ nhiên là 8 rồi 119 00:04:36,414 --> 00:04:39,317 còn chiều dài thì bằng 5 cộng với 8 120 00:04:39,317 --> 00:04:43,255 chính là số Fibonacci tiếp theo, 13. Đúng chứ? 121 00:04:43,255 --> 00:04:46,618 Vậy là diện tích đó còn bằng 8 x 13 nữa. 122 00:04:46,618 --> 00:04:48,880 Và bởi vì chúng ta tính toán hoàn toàn chính xác 123 00:04:48,880 --> 00:04:50,567 bằng hai cách khác nhau 124 00:04:50,567 --> 00:04:52,739 nên chúng phải cho ta cùng một kết quả, 125 00:04:52,739 --> 00:04:56,130 Đó chính là lí do tại sao, bình phương của 1, 1, 2, 3, 5, 8 126 00:04:56,130 --> 00:04:58,421 cộng lại bằng 8 x 13 127 00:04:58,421 --> 00:05:00,795 Bây giờ, nếu cứ tiếp tục quá trình này 128 00:05:00,795 --> 00:05:04,773 chúng ta sẽ lần lượt tạo ra các hình chữ nhật dạng 13 x 21 129 00:05:04,773 --> 00:05:07,167 21 x 34, và cứ thế ... 130 00:05:07,167 --> 00:05:08,576 Giờ hãy xem thứ này, 131 00:05:08,576 --> 00:05:10,769 Nếu bạn lấy 13 chia cho 8 132 00:05:10,769 --> 00:05:12,812 thì sẽ được 1.625 133 00:05:12,812 --> 00:05:16,239 Và nếu bạn cứ lấy số lớn chia cho số bé 134 00:05:16,239 --> 00:05:19,112 thì những tỉ số này sẽ dần dần tiến tới 135 00:05:19,112 --> 00:05:21,765 một số khoảng 1.618 136 00:05:21,765 --> 00:05:25,066 con số mà nhiều người đều biết, là Tỉ Số Vàng 137 00:05:25,066 --> 00:05:27,662 Một con số gây thích thú nhiều nhà toán học, 138 00:05:27,662 --> 00:05:30,908 khoa học và nhiều nghệ sĩ trong hàng thế kỉ qua 139 00:05:30,908 --> 00:05:33,139 Tôi cho các bạn thấy tất cả những thứ này là bởi vì, 140 00:05:33,139 --> 00:05:35,164 cũng giống như Toán học vậy, 141 00:05:35,164 --> 00:05:37,131 nó có một khía cạnh rất đẹp 142 00:05:37,131 --> 00:05:39,146 mà tôi e rằng vẻ đẹp ấy chưa được quan tâm một cách đầy đủ 143 00:05:39,146 --> 00:05:40,713 trong môi trường giáo dục hiện nay. 144 00:05:40,713 --> 00:05:43,546 Chúng ta đầu tư rất nhiều thời gian học cách tính toán 145 00:05:43,546 --> 00:05:46,302 nhưng lại quên đi mục đích thực tế của chúng 146 00:05:46,302 --> 00:05:49,756 mà có lẽ, trong đó có một mục đích quan trọng nhất: 147 00:05:49,756 --> 00:05:51,832 Chính là học cách tư duy. 148 00:05:51,832 --> 00:05:53,789 Nếu tôi có thể tóm gọn lại tất cả bằng một câu nói 149 00:05:53,789 --> 00:05:55,250 nó sẽ như thế này: 150 00:05:55,250 --> 00:05:58,610 Toán học không phải chỉ gồm việc đi tìm x 151 00:05:58,610 --> 00:06:01,535 Nó còn trả lời cho câu hỏi "Tại sao?" 152 00:06:01,535 --> 00:06:03,350 Cảm ơn rất nhiều 153 00:06:03,350 --> 00:06:07,757 (Tiếng vỗ tay)