Vậy là, bước xuống khỏi xe buýt, tôi hướng tới góc đường hướng về đường hướng đông tới một buổi huấn luyện chữ nổi. Đó là mùa đông năm 2009, tôi đã bị mù khoảng 1 năm. Mọi thứ đang diễn biến khá tốt. Cẩn thận rà soát hướng bên kia, tôi rẽ về bên trái, ấn nút tự động tín hiệu âm thanh cho người đi bộ, và chờ đến lượt của mình. Khi tiếng chuông reo lên, tôi cất bước và cẩn thận tiến về phía kia. Bước chân trên vỉa hè, tôi bỗng nghe thấy tiếng của một cái ghế sắt bị kéo dọc trên mặt đường bê tông ngay phía trước tôi. Tôi biết có một quán cà phê trong góc, và họ bày rất nhiều ghế trước quán, vì thế tôi chuyển hướng sang trái để tiến gần hơn đến lòng đường. Khilàm thế, tôi sượt qua cái ghế. Tôi chợt nhận ra mình đã phạm sai lầm, và tôi đi lùi lại về phía bên phải, và sượt qua cái ghế một cách hoàn hảo. Giờ thì tôi cảm thấy một chút lo lắng. Tôi đi lùi về phía bên trái, và lại sượt qua cái ghế, đang chắn đường mình. Bây giờ, tôi đã thực sự hoảng hốt. Và thế là tôi hét lên, " Ai ở đó vậy? Chuyện gì đang xảy ra vậy?" Ngay sau tiếng hét của mình, tôi nghe thấy cái gì đó giống tiếng lục lạc quen thuộc. Âm thanh nghe thật thân quen, và tôi mơ hồ nhận ra một thứ gì đó khác, và tôi tìm kiếm bằng tay trái, bàn tay tôi chạm phải cái gì đó xù xì, và tôi tình cờ sờ thấy một cái tai, cái tai của một con chó, có thể là một chú chó vàng. Dây xích của nó bị buộc vào ghế vì chủ của cô chó đã đi vào (quán) cà phê, và cô chó chỉ là đang cố gắng chào đón tôi, có lẽ là để tôi gãi tai cho nó, Ai biết được, có thể cô chó tình nguyện hỗ trợ. (Tiếng cười) Nhưng câu chuyện nhỏ này thực sự là về những nỗi sợ và sự nhận thức sai lầm đi kèm với ý tưởng băng qua thành phố mà không nhìn thấy đường, dường như là hiển nhiên với môi trường và những người xung quanh bạn. Vậy nên, hãy để tôi lùi lại và thiết lập bối cảnh một chút. Vào ngày thánh Patrick năm 2008, Tôi đã đến bệnh viện làm phẫu thuật để cắt bỏ khối u não. Ca phẫu thuật thành công. Hai ngày sau đó, thị lực của tôi bắt đầu yếu đi. Đến ngày thứ ba, nó đã mất hẳn. Ngay lập tức, tôi bị sốc bởi một cảm giác sợ hãi lạ thường nỗi hoang mang, sự tổn thương như bao người khác. Nhưng vì tôi có thời gian để dừng lại và suy nghĩ, tôi thực sự bắt đầu nhận ra tôi biết ơn rất nhiều vì điều này. Đặc biệt, tôi đã nghĩ về bố tôi, ông qua đời vì những biến chứng do việc phẫu thuật não. Lúc đó, ông đã 36 tuổi, và tôi được 7 tuổi. Vì vậy mặc dù tôi có lý do để sợ hãi trước những gì mình phải đối mặt, và không có ý tưởng rõ ràng nào về những gì sắp xảy ra, tôi vẫn còn sống. Con trai của tôi vẫn còn cha. Và ngoài ra, tôi không phải là người đầu tiên bị mất thị lực. Tôi biết chắc chắn phải có những hệ thống và các kĩ thuật và huấn luyện để sống một cuộc sống đầy đủ, năng động và ý nghĩa mà không có thị lực. Vì vậy, khi được bệnh viện cho về vài ngày sau đó, tôi ra về với một sứ mệnh, một sứ mệnh để thoát khỏi việc mù loà và có được sự luyện tập tốt nhất càng nhanh càng tốt và để bắt tay làm lại cuộc đời mình. Trong vòng sáu tháng, tôi đã trở lại làm việc. Việc luyện tập của tôi bắt đầu. Tôi bắt đầu với việc đạp xe đạp đôi với những ông bạn cũ của mình, và tự mình đi đến chỗ làm, đi bộ qua thị trấn và bắt xe buýt. Có rất nhiều khó khăn. Nhưng những gì tôi không thể lường trước với sự chuyển tiếp nhanh chóng đó, là những trải nghiệm đáng kinh ngạc của việc cân đong giữa trải nghiêm sáng mắt với trải nghiệm khiếm thị của mình tại cùng một địa điểm với cùng những con người đó chỉ trong môt thời gian ngắn. Từ đó, nảy sinh rất nhiều những (điều) bên trong (nội tâm - ND) hay (nhận thức về) bên ngoài, như tôi vẫn thường gọi, những thứ mà tôi học được kể từ khi mất thị giác. Những gì bên ngoài từ những điều vụn vặt đến những điều sâu sắc, từ trần tục tới khôi hài. Là một kiến trúc sư, việc trùng khớp giữa trải nghiệm sáng mắt và mù loà tại cùng địa điểm, cùng thành phố trong vòng một thời gian ngắn như vậy đã cho tôi những nhận thức tuyệt vời về những điều bên ngoài của chính thành phố. Tối quan trọng trong số đó là sự nhận thức rằng, thực ra thành phố là địa điểm tuyệt vời cho người mù. Và rồi tôi cũng thực sự ngạc nhiên bởi sự tốt bụng và quan tâm của thành phố trái ngược với thờ ơ hoặc tồi tệ hơn thế. Và tôi bắt đầu nhận ra rằng dường như người mù có vẻ như có một sự ảnh hưởng tích cực tới bản thân thành phố. Có một chút tò mò đối với tôi. Hãy để tôi lùi lại và xem qua tại sao thành phố lại tốt cho người mù. Sự luyện tập vốn có để phục hồi việc mất đi thị lực là học cách tin cậy vào những giác quan không dựa vào hình ảnh, những điều mà bình thường bạn có thể vô tình bỏ qua. Giống như cả một thế giới mới về thông tin cảm quan mở ra cho bạn. Tôi đã thực sự bị ấn tượng bởi sự hoà âm của những âm thanh tinh tế xung quanh mình trong thành phố mà bạn có thể nghe và nghiên cứu để biết được mình đang ở đâu, cần di chuyển như thế nào bạn và cần đi đến nơi nào. Tương tự như vậy, bằng việc nắm chặt cây gậy, bạn có thể cảm nhận kết cấu tương phản ở các tầng dưới, và qua thời gian, bạn xây dựng được khuôn mẫu nơi ở và nơi bạn muốn tới. Tương tự, chỉ cần mặt trời chiếu một phần khuôn mặt hoặc gió lùa qua cổ cũng gợi ý cho bạn và toạ độ và hướng đi của bạn qua các dãy nhà và chuyển động của bạn qua thời gian và không gian. Không chỉ thế, cả khứu giác nữa. Một số quận và thành phố có mùi riêng của nó, cũng giống như những nơi và những thứ xung quanh bạn, và nếu may mắn, bạn có thể đi theo mũi mình để tới một tiếm bánh mới mà bạn đang tìm kiếm. Tất cả những điều đó thực sự làm tôi ngạc nhiên, vì tôi bắt đầu nhận ra rằng trải nghiệm khiếm thị của mình còn đa-giác-quan hơn rất nhiều so với trải nghiêm sáng mắt trước kia. Những gì xảy ra với tôi cũng là thành phố đang thay đổi thế nào xung quanh tôi. Khi bạn sáng mắt, mọi người như dính vào bản thân, bạn chỉ để ý đến công việc kinh doanh. Mất thị lực, dù sao, đó là cả một câu chuyện khác. Và tôi không biết ai đang dõi theo ai, nhưng tôi nghi ngờ rằng rất nhiều người đang nhìn tôi. Và tôi không phải kẻ hoang tưởng, nhưng đi bất cứ đâu, Tôi cũng nhận được mọi kiểu lời khuyên: Đến đây, lại đó, cẩn thận cái này. Rất nhiều thông tin tốt. Một số hữu ích. Rất nhiều cái lại trái ngược. bạn có thể tưởng tượng ra những gì chúng ám chỉ. Một số lại sai và không thực sự hữu ích. Nhưng tất cả đều tốt đẹp trong cái kế hoạch khổng lồ này. Nhưng một lần tôi ở Oakland đi bộ dọc đường Broadway, và đi tới một góc đường. Tôi chờ tín hiệu âm thanh cho người đi bộ, và khi nó reo lên, tôi băng qua phố, đột ngột, tay phải của tôi bỗng bị nắm lấy bởi một người đàn ông, ông ấy kéo cánh tay tôi, đẩy tôi vào lề đường và kéo băng tôi qua con phố, trong khi nói chuyện với tôi bằng tiếng phổ thông. (cười lớn) Nó giống như, không có cách nào thoát khỏi cái níu chặt của ông ta nhưng ông ấy đã đưa tôi đến nơi an toàn. Tôi có thể làm được gì? Nhưng tin tôi đi, có rất nhiều cách lịch sự hơn để yêu cầu sự giúp đỡ. Chúng tôi không biết rằng bạn ở đó, nên thật tốt khi là người nói "Xin chào" đầu tiên. "Bạn có cần sự trợ giúp không?" Trong khi ở Oakland, tôi bị sốc bởi sự thay đổi quá nhiều của thành phố Oakland khi mất đi thị giác. Tôi thích được nhìn thấy nó. Đó là một thành phố tuyệt vời. Nhưng khi mất đi thị giác và đi dọc trên đường Broadway, tôi được chúc phúc trên từng con phố trên đường. "Phù hộ cho ông". "Tiến lên, anh trai" " Chúa phù hộ cho bạn". Tôi vẫn không lấy lại được thị giác. (Cười lớn) Và ngay cả khi không có thị lực, tôi cũng không gặp (tình huống) đó ở San Francisco. Và tôi biết điều đó làm phiền một số người bạn khiếm thị của tôi, không chỉ riêng tôi. Thường thì người ta nghĩ đó là cảm xúc đến từ sự thương cảm. Tôi có xu hướng nghĩ rằng nó đến từ tính chia sẻ nhân văn từ sự gắn bó của chúng ta, và tôi nghĩ rằng nó thì khá là tuyệt. Thực tế, nếu tôi cảm thấy xuống tinh thần, tôi chỉ cần tới Broadway ở trung tâm Oakland, đi dạo và cảm thấy tốt hơn khi làm thế, rất nhanh chóng. Không chỉ vậy, nó còn minh hoạ cho việc bằng cách nào người khuyết tật và người mù là một phần thiếu sót của các đường biểu đồ dân tộc, xã hội, chủng tộc và kinh tế. Người khuyết tật là người phục vụ bình đẳng. Tất cả mọi người đều được chào đón. Trên thực tế thì, tôi nghe nói rằng cộng đồng người khuyết tật thực sự chỉ có hai loại người: đó là những người bị khuyết tật, và những người chưa tìm thấy bản thân mình. Đó là một cách khác để suy nghĩ về việc đó, nhưng tôi nghĩ nó khá là đẹp, vì nó chắc chắn bao quát hơn là những tư tưởng thù nghịch giữa ta và họ hay giữa người bình thường và những người có khiếm khuyết, và nó thì thành thật và đáng trân trọng hơn trước sự mong manh trong cuộc sống. Vì vậy, điều cuối cùng mà tôi mang đến cho các bạn là thành phố không chỉ tốt cho những người mù, mà thành phố còn cần chúng tôi. Và tôi chắc chắn rằng điều mà tôi đề nghị với các bạn ngày hôm nay rằng cần phải lấy người mù làm kiểu mẫu cho cư dân thành phố để phác thảo những thành phố mới và tuyệt vời, và chứ không phải nghĩ về họ sau khi khuôn mẫu thành phố đã được đúc kết. Như vậy là quá muộn. Vậy nếu bạn thiết kế thành phố với tâm tưởng của một người mù, bạn sẽ giàu có, có mạng lưới đường đi bộ với những dãy sự lựa chọn rõ rệt hiện diện ở các dạng phố. Nếu bạn thiết kế thành phố theo ý nghĩ của một người mù, phần đường đi bộ sẽ dễ đoán và thoải mái. Khoảng cách giữa những toà nhà sẽ được cân bằng tốt giữa người và xe hơi. Thực tế, ai cần xe hơi cơ chứ? Nếu bạn mù, bạn không lái xe (Cười) Người ta không thích bạn lái xe. (cười) Nếu bạn thiết kế thành phố với tâm tưởng của người mù, bạn thiết kế một thành phố với một hệ thống vận tải thiết thực và dễ kết nối liên kết tất cả những phần của thành phố và những khu vực lân cận. Nếu bạn thiết kế thành phố với tâm tưởng của người mù, sẽ có nhiều và rất nhiều việc làm. Người mù cũng muốn làm việc. Họ cũng muốn kiếm sống. Vì vậy, với ý tưởng thiết kế một thành phố cho người mù, tôi hi vọng rằng các bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng nó thực sự sẽ bao quát hơn, công bằng hơn, hơn là một thành phố dành cho tất cả. Và dựa vào trải nghiệm sáng mắt trước đây, nó có vẻ sẽ là một thành phố rất tuyệt, nếu bạn là người mù, người khuyết tật, hay bạn chưa tìm thấy bản thân mình. Vì vậy, cám ơn các bạn. Vỗ tay.