Xin chào, cảm ơn đã theo dõi, tôi là Mike chen. Hiện nay chúng ta đều biết rằng Everest là ngọn núi cao nhất trên thế giới, nói một cách chính xác, nó cao nhất nếu bạn so với mực nước biển. Nhưng hãy nói về một ngọn núi lớn hơn rất nhiều, chúng ta hãy nói về ngọn núi lớn nhất trong hệ Mặt trời. Một lần nữa, nói một cách chính xác, ngọn núi này lớn nhất trong hệ Mặt trời Vâng, đó là núi lửa và thuật ngữ chuyên môn nhìn chung gọi nó là người khổng lồ. Ngọn núi này có tên là Olympus Mons và tọa lạc gần đường xích đạo sao Hỏa ở khu vực Tharsis Montes. Ngọn núi khổng lồ này còn có những anh em của nó trên hành tinh Đỏ. Ngọn núi cao nhất trong số đó có độ cao lên đến 25 km. kích thước của nó tương đương bang Arizona, và nếu bạn nghĩ: Ồ thật là lớn, thì thật ra núi Olympus Mons còn lớn hơn rất nhiều, tương đương với nước Pháp. Nó được đặt theo tên của các vị thần trong Thần thoại Hy Lạp, Khi so sánh nó với đỉnh núi cao nhất trên Trái đất, đỉnh Olympus Mons cao gấp 3 lần so với Everest chỉ cao 8.840m so với mực nước biển. và ngọn núi lửa cao nhất thế giới ở Hawaii có tên là Mauna Loa, chỉ cao 10.080m so với mực nước biển trong khi đỉnh Olympus Mons cao gần 27.000m tính từ chân đến đỉnh núi, Olympus Mons to gấp đôi kích thước của Mauna Loa. Và nếu bạn kết hợp tất cả các hòn đảo và núi lửa ở Hawaii , thì chúng nằm lọt thỏm trong lòng của ngọn núi khổng lồ trên sao Hỏa. Và còn nữa, Núi Olympic Mons thậm chí vượt trên cả những đám mây khí quyển của sao Hỏa. Đó là điều không ngọn núi nào trên Trái đất có thể cao như vậy. Và đây là cách nó được hình thành. Tuy đỉnh Olympus Mons chính xác là một ngọn núi lửa, nhưng là một trong số những núi lửa không phun trào, nên nó được xếp vào loại núi lửa hình khiên, nghĩa là thay vì phun dung nham và các vật chất núi lửa lên không trung, thì dung nham lại chảy xuống sườn núi. Đây có thể là một trong những lý do khiến Olympus Mons trở nên khổng lồ. Và vì sao Hỏa không có các mảng kiến tạo như Trái đất, khiến núi lửa nóng chảy, chảy tới tại đỉnh gọi là điểm nóng, tạo nên dòng dung nham liên tiếp và ổn định. Vì vậy, khi dung nham chảy ra từ miệng núi lửa, nó bồi đắp theo thời gian và trở thành một phần vùng đất bao xung quanh. Thực tế, Olympus Mons có khối lượng lớn như vậy, và nó uốn theo hình dạng tự nhiên của hành tinh này, và những điểm nóng cũng góp phần vào sự hình thành các núi lửa lớn khác trên sao Hỏa. Những ngọn núi khổng lồ trong vùng núi Tharsis này rất lớn, và đỉnh của chúng rất cao đã gây ra những cơn bão bụi gây hại cho Sao Hỏa. Hiện tượng này được Giovanni Schiaparelli, nhà thiên văn học người Ý vào cuối thế kỷ 19 quan sát thấy lần đầu tiên. Ngoài ra trong số các đặc điểm độc đáo của Olympic Mons còn có 6 hõm chảo hoặc hố sập ở trên đỉnh của mỗi ngọn núi, làm cho đỉnh núi lửa tạo thành một chỗ lõm rộng khoảng 53 dặm. Những hõm chảo này xuất hiện theo thời gian khi magma được hình thành từ dung nham và vỡ vụn, không thể giữ được bề mặt phía trên. Bao quanh cạnh ngoài của Olympus Mons là một vách đá cao đến 9.600m, cao tương đương với núi lửa lớn nhất trên Trái đất. Một đặc điểm thú vị khác của Olympus Mons là nó có thể có các dòng sông băng. Do khí hậu bất thường của sao Hỏa, nơi này trước đây có thể có băng tuyết, góp phần trong việc hình thành những mảnh vỡ đông cứng trên nền của những núi lửa hình khiên. Và kể từ Olympus Mons và các núi lửa xung quanh tọa trên điểm nóng nham thạch và liên tục phun ra các vật chất núi lửa, bởi vì không có mảng kiến tạo để đẩy chúng ra khỏi những điểm này, nên núi lửa lớn nhất của hệ Mặt trời này vẫn tiếp tục phình to ngay cả khi chúng ta đang nói chuyện. Hiển nhiên Olympus Mons không phải là ngọn núi hay núi lửa duy nhất trong hệ Mặt trời, nhưng chắc chắn nó là lớn nhất. Trên khắp các hành tinh và tiểu hành tinh, có hàng chục miệng núi lửa, đồi và núi có quy mô lớn. Điều này để bạn có thể hình dung về mức độ khổng lồ của Olympus khi so sánh với các địa hình khác trong hệ Mặt trời. Đây là ba trong số các ngọn núi lớn nhất khác. Ascreaus Mons có độ cao 18.080m, cao nhất trong ba ngọn núi lửa thuộc dãy Tharsis Montesin Mar gần núi lửa Olympus Mons. Lần đầu tiên được phát hiện bởi tàu vũ trụ Mariner 9 vào năm 1971. lúc đầu nó được cho là một điểm lớn trong một cơn bão bụi mà còn được gọi là Điểm phía Bắc. Tuy nhiên, hình ảnh trong những năm sau đó hé lộ rằng Điểm phía Bắc thực sự là một ngọn núi lửa khổng lồ và sau đó nó đã được đổi tên thích hợp. Equatorial Ridge of Iapetus. Đặc điểm kỳ lạ này xuất hiện trên Mặt trăng của sao Thổ, làm nó hiện ra như một quả hồ đào, là một dãy núi gần xích đạo với đỉnh cao nhất là khoảng 20.000m Các nhà khoa học vẫn chưa chắc về sự hình thành của dãy núi bởi Mặt trăng, nhưng có giả thuyết cho rằng đó là vết tích còn lại của hình dạng dẹt ban đầu của Mặt trăng, hoặc phần còn lại của một vòng tròn méo mó. Và cuối cùng, Rheasilvea Mons Đây là ngọn núi cao 21.200m nằm ở trung tâm của một miệng núi lửa rộng 48.280m trên tiểu hành tinh Vesta. Một số nhà khoa học cho rằng, Rheasilvea là đỉnh cao nhất trong hệ Mặt trời, hơn cả Olympus Mons, Nhưng ngay cả với các vệ tinh quan sát, việc tính toán chiều cao chính xác của ngọn núi vẫn còn phức tạp và gây tranh luận. Vì vậy, chỉ đến khi các nghiên cứu được tiến hành trên Rheasilvea Mons hay những ngọn núi khổng lồ khác được tìm thấy đâu đó trong hệ Mặt trời, thì đỉnh cao nhất vẫn sẽ là Olympus Mons. Và như tôi đã đề cập trước đây, vì các điều kiện núi lửa trên sao Hỏa và không có mảng kiến tạo địa tầng trên Sao Hỏa, nên có rất nhiều không gian cho núi lửa này phát triển, và dĩ nhiên có vô số thiên hà trong vũ trụ này, và chúng ta thậm chí không biết vũ trụ to lớn như thế nào. Vì vậy, tôi chắc chắn có vô vàn núi lửa ngoài kia còn lớn hơn cả Olympus Mons. Nhưng cho đến lúc đó, Titan này sẽ vẫn là vua của các ngọn núi, vâng, ít nhất trong hệ Mặt trời này. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã xem video này, Hẹn gặp lại các bạn.