Martin Luther King
đã không nói
“Tôi có một cơn ác mộng”,
khi ông ấy truyền cảm hứng vào những cuộc vận động quyền công dân
Ông ấy nói, “Tôi có một giấc mơ”.
Và tôi có một giấc mơ.
Tôi có một giấc mơ là chúng ta có thể ngừng nghĩ rằng
tương lai sẽ là một cơn ác mộng,
và đây sẽ là một thách thức,
bởi vì, nếu bạn nghĩ
về từng bộ phim rất thành công trong thời gian gần đây,
gần như tất cả viễn cảnh cho loài người
là tận thế
Tôi nghĩ bộ phim này
là một trong những màn khó coi nhất của thời đại, “Con đường”.
Đó là một thước phim đẹp,
nhưng mọi thứ trong đó thì hoang tàn,
mọi thứ đều chết.
Và chỉ có một người cha và đứa con trai
tìm cách sống sót, đi dọc theo con đường.
Và tôi nghĩ cuộc vận động vì môi trường
mà tôi là một phần trong đó
sẽ góp phần
tạo nên viễn cảnh của tương lai
Từ lâu rồi,
chúng ta lo lắng về một viễn cảnh như ác mộng
về những gì sắp diễn ra
Chúng ta tập trung vào kịch bản tồi tệ nhất.
Chúng ta tập trung vào những vấn đề
Và chúng ta chưa nghĩ đầy đủ
về những giải pháp.
Chúng ta dùng sự sợ hãi, nếu bạn thích,
để thu hút sự chú ý của mọi người.
Và bất cứ nhà tâm lý học nào cũng sẽ nói cho bạn biết
rằng sự sợ hãi trong sinh vật
liên quan tới cơ chế phản ứng tự nhiên.
Nó là một phần của cơ chế phản ứng và chiến đấu tự vệ,
khi môt động vật bị đe dọa --
hãy nghĩ tới một con nai
Một con nai sợ đến đông cứng
sẵn sàng bỏ chạy.
Và tôi nghĩ đó là những gì chúng ta đang làm
khi chúng ta yêu cầu mọi người tham gia vào kế hoạch của mình
xung quanh vấn đề suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu
Mọi người đang thấy sợ và sắp bỏ chạy
bởi vì chúng ta đang dùng sự sợ hãi.
Và tôi nghĩ cuộc vận động vì môi trường cần được phát triển
và bắt đầu nghĩ xem
sự tiến bộ sau đó là gì
Điều gì sẽ cải thiện số phận con người?
Một trong những vấn đề chúng ta đối mặt, theo tôi nghĩ,
là việc chỉ những người đầu cơ vừa mua hết hàng trên thị trường
liên quan tới tiến trình
là có khái niệm nào về tài chính cho sự tiến bộ,
có khái niệm nào về kinh tế cho sự tiến bộ
bằng cách nào đó,
nếu chúng ta làm gia tăng đúng những con số,
chúng ta sẽ trở nên tốt hơn,
dù là sự tiến bộ trên thị trường chứng khoán,
dù là sự tiến bộ với GDP
và tăng trưởng kinh tế,
bằng cách nào đó cuộc sống sẽ trở nên tốt hơn.
Điều này thu hút lòng tham của con người
thay vì sự sợ hãi --
rằng càng nhiều thì càng tốt.
Nào. Ở phương Tây, chúng ta có đủ.
Có lẽ một vài nơi trên thế giới không như vậy, nhưng chúng ta có đủ.
Và chúng ta biết được trong khoảng thời gian dài rằng đây không phải là thước đo tốt
cho sự hưng thịnh của các quốc gia.
Thật sự, người sáng tạo ra hệ thống sổ sách kế toán quốc gia,
Simon Kuznets, vào những năm 1930,
nói rằng, “ Sự hưng thịnh của một quốc gia
khó có thể được suy ra từ thu nhập quốc gia.”
Nhưng chúng tôi vừa sáng tạo ra hệ thống sổ sách kế toán quốc gia
chủ yếu dựa trên sản xuất
và những thứ liên quan tới sản xuất.
Và thật sự, đây hầu như thuộc về lịch sử, và nó có thời điểm lịch sử của nó.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, chúng ta cần phải sản xuất hàng loạt các thứ.
Và thật sự, chúng ta đã rất thành công trong việc sản xuất vài thứ
mà đã tàn phá rất nhiều thứ của Châu Âu, và chúng ta phải xây dựng lại chúng sau đó.
Và vì vậy hệ thống sổ sách kế toán quốc gia
thành ra gắn với những gì chúng ta sản xuất ra.
Nhưng từ năm 1968,
người nhìn xa trông rộng này, Robert Kennedy,
lúc khởi đầu cho chiến lược tranh cử tổng thống không may của mình,
đã đưa ra một cơ cấu ấn tượng nhất
về tổng sản phẩm quốc gia
từ đó đến giờ.
Và khi ông ấy hoàn thành bài nói với câu nói
“ Tổng sản phẩm quốc gia
đo lường được mọi thứ chỉ trừ
cái mà làm cuộc sống đáng giá.”
Điên rồ quá phải không? Thước đo sự tiến bộ của chúng ta,
thước đo chủ yếu cho sự tiến bộ xã hội,
đo lường được mọi thứ
trừ cái mà làm cho cuộc sống đáng giá?
Tôi tin rằng, nếu Kennedy còn sống tới nay,
ông ấy sẽ yêu cầu các nhà thống kê như tôi
ra ngoài và tìm cho ra
cái làm cho cuộc sống đáng giá.
Ông ấy sẽ yêu cầu chúng ta thiết kế lại
hệ thống sổ sách kế toán quốc gia
dựa trên
những thứ quan trọng như công bằng xã hội,
sự bền vững
và sự thịnh vượng của người dân.
Và thật sự, các nhà khoa học xã hội đã ra ngoài
và hỏi những câu hỏi này trên toàn thế giới.
Điều này là từ một cuộc khảo sát toàn cầu.
Nó hỏi người dân, họ muốn gì.
Và thật ngạc nhiên, người dân trên toàn thế giới
nói rằng cái mà họ muốn
là hạnh phúc, cho bản thân họ,
cho gia đình họ, cho con cái họ,
cho cộng đồng của họ.
Rồi, họ nghĩ tiền chỉ hơi quan trọng.
Tiền đó, nhưng nó gần như không quan trọng bằng sự hạnh phúc,
và nó gần như không quan trọng bằng tình yêu.
Chúng ta đều cần phải yêu thương và được yêu thương trong cuộc sống.
Tiền gần như không quan trọng bằng sức khỏe.
Chúng ta muốn được khỏe mạnh và sống cuộc sống trọn vẹn.
Những điều này dường như là khát khao tự nhiên của con người.
Tại sao các nhà thống kê lại không đo lường những thứ này?
Tại sao chúng ta không nghĩ đến sự tiến bộ của quốc gia trong những điều kiện này,
thay vì chỉ là bao nhiêu thứ chúng ta có?
Và thật ra, đây là những gì tôi vừa làm khi trưởng thành --
là nghĩ xem bẳng cách nào chúng ta đo lường hạnh phúc,
bằng cách nào chúng ta đo lường sự thịnh vượng,
bằng cách nào chúng ta đo lường được giới hạn của môi trường.
Và chúng tôi đã sáng tạo ra, tại tổ chức mà tôi làm việc,
Tổ chức Kinh tế mới,
cái mà chúng tôi gọi là Chỉ số Hành tinh Hạnh Phúc,
bởi chúng tôi cho rằng người dân đáng được hạnh phúc và hành tinh cũng đáng được hạnh phúc.
Tại sao chúng ta không tạo ra một thước đo sự tiến bộ thể hiện điều đó?
Và những gì chúng tôi làm,
là chúng tôi chúng cho rằng thành quả cơ bản của một quốc gia
là nó thành công thế nào
trong việc tạo ra cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh cho công dân của nó.
Đó nên là mục đích
của mọi quốc gia trên hành tinh.
Nhưng chúng ta phải nhớ rằng
có một nguyên tắc cơ bản đưa vào đó,
và đó là chúng ta sử dụng bao nhiêu tài nguyên của hành tinh.
Chúng ta đều có chung một hành tinh thôi. Chúng ta phải cùng chia sẻ nó.
Đó là nguồn tài nguyên khan hiếm quan trọng,
là một hành tinh mà chúng ta chia sẻ.
Và nền kinh tế rất quan tâm đến sự khan hiếm.
Khi có tài nguyên khan hiếm
thì nó muốn biến chúng thành
một đầu ra được mong đợi,
nó cân nhắc với sự hiệu quả.
Nó cân nhắc xem chúng ta thu được bao nhiêu lợi ích từ cái giá mình phải trả.
Và đây là thước đo sự thịnh vượng
chúng ta có được từ việc sử dụng tài nguyên trái đất.
Đó là thước đo sự hiệu quả.
Và có lẽ cách dễ nhất để chỉ cho các bạn xem điều đó,
là trình bày với các bạn biểu đồ này.
Chạy dọc theo những đường nằm ngang của biểu đồ,
là “dấu ấn về mặt sinh thái”,
là thước đo lượng tài nguyên mà chúng ta sử dụng
và áp lực mà chúng ta đặt lên hành tinh.
Càng nhiều thì càng tệ.
Chạy theo cột dọc lên trên,
là thước đo “những năm sống hạnh phúc”.
Nó đo sự thịnh vượng của các quốc gia.
Nó tựa như tuổi thọ trung bình điều chỉnh theo mức độ hạnh phúc.
Nó tựa như chất lượng và số lượng của cuộc sống ở mỗi quốc gia.
Và những điểm màu vàng đó , là mức trung bình toàn cầu.
Này, có một mũi tên lớn của các quốc gia
xung quanh mức trung bình toàn cầu.
Phía trên bên phải của biểu đồ,
là các quốc gia đang hoạt động khá tốt và tạo ra sự thịnh vượng,
nhưng họ sử dụng nhiều thứ của hành tinh để đạt được điều đó.
Đó là Mỹ,
các nước Phương Tây những nước bên kia ở những tam giác đó
và một số nước vùng Vịnh ở đó nữa.
Ngược lại, ở phía dưới bên trái của biểu đồ,
là các quốc gia không tạo ra nhiều sự thịnh vượng --
tiêu biểu là khu vực phía nam Sahara ở Châu Phi.
Theo lập luận của Hobbes,
cuộc sống ở đó ngắn ngủi và bạo tàn.
Tuổi thọ trung bình ở nhiều nước này
chỉ có 40 năm.
Bệnh sốt rét, HIV/AIDS
đang giết chết nhiều người
ở những khu vực này trên thế giới.
Nhưng này có tin tốt lành!
Có một số quốc gia ở phía trên, những tam giác màu vàng,
những nước làm tốt hơn mức trung bình toàn cầu,
nằm phía trên bên trái biểu đồ.
Đây là phần biểu đồ được mong đợi.
Chúng ta muốn ở phía trên bên trái, nơi cuộc sống tốt đẹp mà không bắt trái đất phải trả giá.
Đó là Châu Mỹ Latin.
Đất nước ở trên cùng
là nơi tôi chưa từng đến.
Có thể một số trong các bạn từng đến.
Costa Rica.
Costa Rica --
tuổi thọ trung bình là 78,5 năm.
Nó dài hơn ở Mỹ.
Theo thăm dò dư luận gần đây nhất của Viện Gallup,
quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh --
hơn bất cứ ai; hơn cả Thụy Sĩ và Đan Mạch.
Đó là nơi hạnh phúc nhất.
Họ làm điều đó
bằng một phần tư tài nguyên
được sử dụng tiêu biểu như các nước Phương Tây --
một phần tư nguồn tài nguyên.
Chuyện gì đang diễn ra ở đó?
Chuyện gì đang xảy ra ở Costa Rica?
Chúng ta xem một số dữ liệu.
99% điện được tạo ra từ tài nguyên có thể phục hồi.
Chính phủ của họ là một trong những người đầu tiên cam kết
trung hòa carbon vào năm 2021.
Họ bãi bỏ quân đội
vào năm 1949 --
1949.
Và họ đầu tư vào những chương trình xã hội --
sức khỏe và giáo dục.
Họ có mức bình chọn cao nhất ở Châu Mỹ Latin
và trên thế giới.
Và họ có được sự rung cảm ở Latin, đúng không.
Họ có sự quan hệ xã hội tốt.
(Tiếng cười)
Thách thức là, có thể -- và điều mà chúng ta có lẽ đang nghĩ đến --
tương lai
có lẽ không phải là Bắc Mỹ,
có lẽ không phải là các nước phía Tây Châu Âu.
Nó có thể là Châu Mỹ Latin.
Và thách thức, thực sự,
là phải nâng mức trung bình toàn cầu lên trên đây.
Đó là những gì chúng ta cần làm.
Và nếu chúng ta định làm điều đó,
chúng ta cần kéo các nước từ phía dưới lên,
và chúng ta cần kéo các nước từ bên phải biểu đồ qua.
Và thế là chúng ta bắt đầu tạo ra một hành tinh hạnh phúc.
Đó là một cách nhìn.
Một cách khác để xem xét là xem xét xu hướng theo thời gian.
Chúng tôi không có dữ liệu tốt cho mọi quốc gia trên thế giới,
nhưng có cho vài nước giàu nhất, nhóm OECD.
Và đây là khuynh hướng thể hiện sự thịnh vượng trong suốt khoảng thời gian đó,
một sự gia tăng nhỏ,
nhưng đây là khuynh hướng dựa trên dấu ấn về mặt sinh thái.
Và như vậy theo phương pháp luận về hành tinh hạnh phúc thật nghiêm túc,
chúng ta đang trở nên kém hiệu quả hơn
trong việc biến nguồn tài nguyên khan hiếm quan trọng
thành những gì chúng ta mong muốn.
Và vần đề thật sự là, như tôi nghĩ,
có thể mọi người trong phòng này
đều mong muốn xã hội đến năm 2050
không có tận thế
điều gì đó sẽ xảy ra.
Thật sự không còn lâu nữa.
Nửa đời người nữa sẽ trôi qua.
Một đứa trẻ vào trường học hôm nay
sẽ ở tuổi của tôi vào năm 2050.
Đây không phải là tương lai xa xôi.
Đây là những gì chính phủ Anh nhắm tới
để loại bỏ carbon và hiệu ứng nhà kính
Và tôi đặt ra điều đó cho các bạn, đó không phải là chuyện kinh doanh thường ngày.
Điều đó đang làm thay đổi việc kinh doanh của chúng ta
Điều đó đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra các tổ chức,
cách chúng ta thực thi chính sách của chính phủ, cách chúng ta sống.
Và vấn đề là,
chúng ta cần xúc tiến gia tăng sự thịnh vượng.
Không ai có thể đi ra trước dư luận quần chúng
và nói rằng chất lượng cuộc sống sẽ giảm xuống.
Không ai trong chúng ta, tôi nghĩ,
muốn tiến trình của loài người sẽ dừng lại.
Tôi nghĩ chúng ta muốn nó tiếp tục diễn ra.
Tôi nghĩ chúng ta muốn số mệnh loài người sẽ còn kéo dài.
Và tôi nghĩ đây là chỗ cho những người hoài nghi và phủ nhận sự biến đổi khí hậu.
Tôi nghĩ đây là những gì họ muốn. Họ muốn chất lượng cuộc sống tiếp tục tăng lên.
Họ muốn gìn giữ những gì họ đang có.
Và nếu chúng ta định chống lại họ,
tôi nghĩ đó là những gì chúng ta cần làm.
Và đó có nghĩa là chúng ta phải thật sự làm tăng tính hiệu quả nhiều hơn nữa.
Thế đấy đó là tất cả những cái dễ dàng để vẽ biểu đồ và những thứ tương tự,
nhưng vấn đề là chúng ta cần xoay trở những đường cong này.
Và đây là chỗ mà tôi nghĩ chúng ta có thể làm theo
lý thuyết hệ thống, những kỹ sư hệ thống,
chỗ mà họ tạo ra những vòng hồi tiếp,
đưa ra đúng thông tin ở đúng thời điểm.
Con người được thúc đẩy hành động rất nhiều bởi “tức thời”.
Bạn lắp đặt đồng hồ điện thông minh trong nhà của bạn,
và tức thời bạn biết được bạn đang dùng bao nhiêu điện,
bạn phải chi trả bao nhiêu,
con cái của bạn sẽ đi một vòng và tắt đèn thật nhanh chóng.
Điều đó có ý nghĩa gì cho xã hội?
Tại sao như vậy, theo tin tức phát thanh mỗi chiều,
tôi nghe chỉ số FTSE 100, chỉ số Dow Jones, tỷ giá đô la so với bảng Anh --
Tôi thậm chí không biết bằng cách nào tỷ giá đô la so với bảng Anh lại trở thành những tin hay.
Và tại sao tôi lại nghe ngóng nó?
Tại sao tôi không nghe xem hôm qua nước nước Anh tiêu thụ bao nhiêu năng lượng,
hay nước Mỹ đã tiêu thụ bao nhiêu ?
Liệu chúng ta đã đạt được mục tiêu 3% mỗi năm
nhằm cắt giảm khí thải carbon?
Đó là cách chúng ta thiết lập mục đích chung.
Bạn đưa nó ra truyền thông và bắt đầu nghĩ về nó.
Và chúng ta cần những vòng hồi tiếp tích cực
để làm tăng sự thịnh vượng.
Ở góc độ chính phủ, họ có thể tạo ra sổ sách kế toán quốc gia cho sự thịnh vượng.
Ở góc độ kinh doanh, bạn có thể nhìn thấy sự thịnh vượng của nhân viên,
điều mà chúng ta biết là thật sự liên quan tới sự sáng tạo,
liên quan tới sự đổi mới,
và chúng ta sẽ cần rất nhiều sự đổi mới để giải quyết những vấn đề về môi trường.
Ở góc độ cá nhân, chúng ta cũng cần đổi mới.
Có lẽ chúng ta không cần lắm dữ liệu, nhưng chúng ta cần thứ gì đó để nhắc nhớ.
Ở Anh, chúng tôi có thông điệp khuyến cáo mọi người
về việc dùng 5 loại trái cây và rau củ mỗi ngày
và lượng bài tập thể dục mà chúng tôi cần -- không phải là thế mạnh của tôi.
Những điều này ích gì cho hạnh phúc?
Bạn nên làm năm việc gì mỗi ngày
để hạnh phúc hơn?
Chúng tôi làm một dự án cho Văn phòng Khoa học Chính phủ cách đây vài năm,
một chương trình lớn tên là chương trình Foresight --
rất nhiều nhiều người -- có sự tham gia của nhiều chuyên gia --
mọi thứ có căn cứ chứng minh – một tập sách lớn.
Nhưng phần công việc của chúng tôi là về : bằng 5 hành động tích cực nào
bạn có thể cải thiện sự thịnh vượng trong cuộc sống ?
Và điểm chính là đây,
những việc này gần như là bí mật của hạnh phúc,
nhưng đó là những điều mà tôi nghĩ hạnh phúc sẽ xuất phát từ phía cho đi.
Và cách đầu tiên là phải liên kết,
ý là những mối quan hệ xã hội của bạn
là viên đá nền tảng quan trọng nhất cho cuộc sống của bạn.
Bạn có dành thời gian cho những người bạn yêu thương
như bạn có thể, và năng lượng?
Hãy tiếp tục xây dựng chúng.
Cách thứ hai là hãy năng động.
Cách nhanh nhất để thoát khỏi tâm trạng tiêu cực:
bước ra ngoài, đi dạo, mở máy phát thanh và nhảy múa.
Năng động sẽ thật tốt cho tâm trạng tích cực của chúng ta.
Cách thứ ba là hãy quan tâm chú ý.
Bạn nhận thức như thế nào về những điều xảy ra trên thế giới,
các mùa thay đổi, mọi người xung quanh bạn?
Bạn có chú ý thấy những thứ đang hóa thành bong bóng vì bạn và cố thu hút sự chú ý?
Dựa trên nhiều bằng chứng cho thấy sự quan tâm,
liệu pháp nhận thức hành vi,
rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của chúng ta.
Cách thứ tư là tiếp tục học tập
và việc duy trì là quan trọng --
học tập cả đời.
Những người già mà duy trì học tập và ham hiểu biết,
họ có kết quả sức khỏe tốt hơn hẳn những người định dừng lại.
Nhưng đó không cần phải là học tập chính thức;đó không dựa trên kiến thức.
Đó ý chỉ sự ham hiểu biết nhiều hơn.
Đó có thể là học cách nấu món ăn mới,
chơi lại một loại nhạc cụ mà bạn đã quên khi còn là đứa trẻ.
Tiếp tục học tập.
Và cách cuối cùng
là một trong những hoạt động mang tính phi kinh tế nhất,
là cho đi.
Sự rộng lượng, lòng vị tha,
sự thương cảm của chúng ta
đều được gắn chặt
vào cơ chế tự nhiên trong bộ não của mình.
Chúng ta cảm thấy vui khi chúng ta cho đi.
Bạn có thể làm một cuộc thí nghiệm trong đó
bạn đưa cho 2 nhóm người một trăm đô la vào buổi sáng.
Bạn bảo một nhóm tiêu dùng cho bản thân họ
và một nhóm tiêu dùng cho những người khác.
Bạn đo mức độ hạnh phúc của họ vào cuối ngày,
những người tiêu dùng cho người khác thì hạnh phúc hơn nhiều
so với những người tiêu dùng cho bản thân.
Và năm cách này,
cái mà chúng tôi đặt vào trong những bưu thiếp tiện dụng,
tôi cho rằng, không bắt trái đất phải trả giá.
Chúng không hề chứa carbon.
Chúng không cần nhiều nguyên vật liệu để được hoàn thiện.
Và vì vậy tôi nghĩ thật khả thi
khi hạnh phúc không cần bắt trái đất phải trả giá.
Này, Martin Luther King,
khi bên bờ vực của cái chết,
đã đưa ra một bài diễn thuyết tuyệt vời.
Ông ấy nói, “ Tôi biết có nhiều thách thức ở phía trước,
có thể có khó khăn ở phía trước,
nhưng tôi không sợ gì cả. Tôi không quan tâm.
Tôi vừa ở trên đỉnh núi,
và tôi vừa thấy Miền Đất Hứa.”
ông ấy là người thuyết giáo,
nhưng tôi tin rằng cuộc vận động vì môi trường
và, thật sự, cộng đồng doanh nghiệp, chính phủ,
cần đi lên tận đỉnh núi,
và cần nhìn ra xung quanh,
và cần thấy Miền Đất Hứa,
hay vùng đất triển vọng,
và cần có cái nhìn bao quát
ra thế giới điều mà chúng ta đều mong muốn.
Và không những thế, chúng ta cần tạo ra một Bước chuyển lớn
để đạt được điều đó,
và chúng ta cần mở đầu bước ngoặc đó bằng những việc làm tốt.
Con người muốn được hạnh phúc.
Mở đường cho họ với 5 cách.
Và chúng ta cần có những trụ chỉ đường
để tụ họp mọi người lại với nhau và chỉ cho họ thấy --
vài thứ như Chỉ số hành tinh hạnh phúc.
Và sau đó tôi tin rằng
chúng ta có thể cùng tạo nên một thế giới mà chúng ta đều mong muốn
ở đó hạnh phúc không bắt trái đất phải trả giá.
(Tiếng vỗ tay)