Câu chuyện của tôi đề cập về chiến tranh.
Nói về những ảo tưởng.
Cái chết.
Và việc tìm ra lại
ý nghĩa lý tưởng
trong đống hoang tàn sót lại đó.
Và có lẽ cũng là một bài học
về cách ta đối đầu với
thất bại, dang dở
và xã hội đầy hiểm nguy của thế kỷ 21.
Tôi không tin các tường thuật trực tiếp.
Càng không tin vào tiểu sử hoặc lịch sử
được viết theo kiểu chọn "A"
dẫn đến hậu quả "B"
tiếp đến kết quả "C"--
những câu chuyện mạch lạc
ta hay được nghe,
có lẽ chỉ nhằm động viên ta.
Tôi lại tin vào sự ngẫu nhiên,
một trong những lí do tôi tin như vậy là
việc tôi tình cờ trở thành nhà ngoại giao
Tôi là người mù màu.
Tôi không phân biệt được phần lớn màu sắc.
Lý giải tại sao tôi toàn mặc xám và đen,
và tôi luôn phải dẫn vợ đi theo
để chọn quần áo.
Tôi từng mơ làm phi công chiến đấu khi nhỏ
Tôi say mê xem máy bay nhào lộn bay
qua ngôi nhà chúng tôi ở vùng đồng quê.
Và ước tôi là một phi công chiến đấu.
Sau đó tôi đã làm bài thi vào
Không Lực Hoàng Gia.
và dĩ nhiên rồi, tôi trượt.
Tôi chẳng thể nhìn các loại đèn nhấp nháy
và không thể phân biệt màu sắc.
Vì thế tôi đành kiếm nghề khác,
và thực ra điều này cũng tương đối
dễ dàng với tôi,
bởi vì tôi có một khát vọng không hề
thay đổi từ khi còn nhỏ,
đó là những mối quan hệ quốc tế.
Lúc bé,
Tôi đọc rất nhiều báo.
Tôi bị mê hoặc bởi cuộc Chiến tranh Lạnh.
bởi các đàm phán INF
hơn là những tên lửa hạt nhân tầm trung,
cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa
Liên bang Xô-viết và Mỹ.
ở Angola hay Afghanistan.
Những điều như thế thực sự lôi cuốn tôi.
Và tôi đã quyết định khi còn khá trẻ rằng
Tôi muốn trở thành một nhà ngoại giao.
Và một ngày tôi đã thông báo với bố mẹ
và cha tôi đến giờ vẫn phủ nhận chuyện này
Tôi nói "Bố, con muốn làm
nhà ngoại giao".
Và ông nhìn tôi và bảo,
"Carne, con phải thông minh mới
làm được"
(cười)
thế là khát vọng của tôi được định đoạt.
Vào năm 1989,
Tôi đăng kí vào sở ngoại vụ Anh.
Năm đó có tới 5000 người đăng kí,
và chỉ có 20 người chúng tôi thành công.
Con số đó chỉ ra,
Tôi được kết nạp vào hàng ngũ ưu tú,
môi trường làm việc ở đây quả là
tuyệt vời và vui vẻ.
Làm một nhà ngoại giao, từ trước tới nay,
luôn là công việc phi thường,
và tôi yêu từng phút được làm việc
Tôi tận hưởng địa vị nó mang lại.
Tôi mua cho mình một bộ vest tốt
và mang giày đế da
trong say sưa
tôi có những cơ hội tuyệt vời để
tham gia các sự kiện quốc tế
Tôi công tác tới Dải Gaza.
Tôi chủ trì phiên hòa đàm Trung Đông
tại Bộ Ngoại giao Anh.
Tôi trở thành người viết diễn văn
cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh.
Tôi đã gặp Yasser Arafat.
Tôi đã đàm phán
với nhà ngoại giao của Saddam (Iraq)
tại Liên hợp quốc.
Sau đó, tôi tới Kabul
và phục vụ tại Afghanistan sau thất bại
của phe Taliban.
Và tôi đã di chuyển
trong máy bay C-130
tới thăm các tướng chỉ huy
trong những căn cứ trên núi
và đàm phán với họ
về cách để quét sạch Al Qaeda
khỏi Afghanistan
hộ tống tôi là lực lượng
biệt kích
mà cả chính họ cũng có một trung
đội thủy quân Hoàng gia yểm trợ
bởi vì tình thế lúc đó rất nguy hiểm.
Nhưng điều đó cũng thật thú vị,
rất vui nữa,
thực sự tràn đầy hứng khởi.
Đó là những tay nòng cốt
và họ khăng khít đến khó tin.
Và đỉnh cao sự nghiệp của tôi
là khi tôi được bố trí làm tại New York.
Tôi đã từng công tác tại Đức, Na-uy,
rất nhiều quốc gia khác nữa, nhưng
tôi lại được bổ nhiệm tại
New York với
tư cách là đại biểu Anh phục vụ tại
Hội Đồng Bảo An Thế Giới.
Và nhiệm vụ của tôi là khu vực Trung Đông,
và cũng là chuyên môn của tôi.
Và ở đây, tôi giải quyết các vấn đề như
Tiến trình hòa bình Trung Đông,
vấn đề Lockerbie, ...
chúng ta có thế bàn tới sau,
nếu các bạn muốn
trên hết, nhiệm vụ chính của tôi là Irắc,
những thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt,
và những cấm vận chúng tôi áp đặt I-rắc
để buộc họ phải tự từ bỏ
những thứ vũ khí đó.
Tôi từng làm trưởng đoàn đàm phán của Anh
về vấn đề này,
Tôi phải miệt mài tìm cách giải quyết.
Và dù có thế nào,
chuyến đi này với tôi quả là
một khoảng thời gian thú vị.
Đó là một cuộc đàm phán gây
ấn tượng sâu sắc.
Chúng tôi đã trải qua một vài cuộc chiến
trong suốt quãng thời gian tôi ở New York.
Tôi đại diện nước Anh tham gia đàm phán
về những giải pháp trong Hội đồng bảo an
ngày 12 tháng 9 năm 2001
nhằm chỉ trích về cuộc tấn công
ngay ngày trước đó,
dĩ nhiên, liên quan sâu sắc đến chúng tôi
những người hiện tại đang sống ở New York.
Đó là quãng thời gian tốt nhất, xấu nhất
là kinh nghiệm quý báu.
Tôi sống trong cuộc sống xa hoa.
Mặc dù phải làm việc nhiều giờ liền,
bù lại tôi sống trong căn hộ hạng sang
Tôi là một nhà ngoại giao Anh Quốc
độc thân tại New York;
bạn có thể tưởng tượng được gì rồi.
(Cười)
Tôi đã có khoảng thời gian rất tuyệt.
Nhưng vào năm 2002,
khi chuyến công tác kết thúc,
tôi đã quyết định không trở về
để làm công việc đang đợi mình ở London.
Tôi quyết định sẽ xin nghỉ phép,
thật sự là, tại trường New, Bruce.
Với một chút khởi đầu lộn xộn
chẳng rõ ràng,
tôi nhận ra rằng có gì đó không ổn
với công việc, với chính tôi.
Tôi thấy kiệt sức,
và vỡ mộng
về cái điều mà tôi chẳng thể nào xử lí.
tôi đã quyết định nghỉ việc một thời gian.
Văn phòng Ngoại giao rất rộng rãi.
Bạn có thể chọn nghỉ phép không lương
và vẫn xem như làm việc, nhưng thực ra
chẳng phải làm gì cả.
Điều đó thật tử tế.
Và cuối cùng, tôi đã quyết định
tham gia vào biệt phái viên Liên hợp quốc
tại Kosovo,
lúc đó còn thuộc quyền quản lý của
Liên hợp quốc
Và có hai điều đã xảy ra ở Kosovo,
và cũng kiểu như là,
một sự ngẫu nhiên nữa,
bởi vì những điều trên hóa ra đã trở thành
hai trong số những bước ngoặt đời tôi
và giúp tôi sang trang mới.
Nhưng những điều đó hoàn toàn tình cờ.
Một trong số đó là vào mùa hè năm 2004,
chính phủ Anh đã miễn cưỡng
mở một cuộc điều tra chính thức về
vấn đề sử dụng vũ khí hủy diệt (WMD)
trong cuộc chiến tranh Iraq,
một vấn đề rất được giới hạn.
Và tôi đã bí mật làm chứng
cho cuộc điều tra đó.
Tôi đã dấn sâu vào
vấn đề tình báo tại Iraq
và vấn đề vũ khí hủy diệt (WMD),
lời làm chứng của tôi gồm 3 điều:
rẳng chính phủ đã phóng đại tin tức,
điều rất rõ ràng trong suốt những năm
tôi được đọc chúng.
Và thật vậy, sự đánh giá trong
nội bộ cũng cho rằng
vấn đề WMD của Iraq
không đe dọa đến khu vực lân cận
chứ chưa bàn đến chúng tôi.
Thứ hai, chính phủ lờ đi hết
các giải pháp để gây chiến tranh
mà trong một phạm vi nào đó
vẫn là một việc làm nhục nhã
Lý do thứ ba, tôi sẽ không giải thích.
Nhưng dù gì, tôi cũng đã nêu ra chứng cớ,
và điều đó đã dẫn tôi đến khủng hoảng.
Tôi sẽ làm gì đây?
Những chứng cứ ấy chỉ trích sâu sắc
đồng nghiệp của tôi,
đến cả ngài bộ trưởng người mà theo tôi
đã gây ra chiến tranh một cách
sai lầm.
Và vì thế tôi khủng hoảng.
Đó chẳng phải điều tốt đẹp gì.
Tôi đã than vãn, đã do dự,
Tôi cứ tiếp tục như thế với người vợ
giàu kiên nhẫn của tôi,
và cuối cùng tôi quyết định từ chức trong
Sở ngoại giao Anh
Tôi cảm thấy, đó giống như cảnh trong
phim The Insider của Al Pacino,
anh ta đã rời CBS
sau khi họ chọn một gã nghiện thuốc
thay vì anh ta,
anh ta đáp lại: "Tôi không thể làm
việc này nữa. Chấm dứt."
Tôi cũng như thế. Tôi yêu bộ phim này.
Tôi cũng cảm thấy vài thứ đã không còn.
Tôi không thể ngồi chung với bộ trưởng
hay thủ tướng với nụ cười trên môi nữa
và làm những việc tôi từng
vui vẻ làm cho họ.
Thế là tôi nhảy việc
và kiểu như nhảy ra khỏi bờ vực vậy.
Và điều đó rất không thoải mái và
rất khó chịu.
Và tôi bắt đầu vấp ngã.
Và hôm nay, cú ngã ấy chưa hẳn đã ngưng.
Tôi tiếp tục lún sâu.
Nhưng, theo cách nào đó,
tôi đã quen với cảm xúc ấy.
Và một cách nào đó, tôi cảm thấy thích
cái cảm xúc ấy ngày một nhiều hơn là
khi tôi do dự khi còn đứng trên vách đá
tự hỏi mình phải làm gì.
Điều thứ hai xảy ra ở Kosovo,
như là -- Tôi cần một ngụm nước, xin lỗi.
Điều thứ hai xảy ra ở Kosovo,
vốn gần như cho tôi
câu trả lời
điều mà tôi đã không thể,
đó là, "Tôi phải làm gì với
đời mình đây?"
Tôi yêu ngành ngoại giao --
Tôi không có sự nghiệp --
Tôi dự tính cả đời cống hiến
cho ngoại giao, cho quốc gia.
Tôi muốn trở thành đại sứ,
những người hướng dẫn và những anh hùng
những người đã trên đỉnh sự nghiệp
mà giờ đây đã tôi vứt bỏ tất cả.
Rất nhiều người bạn của tôi vẫn theo nghề.
Khoản trợ cấp của tôi vẫn còn.
Và tôi đã từ bỏ.
Và tôi sẽ làm gì tiếp đây?
Và năm đó, tại Kosovo,
điều kinh khủng, rất kinh khủng
mà tôi chứng kiến.
Tháng 3/2004, rất nhiều cuộc nổi loạn
diễn ra khắp các tỉnh -- rồi
-- lan tới Kosovo.
18 người bị giết.
Tình trạng vô chính phủ.
Và thật kinh khủng khi phải chứng kiến,
khi biết rằng cảnh sát và quân đội --
có rất nhiều quân lính ở đây --
không thể ngưng được đám đông thịnh nộ
khi mà họ ùa ra đường.
Và điều duy nhất có thể ngưng được
đám đông thịnh nộ ấy
là khi họ muốn dừng lại
và khi họ đã đốt và tàn sát thỏa mãn
Thật chẳng tốt đẹp gì khi thấy chúng,
nhưng tôi chứng kiến hết.
Và tôi đã len giữa nó, giữa đám
đông cuồng nộ ấy
Tôi với người bạn người Albani
cố gắng dừng, nhưng không thể.
Và cuộc nổi loạn đó dạy tôi vài điều
rằng nó chẳng rõ ràng và thực ra
đó là một câu chuyện phức tạp.
Nhưng một trong những lí do là --
các cuộc nổi loạn vài ngày lại xảy ra --
đều bắt nguồn từ việc người Kosovo
bị tước quyền công dân trong tương lai.
Các cuộc đàm phán ngoại giao
về tương lai của Kosovo
diễn ra và,
chính phủ Kosovo, chưa tính đến dân Kosovo
không thực sự được
tham gia vào những thảo luận trên.
Cơ chế đám phán vô lý,
quy trình thương lượng
về tương lai Kosovo,
mà người Kosovo lại chẳng được can hệ vào.
Và không ngạc nhiên, họ rất thất vọng.
Những cuộc nổi loạn là hiện thân của
những sự nản lòng ấy.
Nó chẳng phải nguyên nhân chính,
vì cuộc sống chẳng đơn giản.
Đó là một vấn đề rất phức tạp,
và tôi chẳng có kì vọng nó đơn giản hơn.
Nhưng đó là một trong những nguyên do.
Và nó đã gợi cho tôi nguồn cảm hứng --
hay chính xác hơn,
nó đưa nguồn cảm hứng tới vợ tôi.
Cô ấy nói:" Tại sao anh không
tư vấn cho người Kosovo?
Tại sao anh cố vấn cho chính phủ họ
về chính sách?"
Người Kosovo không được giúp đỡ
ngoại giao
Các nhà ngoại giao họ không được
thừa nhận.
Họ không được thừa nhận
văn phòng đối ngoại
vốn giúp họ giải quyết các
thủ tục phức tạp,
như vấn đề "Thân phận cuối của Kosovo".
Và đó là ý tưởng ban đầu.
Đó là căn nguyên của "Ngoại giao độc lập",
tổ chức cố vấn ngoại giao
đầu tiên trên thế giới
và khởi nguồn phi lợi nhuận.
Tôi đã bay về từ London
sau quãng thời gian hoạt động cho
Liên hiệp quốc tại Kosovo.
Tôi trở lại, ăn tối với thủ tướng Kosovo
và nói với ông ấy,
"Ngài xem, tôi có ý định sẽ cố vấn
ngoại giao cho ngài.
Tôi hiểu rất rõ công việc này.
Sao tôi không thể giúp ngài chứ?"
Và ông ấy đã nâng ly raki với tôi và nói,
"Được, Carne. Tới đi"
Và tôi đã tới Kosovo
và cố vấn cho chính phủ Kosovo.
Chúng tôi đã cố vấn cho
ba thủ tướng Kosovo liền
và các cuộc đàm phán đa đảng tại Kosovo.
Và Kosovo trở thành độc lập.
Nhà Ngoại Giao Độc (NNGD) được thành lập
với năm trung tâm ngoại giao
trên toàn cầu
và chúng tôi đang cố vấn cho 7 hay 8
quốc gia khác nhau, hay
những tổ chức chính trị,
tùy việc bạn muốn định nghĩa nó thế nào --
tôi chẳng quan tâm lắm
tới việc định nghĩa.
Chúng tôi cố vấn cho Bắc Cyprus
về việc thống nhất các đảo.
Chúng tôi giúp phe đối lập tại Miến Điện,
chính phủ Nam Sudan,
nơi mà -- hẳn các bạn đã nghe --
sẽ trở thành một quốc gia mới.
Chúng tôi giúp Mặt trận Polisario
của Tây Sahara,
nơi đang chiến đấu giành lại chủ quyền
từ sự chiếm đóng của Ma-rốc
sau 34 năm bị tước đoạt.
Chúng tôi giúp các quốc đảo
trong đàm phán về biến đổi khí hậu
vần đề mà đã lên đến cao trào
tại Copenhagen.
Có một chút ngẫu nhiên ở đây
bởi vì, khi tôi bắt đầu
ngoại giao độc lập
tôi từng dự tiệc tại Thượng viện,
là một nơi rất nực cười,
nhưng khi tôi cầm cái ly như thế này,
tôi bắt chuyện với người đứng sau tôi.
Chúng tôi bắt đầu tán gẫu, anh ta nói --
Tôi kể với anh ta tôi đang làm cái gì,
và tôi nói với anh ta dõng dạc rằng,
Tôi sẽ thành lập NNGDL tại New York.
Vào lúc đó chỉ có tôi --
và vợ tôi về New York.
anh ta nói, "Sao anh không gặp đồng
nghiệp tôi ở New York nhỉ?"
Và hóa ra
anh ta làm cho công ty sáng tạo ?What If!
có lẽ một trong số các bạn đã nghe tới.
Và cứ qua thế này rồi lại thế khác,
tôi cuối cùng tới làm việc
tại ?What If! New York
khi tôi bắt đầu xây dựng NNGDL
Và việc chứng kiến ?What If!
phát triển mùi vị với cho kẹo gum Wrigley
hay mùi vị mới cho Cola
thật sự giúp tôi cải tiến rõ rệt
những chiến lược mới cho Kosovo
và cho người Tây Sahara.
Tôi bắt đầu nhận ra rằng có
rất nhiều cách làm ngoại giao --
thật ngoại giao, cũng như kinh doanh,
là ngành kinh doanh giải quyết vấn đề,
nhưng từ "Tiến bộ" lại không có
trong nghành ngoại giao;
vì đó chỉ là trò chơi tổng bằng không
và sự thực dụng
và các tổ chức cổ lỗ sĩ cứ thế
tồn tại hàng thế hệ
để làm những việc mà họ
vẫn làm như thế suốt.
Và Nhà Ngoại Giao Độc Lập, ngày nay,
cố gắng tiếp thu những gì
tôi học được tại ?What If!.
Chúng tôi ngồi chung một phòng
và hét vào mặt nhau,
làm việc bằng laptop, đổi chỗ cho nhau
để tìm ý tưởng mới.
Chúng tôi tuyển những chuyên gia khờ khạo
những người có thể chẳng biết gì
về những quốc gia họ làm việc,
nhưng có thể biết những thứ khác
cố gắng tiêm những luồng ý kiến mới
vào những vấn đề
mà chúng tôi cố giải quyết cho khách
hàng
Điều đó chẳng dễ dàng, bởi vì khách hàng,
đang trải qua thời kì rất khó khăn.
Có những, tôi không biết nữa,
những bài học từ tất cả những gì
tôi trải qua,
cá nhân lẫn chính trị --
nhưng theo một cách nào đó,
chúng đều giống nhau.
Bài học cá nhân
là việc rơi khỏi vực
thực sự là điều tốt,
tôi khuyến khích điều đó.
Đó là điều mà ít nhất một lần bạn nên thử
là xé bỏ mọi thứ rồi nhảy một cú.
Điều thứ hai là một bài học lớn hơn
về thế giới hôm nay.
Nhà Ngoại Giao Độc Lập là
một phần xu hướng
nổi lên và hiển hiện rõ rệt trên thế giới,
thế giới đang vỡ vụn từng ngày.
Nhà nước đang mất dần vị thế
và quyền lực nhà nước đang suy giảm.
Sức mạnh của những thứ khác sẽ gia tăng.
Những thứ khác ở đây là phi chính phủ.
Họ có thể là các tập đoàn,
xã hội đen, cũng có thể là NGOs
với mục đích tốt đẹp,
họ có thể là bất kì thứ gì,
bất kì những thứ gì.
Chúng ta đang sống ở thế giới
ngày càng phức tạp và phân mảnh.
Nếu chính phủ ít khả năng trong việc
giải quyết các vấn đề
ảnh hưởng tới chúng ta,
và điều đó có nghĩa, ai sẽ giải quyết đây,
ai có trách nhiệm cao hơn giải quyết đây?
Chúng ta đấy.
Nếu họ không thể,
còn ai giải quyết nữa chứ?
Chúng ta chẳng còn sự lựa chọn nào,
hãy đối mặt với thực tế.
Điều đó có nghĩa
chẳng còn tốt đẹp nữa
khi nhắc tới quan hệ quốc tế,
hay thương mại toàn cầu
hay xung đột tại Somalia,
hay những gì xảy ra tại Miến Điện
chẳng phải việc của bạn,
và rằng chính phủ sẽ lo những việc ấy.
Tôi có thể kết nối bất kì ai trong các bạn
với chỉ sáu bước
với dân quân Al-Shabaab ở Somalia
Hỏi tôi sau nhé, cụ thể là bạn
bị lừa rồi đấy,
nhưng những sự kết nối thật sự ở đây.
Chúng ta đều kết nối mật thiết với nhau.
Và đó không đơn thuần vì Tom Friedman,
điều đó thực sự được chứng minh
sau hàng loạt minh chứng.
Điều đó có nghĩa, thay vì nhờ các chính
trị gia,
bạn phải tự mình giải quyết.
Và NNGDL như một minh chứng cụ thể
nói theo cách đơn giản là như thế.
Không có ví dụ rõ nhất ngoài
một trường hợp là:
Cách thế giới vận hành
đang thay đổi
thể hiện qua mỗi giờ
ở nơi tôi từng làm --
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1945.
Hiến chương cơ bản được thành lập để
ngăn chặn xung đột giữa các nhà nước --
xung đột quốc gia.
Ngày nay, 80% chương trình nghị sự
của Hội Đồng Bảo An
là về xung đột giữa các quốc gia,
bao gồm cả thành phần phi chính phủ --
chiến tranh du kích, chủ nghĩa phân lập,
khủng bố, nếu bạn muốn gọi chúng như thế,
dân tộc không phải chính phủ
hay quốc gia thông thường.
Đó là tình trạng của thế giới hiện nay.
Khi tôi nhận ra điều đó,
và nhìn lại quãng thời gian mình
ở Hội Đồng Bảo An
và những gì diễn ra ở Kosovo,
tôi nhận ra rằng thường thì
những người bị tác động trực tiếp
bởi những gì chúng tôi làm
tại hội đồng
thực sự chẳng ở đây, họ chẳng được mời tới
để đưa ra ý kiến cho Hội Đồng Bảo An,
Tôi nghĩ rằng, điều đó là sai lầm.
Phải có biện pháp nào để giải quyết.
Và tôi bắt đầu với biện pháp truyền thống.
Tôi và đồng nghiệp tại NNGDL
lòng vòng tại Hội Đồng Bảo An.
Chúng tôi tới 70 quốc gia thành viên --
Kazakhstan, Ethiopia, Isreal --
chúng tôi tới gặp mọi nơi --
tổng thư ký, tất cả họ,
và nói rằng, "Tất cả sai rồi.
Thật tồi tệ khi ngài không tham vấn họ.
Các ngài phải thành lập một hệ thống
để mời những người Kosovo kia
tới và nói với các ngài những gì họ nghĩ.
Điều đó cũng cho phép các ngài nói nữa.
Điều đó thật tuyệt vời để trao đổi.
Các ngài có thể thực sự đưa
ý kiến mọi người vào mỗi quyết định
để quyết định ấy hiệu quả và lâu bền hơn."
Siêu logic, bạn nghĩ như vậy chứ.
Logic đến kinh ngạc. Rõ ràng, ai cũng hiểu
và dĩ nhiên, mọi người hiểu và
nói, "Được, dĩ nhiên, anh đúng.
Trở lại với chúng tôi
trong vòng sáu tháng nữa."
Và dĩ nhiên, chẳng gì xảy ra --
không ai làm gì cả.
Hội Đồng Bảo An làm việc của họ
y hệt như cách họ làm ngày nay,
y như cách họ làm X năm về trước,
khi tôi ở đó cách đây 10 năm.
Và khi chúng tôi nhận ra
sai lầm cơ bản
và suy nghĩ, chúng tôi phải làm gì đây.
Và tôi nghĩ, tôi sẽ kiệt quệ
nếu tôi dành quãng đời còn lại
vận động cho những nội các nhếch nhác này
để giúp họ điều thực sự cần làm.
Và điều chúng tôi sẽ làm là
là tự tổ chức những buổi gặp.
Và bây giờ, Nhà Ngoại Giao Độc Lập
đang trong tiến trình tổ chức các cuộc gặp
giữa Hội Đồng Bảo An
và các bên về những tranh chấp
xuất hiện trong chương trình nghị sự
của Hội Đồng Bảo An.
Và chúng tôi sẽ đưa tới
nhóm chống đối Darfuri,
Bắc Cyprus và Nam Cyprus,
nhóm nổi loạn Aceh,
và một dãy dài kinh khủng
những xung đột hỗn loạn khắp thế giới.
Và chúng tôi sẽ cố gắng
đưa các bên tới New York
ngồi trong một căn phòng yên tĩnh
trong không gian riêng tư không áp lực
để thực sự giãi bày họ muốn gì
với các thành viên của Hội Đồng Bảo An,
và về phía các thành viên Hội Đồng Bảo An
giúp họ bày tỏ quan điểm của họ.
Và có những cuộc đối thoại,
mà chưa từng diễn ra trước kia.
Và dĩ nhiên, như đã miêu tả,
với những ai biết về chính trị sẽ
ngán việc này kinh khủng,
tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.
Rủi ro thất bại rất cao,
nhưng nhất định sẽ không xảy ra
nếu chúng ta không cố làm nó xảy ra.
Và quan điểm chính trị của tôi
đã cơ bản thay đổi
từ khi tôi làm ngoại giao đến tôi hôm nay,
và tôi nghĩ những hệ quả đó là
vấn đề, không phải quá trình,
không phải nhờ công nghệ, thật nực cười
cũng không phải.
Thuyết giáo về công nghệ
cho tất cả thành viên Twitter của
đoàn biểu tình Iran
đang là tù nhân chính trị tại Tehran,
nơi Ahmadinejad cầm quyền.
Công nghệ chẳng đưa lại
thay đổi chính trị tại Iran.
Bạn nhìn vào kết quả,
bạn phải tự nói với mình rằng,
"Tôi có thể làm gì để có được kết quả đó?"
Đó là quan điểm chính trị của thế kỉ 21,
nhưng bằng cách nào đó, NNGDL
hiện thân cho những thiếu chặt chẽ,
những thay đổi,
những thứ đang diễn ra hàng ngày
trong chúng ta.
Đó là câu chuyện của tôi. Cám ơn.