Tôi đã viết một chuyên đề cho tờ New York Times mục Tình Yêu Hiện Đại hồi tháng giêng này. "Để rơi vào lưới tình, hãy làm như sau." Và chuyên đề là về một nghiên cứu tâm lý được thiết kế để tạo nên tình yêu lãng mạn trong phòng thí nghiệm, và trải nghiệm của bản thân tôi khi áp dụng nó vào một đêm hè năm trước. Bước thủ tục thì khá là dễ: hai người xa lạ thay phiên nhau trả lời 36 câu hỏi tăng dần tính cá nhân rồi sau đó nhìn chăm chú vào mắt nhau mà không lên tiếng trong vòng bốn phút. Đây là một số câu hỏi mẫu. Số 12: Nếu ngày mai thức dậy bạn sở hữu một năng lực hay phẩm chất, bạn sẽ chọn điều gì? Số 28: Lần cuối bạn khóc trước mặt người khác là khi nào? Khi ở một mình? Bạn thấy đó, các số thứ tự càng cao thì vấn đề cá nhân càng tăng dần. Số 30, tôi rất thích câu này: Hãy nói cho đối phương điều bạn thích ở họ; hãy thật thà lần này, nói những điều bạn hiếm khi nói đối với người mới gặp. Khi tôi lần đầu bắt gặp cuộc nghiên cứu này vài năm trước, một chi tiết đã thực sự ấn tượng tôi và đó là lời đồn rằng có hai người tham gia lúc ấy đã lấy nhau sau sáu tháng, họ đã mời toàn bộ nhân viên phòng thí nghiệm đến dự lễ. Đương nhiên, tôi đã rất ngờ vực về quá trình hình thành nên tình yêu lãng mạn này, nhưng cũng phải nói là tôi đã bị kích thích rồi. Và khi tôi có cơ hội thử nghiệm nó với bản thân, với một người tôi biết nhưng không quen, tôi chả hề mong sẽ động lòng gì. Nhưng chúng tôi đã kết nhau, và -- (Tiếng cười) Và tôi nghĩ nó là một câu chuyện hay nên tôi đã gửi về mục Tình Yêu Hiện Đại một vài tháng sau. Nó được xuất bản vào tháng giêng, và bây giờ là tháng tám, nên tôi đoán ắt hẳn các bạn chắc đang tò mò muốn biết, liệu chúng tôi có còn bên nhau? Và lí do tôi biết các bạn đang thắc mắc là vì tôi đã được hỏi hết lần này rồi lượt khác trong suốt 7 tháng qua. Và chính câu hỏi này là điều tôi muốn chia sẻ ngày hôm nay. Hãy quay lại với nó nào. (Tiếng cười) Một tuần trước khi phát hành, tôi đã rất lo lắng. Tôi đang viết một cuốn sách về chuyện tình yêu trong vài năm qua, nên tôi đã quen với lối viết về trải nghiệm bản thân với tình yêu lãng mạn trên blog. Nhưng một bài đăng như vậy chỉ đạt chừng hơn trăm lượt xem là cùng, và thường chỉ là bạn Facebook à, rồi tôi thiết nghĩ một chuyên đề trên tờ New York TImes sẽ có thể đạt hơn ngàn lượt xem. Và đó là quá nhiều sự chú ý cho một mối quan hệ chỉ vừa mới bắt đầu. Nhưng hóa ra, tôi chả biết gì cả. Thế nên khi chuyên đề được đăng trên mạng vào một buổi chiều thứ sáu, và đến ngày thứ bảy, đây chính là lưu lượng lượt xem của blog tôi. Rồi đến Chủ nhật, chương trình Today và Good Morning, America đã liên lạc. Trong vòng một tháng, bài báo đã nhận hơn 8 triệu lượt xem, và tôi, thú thật là, đã không chuẩn bị cho sự chú ý này. Nó là một chuyện phải thu thập hết can đảm để bộc lộ về sự trải nghiệm của bạn với tình yêu, nhưng để tự khám phá ra rằng chuyện tình yêu của bạn đã lên chuyên đàn quốc tế là một chuyện khác -- (Tiếng cười) và để nhận thức rằng mọi người trên thế giới đang thật tình bị lôi kéo bởi mối quan hệ chớm nở của bạn. (Tiếng cười) Và khi có người liên lạc điện thoại hay email, có khi mỗi ngày mỗi tuần, họ đều hỏi cùng một câu đầu tiên: Hai người còn quen nhau không? Thật sự thì, khi tôi đang chuẩn bị cho hôm nay, tôi đã kiểm tra nhanh hòm thư đến trong email cho câu hỏi đó và vài tin nhắn lập tức hiện ra. Chúng đều từ học sinh và nhà báo cùng với những người xa lạ tò mò. Tôi lên phỏng vấn trên radio và họ cũng hỏi. Khi tôi đang có bài nói chuyện, một người phụ nữ thậm chí hét lên, "Mandy, bạn trai cô đâu rồi?' Và tức thì, tôi thấy đỏ mặt. Tôi hiểu đây là một điều bắt buộc. Nếu bạn viết về mối quan hệ của mình cho một tờ báo quốc tế, bạn nên đoán trước rằng mọi người sẽ tự nhiên hỏi thăm về nó. Nhưng tôi đã chưa chuẩn bị cho phạm vi của câu hỏi này. Bộ 36 câu hỏi ấy như đã có một cuộc sống của chúng vậy. Thực tế, tờ New York Times đã cho phát hành một bài bổ sung cho ngày Lễ Tình Yêu, nói về trải nghiệm của độc giả khi thử bài thí nghiệm, với nhiều mức độ thành công. Nên phản xạ đầu tiên của tôi khi đối với mọi sự chú ý này chính là trở nên bênh vực cho mối quan hệ của mình. Tôi từ chối tất cả lời mời dành cho cả hai để làm một cuộc xuất hiện công chúng cùng nhau. Tôi từ chối phỏng vấn TV, kể cả những lần mời chụp hình cả hai chúng tôi. Tôi sợ chúng tôi sẽ trở thành những thần tượng cho quá trình rơi vào lưới tình, một vị trí tôi cảm thấy mình chẳng xứng đáng Rồi tôi hiểu rằng: họ không muốn biết kết quả của cuộc thí nghiệm, họ muốn biết rằng nó có tác dụng hay không: đó là, nếu nó có khả năng tạo ra một tình yêu lâu bền, không chỉ thoáng qua, mà là một tình yêu bền chặt. Nhưng đây lại là câu hỏi tôi thấy quá sức để trả lời. Mối quan hệ của tôi chỉ mới được tính vài tháng, và mọi người lại đang hỏi không đúng câu ngay từ đầu. Liệu biết được chúng tôi có bên nhau nữa không thì giúp gì cho họ? Nếu câu trả lời là không, liệu nó có biến trải nghiệm khi thử 36 câu hỏi này bớt giá trị đi không? Bác sĩ Arthur Aron lần đầu viết về những câu hỏi này trong cuộc nghiên cứu năm 1997, và đây, mục tiêu của họ không phải là tạo ra tình yêu lãng mạn. Thay vào đó, họ muốn tăng cường sự gần gũi cá nhân giữa những sinh viên với nhau, bằng cách áp dụng điều mà Aron gọi là "sự bày tỏ bản thân, đối ứng, lâu dài và tăng dần tính cá nhân." Nghe có vẻ lãng mạn, đúng không? Nhưng cuộc nghiên cứu đã có tác dụng. Người tham gia quả thực đã gần gũi nhau hơn, và vài cuộc nghiên cứu theo sau cũng áp dụng công thức giao hữu của Aaron như một cách xây dựng cấp tốc mức độ thân mật và tin cậy khi mới quen. Họ đã áp dụng cho những cộng sự cảnh sát và thành viên cộng đồng, cũng như cho những người có quan điểm chính trị đối lập nhau. Bản nghiên cứu gốc của mọi sự, thứ mà tôi đã thử hè năm rồi, bộ câu hỏi cá nhân với 4 phút trao đổi ánh nhìn cho nhau, đã được đề cập trong mục này, nhưng thật tiếc là nó đã không được công bố. Một vài tháng trước đây, tôi đã có một bài nói tại vài trường giáo dục khai phóng, và một sinh viên đến chào hỏi tôi, khá là ngại ngùng, "Em đã thử nghiên cứu của cô và đã không thành công." Cậu ấy dường như rối bời bởi nó. "Ý em là em không thấy thích người em đã thử cùng?" Tôi hỏi. "Thực ra thì..." Cậu ngập ngùng. "Em nghĩ cô ấy chỉ muốn làm bạn." "Nhưng hai người làm bạn tốt hơn chứ nhỉ?" Tôi hỏi. "Em có cảm thấy rằng hai người hiểu nhau hơn sau đó không?" Cậu gật đầu. "Thế thì, nó có tác dụng rồi," Tôi nói. Tôi không nghĩ đó là câu trả lời cậu ấy đang tìm kiếm. Thực chất, tôi không nghĩ đó là câu trả lời mà chúng ta đang tìm kiếm khi bàn về tình yêu. Tôi bắt gặp cuộc nghiên cứu này lần đầu khi mới 29 tuổi và tôi đang trải qua một cuộc chia tay rất khó khăn lúc đó. Tôi đã ở trong mối quan hệ đó từ năm lên 20, có thể nói là những năm trăng tròn, và anh ấy là mối tình đầu của tôi, tôi không thể hình dung ra cuộc sống thiếu bóng dáng anh ấy được. Nên tôi tập trung vào khoa học. Tôi tìm tòi mọi thứ tôi có thể về khoa học của tình yêu, và tôi nghĩ tôi sẽ nguôi ngoai phần nào khỏi nỗi đau đó. Tôi không biết liệu có ngộ ra điều này lúc ấy chưa -- Tôi nghĩ tôi chỉ đang sưu tầm cho cuốn sách đang dở dang -- nhưng nó lại rất rõ ràng trong trí nhớ. Tôi hi vọng rằng nếu tôi chuẩn bị bản thân với kiến thức về tình yêu, tôi chắc đã không cảm thấy cô quạnh và khủng khiếp như hồi trước rồi. Và tất cả kiến thức này đều hữu dụng trong vài khía cạnh. Tôi trở nên kiên trì hơn với tình yêu, tôi thư giãn nhiều hơn. Tôi tự tin về việc đòi hỏi cho thứ mà mình muốn. Nhưng tôi cũng có thể xem xét bản thân rõ hơn, và nhận dạng được thứ tôi muốn đôi lúc vượt quá mức yêu cầu hợp lý. Những gì tôi muốn từ tình yêu là sự bảo đảm, không chỉ được yêu ngày hôm nay và cả ngày hôm sau, mà là tôi sẽ được yêu bởi người tôi yêu mãi mãi. Có thể chính là khả năng của sự cam đoan mà mọi người không ngừng hỏi khi họ muốn biết liệu chúng tôi còn bên nhau hay không. Câu chuyện mà giới truyền thông kể về bộ 36 câu hỏi nói về sự thực hư của con đường tắt dẫn đến tình yêu. Có thể có một lối đi tránh được những mối nguy tham gia, và đây là một câu chuyện lôi cuốn, bởi vì được yêu say mê thật tuyệt, nhưng đồng thời cũng thật đáng sợ. Cái khoảnh khắc mà bạn thú nhận tương tư một ai đó, bạn đang đảm đương một sự mất mát khá to lớn, và nó đúng là các câu hỏi này chỉ bổ sung một cơ chế cho sự tìm hiểu lẫn nhau cấp tốc, cũng như cho sự được biết đến, và tôi nghĩ đây chính là điều mà đa số chúng ta trông chờ từ tình yêu: để được biết đến, được cảm thấy, được thấu hiểu. Nhưng khi đến vấn đề tình yêu, chúng ta quá sẵn sàng chấp nhận phiên bản ngắn của câu chuyện. Phiên bản mà chỉ gồm 1 câu hỏi, "Các bạn còn ở bên nhau không?" và nội dung là một câu trả lời có hoặc không. Thế nên thay vì câu hỏi đó, tôi muốn đề nghị chúng ta hãy hỏi nhưng câu có chiều sâu hơn, như thế này: Làm sao bạn quyết định được ai xứng đáng với tình yêu của bạn và ai thì không? Làm sao bạn giữ vững được tình yêu khi mọi thứ trở nên khó khăn, và làm sao bạn biết khi nào là nên từ bỏ tất cả? Làm sao bạn sống cùng với sự nghi ngờ mà cứ luồng lách vào bất cứ quan hệ nào, hay thậm chí khó hơn nữa, làm sao bạn sống được trong sự hoài nghi? Tôi không biết được câu trả lời cho những câu hỏi dạng này, nhưng tôi biết chúng là một khởi đầu quan trọng cho một cuộc tâm sự chân thực về ý nghĩa của tình yêu. Do đó, nếu bạn muốn nó, phiên bản ngắn của câu chuyện mối quan hệ của tôi là đây: một năm trước, một người quen và tôi đã nghiên cứu với mục đích tạo nên tình yêu lãng mạn, rồi chúng tôi đã thích nhau, và chúng tôi vẫn còn bên nhau, và tôi rất mừng vì điều đó. Tuy nhiên, rơi vào lưới tình không giống như việc ở lại lưới tình. Rơi vào lưới tình là phần dễ nhất thôi. Tôi đã viết cuối chuyên mục, "Tình yêu không tự nhiên xảy ra với ta. Chúng ta yêu nhau bởi chúng ta đều lựa chọn như vậy. " Và tôi khá run người khi đọc lại nó bây giờ, không vì nó không đúng, mà vì lúc đó, tôi đã không cân nhắc kĩ mọi thứ được chứa đựng trong quyết định ấy. Tôi đã không cân nhắc số lần chúng ta đã buộc phải đưa ra quyết định đó và số lần tôi sẽ tiếp tục tìm đến sự lựa chọn như vậy dù có biết hay không anh ấy sẽ luôn luôn chọn tôi. Tôi muốn nó đủ để có thể hỏi và trả lời 36 câu ấy, và đủ để chọn mà yêu một con người tốt bụng, rộng lượng và vui vẻ và đủ để công bố sự lựa chọn đó trên tờ báo hàng đầu nước Mỹ. Bù lại, việc tôi đạt được chính là làm cho mối quan hệ của mình trở thành một chuyện cổ tích mà tôi không tin vào mấy. Và thứ tôi muốn, thứ mà có lẽ tôi sẽ dành trọn đời ấp ủ, chính là cho câu chuyện cổ tích ấy thành hiện thực. Tôi muốn kết thúc có hậu được lồng vào trong tựa đề chuyên mục, điều đó, nói đúng hơn, là phần duy nhất của bài viết mà tôi chẳng hề đụng bút đến. (Tiếng cười) Nhưng thứ tôi có thay vào đó lại là cơ hội được lựa chọn để yêu một người, và hi vọng rằng anh ấy sẽ đáp trả lại tình yêu của tôi, và nó rất đáng sợ, nhưng đó lại chính là điều khoản của tình yêu. Xin cám ơn.