Hình xăm thường được mô tả trên các phương tiện thông tin đại chúng như là dấu hiệu của sự nguy hiểm, tà đạo hay ham mê nhất thời của giới trẻ. Trong khi phong cách hình xăm thay đổi, và ý nghĩa của chúng cũng khác nhau ở từng nền văn hóa, việc xăm mình cũng cổ xưa như chính nền văn minh của nó vậy. Xăm trên da với mục đích trang trí vẫn còn tồn tại khắp nơi trên thế giới, lâu đời nhất là trên xác ướp Peru có niên đại 6,000 năm TCN. Bạn có bao giờ tự hỏi hình xăm được thực hiện như thế nào không? Bạn có thể biết rằng da tự bong ra, và ta mất đi khoảng 30-40,000 tế bào da/giờ. Tức khoảng 1,000,000 tế bào/ngày. Thế thì, làm thế nào hình xăm lại không bị bong ra cùng với da? Câu trả lời đơn giản là khi xăm, sắc tố màu được đưa vào sâu hơn bên trong thay vì nằm ở lớp da ngoài có thể bị bong ra. Trong suốt lịch sử, các nền văn hóa sử dụng các phương pháp xăm khác nhau. Nhưng chiếc máy xăm hiện đại đầu tiên được mô phỏng theo chiếc máy khắc của Thomas Edison và chạy bằng điện. Máy xăm được sử dụng ngày nay có nhiều kim nhỏ, được nạp thuốc nhuộm, đâm vào da với tần suất 50-3,000 lần/phút. Các mũi kim đâm qua lớp biểu bì, cho phép mực thấm sâu hơn vào lớp hạ bì, nơi có các sợi collagen, dây thần kinh, các tuyến, mạch máu và nhiều hơn nữa. Mỗi lần kim đâm vào da, nó tạo ra 1 vết thương báo động cho cơ thể kích hoạt quá trình chống viêm nhiễm, kêu gọi tế bào miễn dịch di chuyển đến vết thương và chữa lành cho da. Đây chính là quá trình làm cho hình xăm tồn tại vĩnh viễn. Đầu tiên, những tế bào chuyên biệt - đại thực bào sẽ xơi tái những kẻ xâm nhập nhằm ngăn chặn viêm nhiễm. Khi di chuyển qua hệ thống bạch huyết, một vài trong số này được đưa trở lại cùng với thuốc nhuộm vào các hạch bạch huyết trong khi những tế bào khác nằm lại trong lớp hạ bì. Không thể thải các sắc tố ra ngoài, thuốc nhuộm nằm lại trong tế bào và vẫn nhìn thấy được qua da. Một số hạt mực lơ lửng trong ma trận dạng gel của lớp hạ bì, trong khi số hạt khác bị tế bào da nhấn chìm gọi là nguyên bào sợi. Ban đầu, mực cũng lắng ở lớp biểu bì, nhưng khi da lành, các tế bào biểu bì hư tổn bị bong ra và được thay thế bởi các tế bào mới không có thuốc nhuộm lớp trên cùng bong ra giống như khi bị cháy nắng. Với các hình xăm chuyên nghiệp, ta không thấy hiện tượng phồng rộp hay bong tróc và cần 2-4 tuần để tái tạo biểu bì, thời gian này, cần tránh phơi nắng hoặc đi bơi để tránh làm phai màu hình xăm. Tuy nhiên, các tế bào da vẫn giữ như cũ cho đến khi chết đi. Khi tế bào da chết đi, các tế bào gần đó hấp thu phần mực mà nó để lại vậy nên, mực xăm vẫn ở nguyên đó. Nhưng hình xăm vẫn phai theo thời gian, vì cơ thể phản ứng lại với các hạt sắc tố các đại thực bào của hệ miễn dịch dần dần phá vỡ và đào thải chúng ra ngoài. Bức xạ tia cực tím cũng góp phần vào quá trình phá vỡ các hạt sắc tố, mặc dù kem chống nắng có thể giúp giảm thiểu việc này. Nhưng vì các tế bào da tương đối ổn định, đa số các hạt mực vẫn ở sâu trong da suốt một đời người. Nhưng nếu hình xăm là mãi mãi, có cách nào để xóa nó đi không? Về mặt kỹ thuật, có. Ngày nay, người ta dùng máy laser chiếu xuyên qua ngoại bì làm vỡ các sắc tố dưới da ở các bước sóng khác nhau màu đen là màu dễ bị phá vỡ nhất. Tia laser phá vỡ các giọt mực thành những phần nhỏ hơn, thứ mà, sau đó, dễ dàng bị xoá bỏ bởi các đại thực bào, Nhưng một số mực màu lại khó xóa và phiền phức hơn hơn các loại khác,. Vì lý do này, việc xóa đi vẫn khó hơn là tạo ra 1 hình xăm nhưng không phải là không thể. Vậy nên, một hình xăm có thể không tồn tại mãi mãi, nhưng lại có bề dày lịch sử hơn bất cứ nền văn hóa đương đại nào. Và sự phổ biến của chúng qua ngần ấy năm là minh chứng cho việc nghệ thuật xăm mình còn tồn tại mãi mãi.