Tôi muốn kể cho các bạn về cách mà 20,000 người trẻ nổi bật từ hơn 100 quốc gia đã dừng lại ở Cuba và đang biến đổi việc chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng của họ. 90% trong số họ sẽ không bao giờ rời khỏi quê nhà nếu như đó không phải là vì học bổng cho khóa học y khoa tại Cuba và một cam kết trở lại những nơi giống như quê hương của họ, những nông trại hẻo lánh, vùng đồi núi, khu ổ chuột để trở thành bác sĩ cho người thiếu điều kiện, và cống hiến hết mình. Trường Y khoa Mỹ La-tinh tại Havana: trường y khoa lớn nhất trên thế giới, đã có 23,000 bác sĩ trẻ tốt nghiệp kể từ khóa học đầu tiên vào năm 2005, với khoảng hơn 10,000 người trong hệ thống. Nhiệm vụ của trường là đào tạo bác sĩ cho những người cần họ nhất: hơn một tỉ người chưa từng được khám bệnh, những người sống và chết dưới vô số hoàn cảnh nghèo đói. Sinh viên trường đã phá vỡ mọi quy tắc thông thường. Họ là mối nguy lớn nhất của trường và đồng thời cũng là món cược lớn nhất. Họ được tuyển từ những nơi nghèo đói nhất, những nơi khốn cùng nhất trên hành tinh của chúng ta bởi một trường học tin tưởng họ có thể trở thành không chỉ giỏi mà còn là những bác sĩ tuyệt vời nhất mà cộng đồng của họ hết sức cần, rằng họ sẽ làm việc ở nơi hầu hết các bác sĩ đều không thể, những nơi không chỉ nghèo đói mà còn thường xuyên nguy hiểm. Họ thường phải mang thuốc giải độc trong ba lô hoặc dò đường tới những khu dân cư bị giày xé bởi thuốc phiện, giang hồ và súng đạn, thậm chí quê nhà của họ. Niềm mong mỏi là họ có thể thay đổi cục diện chăm sóc sức khỏe, tại các khu vực kém phát triển, và thậm chí cách học và chữa chạy trong ngành y dược, và rằng họ sẽ trở thành những nhà tiên phong trong sứ mệnh vì sức khỏe toàn cầu, chắc chắn đó là một trọng trách lớn lao. Hai cơn bão lớn và khái niệm "cống hiến hết mình" đó đã tạo tiền đề cho ELAM (trường Y Havana) năm 1998. Ngọn núi lửa Georges và Mitch đã xé toạc khu vực Ca-ri-bê và Trung Mỹ, khiến 30.000 người chết và hai triệu rưỡi người mất nhà cửa. Hàng trăm bác sĩ Cuba đã tình nguyện tới các khu vực thảm họa, nhưng khi đến nơi, họ phát hiện thảm họa còn khủng khiếp hơn: cả cộng đồng không được chăm sóc sức khỏe, các bệnh viện nông thôn cửa đóng then cài do thiếu nhân viên, và có quá nhiều trẻ sơ sinh đã ra đi trước khi đón sinh nhật đầu tiên. Điều gì sẽ xảy ra khi các bác sĩ Cuba rời khỏi nơi đó? Cần có lớp bác sĩ mới để bảo đảm dịch vụ y tế lâu dài, nhưng tìm đâu ra bác sĩ mới đây? Họ có thể được đào tạo ở đâu? Tại Havana, ngôi trường vốn là một học viện hải quân cũ được chuyển giao lại cho Bộ Y tế Cuba để trở thành trường Y tế Mỹ La-tinh, gọi tắt là ELAM. Học phí, ăn ở và một khoản trợ cấp nhỏ được cung cấp cho hàng trăm sinh viên đến từ các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các cơn bão. Là một phóng viên tại Havana, tôi đã quan sát 97 người Nicaragua đầu tiên đến vào tháng 3 năm 1999, họ vào ở trong những ký túc xá vừa mới được tân trang lại và giúp đỡ các giáo sư không chỉ việc quét dọn lớp học mà còn di chuyển bàn ghế và kính hiển vi. Trong suốt những năm vừa qua, các chính phủ tại khu vực Châu Mỹ yêu cầu cấp học bổng cho các sinh viên của họ, và cuộc họp của Hội Nghị sĩ da đen đã yêu cầu và nhận được hàng trăm học bổng đến từ Mỹ cho các thanh niên. Ngày nay, trong số 23.000 sinh viên tốt nghiệp, đến từ 83 quốc gia tại Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á, và danh sách tuyển sinh đã lên tới 123 quốc gia. Hơn nửa số sinh viên là các phụ nữ trẻ. Họ đến từ 100 nhóm dân tộc, nói 50 thứ tiếng khác nhau. Giám đốc WHO Margaret Chan đã nói rằng, "Dẫu chỉ một lần, nếu bạn nghèo đói, là phụ nữ, hoặc đến từ một dân tộc bản địa, bạn có một lợi thế khác biêt, một nền dân tộc học khiến cho trường y này độc nhất." Luther Castillo đến từ San Pedro de Tocamacho ở vùng duyên hải Đại Tây Dương của Honduras. Nơi không có nước sạch, không có điện sinh hoạt, và để đến ngôi làng, bạn phải đi bộ hàng tiếng đồng hồ hoặc may mắn bắt được một chiếc xe tải như tôi lúc trước khi men theo bờ biển Đại Tây Dương. Luther là một trong 40 đứa trẻ Tocamacho bắt đầu vào học cấp 2, những đứa con của người da đen bản địa được biết đến là người Garifuna, chiếm 20% dân số Honduras. Nghiệt ngã rằng trung tâm y tế lại cách xa đó hàng dặm. Luther đã phải đi bộ ba tiếng hàng ngày để tới trường trung học cơ sở. Chỉ có 17 học sinh đi học như vậy. Chỉ năm em học tiếp lên cấp ba, và chỉ một em duy nhất đi học đại học: Luther, đã đến ELAM, nằm trong số những sinh viên Garifuna tốt nghiệp mùa đầu tiên. Chỉ có hai bác sĩ người Garifuna trước họ trong chiều dài lịch sử của Honduras. Hiện nay đã có 69 người, nhờ có ELAM. Những vấn đề lớn cần những giải pháp vĩ đại, tỏa sáng bởi những ý tưởng, khả năng sáng tạo và sự táo bạo, và bởi các biện pháp hiệu quả. Giảng viên của ELAM không có sẵn nền giáo án nào để hướng dẫn sinh viên, vì vậy họ phải học một cách khó khăn, bằng việc vừa thực nghiệm vừa điều chỉnh khóa học. Thậm chí những sinh viên sáng dạ nhất từ những cộng đồng nghèo khó này cũng không có sẵn phương pháp học cho sáu năm đào tạo y khoa, vì vậy một khóa học chuyển tiếp đã được thiết lập cho các môn khoa học. Sau đó là ngôn ngữ: có người Mapuche, Quechuas, Guarani, Garifuna, những người bản địa đã học tiếng Tây Ban Nha như ngoại ngữ, hoặc những người Haiti nói thổ ngữ Pháp Creole. Vì vậy tiếng Tây Ban Nha trở thành một phần trong giáo án sơ - sơ - trung cấp. Thậm chí, tại Cuba, âm nhạc, thực phẩm, hương vị, tất cả mọi thứ đều khác biệt, vì vậy đội ngũ giáo viên trở thành gia đình, tại ngôi nhà ELAM. Các tôn giáo có từ các tín ngưỡng bản địa cho tới tôn giáo bộ tộc Yoruba, Hồi giáo, Đạo Tin lành, Chấp nhận sự đa dạng đã trở thành một cách sống. Tại sao nhiều nước trên thế giới yêu cầu những học bổng này? Đầu tiên, vì họ không có đủ bác sĩ, và nơi làm việc, sự phân bổ bác sĩ thiên về hướng bất lợi cho người nghèo, bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu được nuôi lớn bởi khủng hoảng nguồn nhân lực. Chúng ta đang thiếu 4 đến 7 triệu nhân viên y tế chỉ đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, và vấn đề thì hiện diện khắp nơi. Các bác sĩ tập trung ở các thành phố, nơi mà chỉ một nửa dân số thế giới sống ở đó, và trong các thành phố, chứ không phải là trong các khu ổ chuột hoặc Nam Los Angeles. Ngay tại nước Mỹ này, nơi chúng ta đã và đang cải cách lĩnh vực y tế, chúng ta lại thiếu các chuyên gia mà chúng ta cần. Đến năm 2020, chúng ta sẽ thiếu 45,000 bác sĩ gia đình. Và chúng ta cũng là một phần của vấn đề. Mỹ là miền điểm đến hàng đầu của các bác sĩ từ nước đang phát triển. Lý do thứ hai mà các sinh viên đổ về Cuba là tình hình y tế của đảo quốc này dựa trên nền chăm sóc chính yếu tốt. Một ban của tờ The Lancet đã đánh giá Cuba là một trong những nước có thu nhập trung bình trong ngành y tế tốt nhất. Tổ chức Save the Children xếp hạng Cuba là đất nước Mỹ Latinh tốt nhất để làm mẹ. Cuba có tuổi thọ trung bình tương đương và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp hơn Mỹ, ít bất bình đẳng hơn, trong khi chi tiêu trên mỗi người bằng 1/20 của những gì chúng ta bỏ ra cho ngàhnh Y tại nước Mỹ này. Về mặt học thuật, ELAM rất khắc nghiệt, nhưng 80% sinh viên của họ tốt nghiệp. Các môn học tương tự nhau... là các môn khoa học y tế khám nghiệm cơ bản... nhưng có những sự khác biệt lớn. Thứ nhất, việc đào tạo đã thoát khỏi tháp ngà và lan đến các phòng học và khu vực lân cận, nơi mà hầu hết các sinh viên tốt nghiệp sẽ thực tập. Đúng, họ cũng có các giờ giảng và thực tập ở bệnh viện, nhưng bài học dựa trên thực tế cộng đồng ngay từ ngày đầu tiên. Thứ hai, các sinh viên chữa trị cho bệnh nhân một cách toàn diện, cả tinh thần và thể xác, dựa trên bối cảnh gia đình, của cộng đồng và văn hóa của họ. Thứ ba, họ học về y tế công: để đánh giá các nước uống, nhà ở, điều kiện xã hội và kinh tế của cha mẹ họ. Thứ tư, họ được dạy rằng một cuộc thăm hỏi bệnh nhân tốt và một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát cung cấp hầu hết các bằng chứng để chẩn đoán, tiết kiệm chi phí công nghệ chẩn bệnh. Và cuối cùng, họ được dạy đi dạy lại rằng điều quan trọng trong phòng ngừa, đặc biệt là các bệnh mãn tính làm tê liệt hệ thống y tế toàn thế giới Một bài học tại chức như thế cũng có thể là cách tiếp cận theo nhóm, rằng làm thế nào để làm việc theo nhóm như là: làm thế nào để dẫn dắt họ, với một sự khiêm nhường. Sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ chia sẻ kiến thức của họ với các trợ lý y tá, nữ hộ sinh, các nhân viên y tế cộng đồng, để giúp họ làm việc tốt hơn, chứ không phải để thế chỗ họ, để làm việc với các pháp sư và các thầy lang. Các sinh viên tốt nghiệp của ELAM: Liệu họ có đang chứng minh rằng thử nghiệm táo bạo này là đúng đắn? Hàng tá các dự án cho ta ý niệm mơ hồ về những gì họ có thể làm được. Ví dụ như sinh viên Garífuna đã ra trường. Họ không chỉ quay về quê nhà để làm việc, mà còn tổ chức cộng đồng của họ để xây dựng bệnh viện địa phương đầu tiên của Honduras. Với sự giúp sức của một kiến trúc sư, cư dân địa phương đã xây từ con số không theo đúng nghĩa đen. Các bệnh nhân đầu tiên đã đến vào tháng 12 năm 2007, và kể từ đó, bệnh viện đã tiếp nhận gần một triệu lượt bệnh nhân. Và chính phủ cũng đã bắt đầu quan tâm, tuyên dương bệnh viện như một hình mẫu dịch vụ y tế công cộng nông thôn ở Honduras Các sinh viên tốt nghiệp từ ELAM rất thông minh, mạnh mẽ và tận tâm. Thảm hoạ Haiti, tháng Một năm 2010. Nỗi đau. Nhiều người bị chôn sâu dưới 30 tấn gạch vụn. Quá sức hãi hùng. 340 bác sĩ Cuba đã ở đó một thời gian dài. Hơn 340 người đang đến. Và còn cần nhiều hơn nữa. Tại ELAM, các sinh viên làm việc suốt ngày đêm để liên lạc với 2000 sinh viên đã tốt nghiệp. Kết quả là, hàng trăm người từ 27 nước đã đến Haiti, từ Mali ở Sahara tới St.Lucia, Bolivia, Chile và Mỹ. Họ giao tiếp với nhau dễ dàng bằng tiếng Tây Ban Nha và lắng nghe các bệnh nhân của họ bằng thổ ngữ Pháp nhờ công các sinh viên y khoa Haiti bay tới từ ELAM ở Cuba. Nhiều người đã ở lại hàng tháng, thậm chí trải qua bệnh dịch tả. Hàng trăm sinh viên tốt nghiệp Haiti đã phải cố gắng đẩy lùi đau đớn vượt qua nỗi thống khổ của chính mình, lại còn gánh vác trọng trách xây dựng một hệ thống y tế mới cho Haiti. Ngày nay, với hỗ trợ của các tổ chức và chính phủ từ Na Uy tới Cuba tới Brazil hàng chục trung tâm y tế đã được xây dựng, hoạt động, và 35 trường hợp, được dẫn dắt bởi các cựu sinh viên ELAM. Tuy nhiên, câu chuyện của Haiti cũng khắc họa một trong những vấn đề lớn hơn mà nhiều nước đang đối mặt. Ta hãy xem xét số liệu: Khi dịch tả xảy ra năm 2012, đã có 748 sinh viên Haiti tốt nghiệp gần một nửa đang làm việc trong ngành y tế công nhưng 1/4 lại thất nghiệp, và 110 người đã rời khỏi Haiti. Vì vậy, tình hình khả quan nhất là, các cựu sinh viên đang được biên chế nhằm gia tăng sức mạnh hệ thống y tế công cộng, nơi mà họ thường là các bác sĩ duy nhất có mặt. Trong các trường hợp tồi tệ nhất, đơn giản là không có đủ việc làm trong ngành y tế công cộng, nơi chữa bệnh cho hầu hết người nghèo, không có đủ tác động chính trị, không có đủ nguồn lực, không có gì đủ cả... có quá nhiều bệnh nhân không được chăm sóc. Các cựu sinh viên cũng đối mặt với áp lực từ gia đình họ, kiếm sống một cách tuyệt vọng, vì vậy khi không có đủ công việc trong ngành công cộng, các bác sĩ y khoa ấy đầu quân vào khu vực tư nhân hoặc xuất ngoại để gửi tiền về cho gia đình. Tồi tệ nhất là, ở vài nước, các cộng đồng y khoa ảnh hưởng đến các cơ quan kiểm định chất lượng y tế chứ không phải để tôn vinh bằng cấp của ELAM, mà lo sợ rằng các sinh viên ấy sẽ giành mất công việc của họ hay giảm tải bệnh nhân và thu nhập của họ. Vấn đề ở đây không phải là năng lực. Ngay tại nước Mỹ này, Ủy ban Y tế California công nhận các trường học sau khi kiểm tra nghiêm ngặt, và các bác sĩ mới đã nhận phần lời từ ván cược của Cuba, chứng minh với hội đồng và được chấp thuận vào những hiệp hội cao quý từ New York tới Chicago tới Mexico. Hai trăm người mạnh mẽ, họ đang trở về Mỹ cùng bầu nhiệt huyết và cả sự không hài lòng. Một cựu sinh viên đã phát biểu, tại Cuba, "Chúng tôi được đào tạo để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng với những nguồn lực hạn chế nhất, vì vậy khi tôi ý thức về nguồn lực thừa thãi nơi đây, và bạn nói với tôi rằng điều đó không thể, tôi biết rằng điều đó không đúng. Không chỉ chứng kiến điều đó là khả thi, tôi đã thực sự bắt tay vào thực thi. Các cựu sinh viên ELAM, một vài người đến từ D.C và Baltimore có người đến từ những nơi nghèo hơn cả sự nghèo nàn để cung cấp y tế, giáo dục và góp tiếng nói đến cộng đồng của họ. Họ đã làm nên bước chuyển dịch lớn. Giờ đây chúng ta cần làm phần việc của mình. để giúp đỡ 23,000 người và hơn thế nữa, Tất cả chúng ta... các tổ chức, các quản lý dân cư, báo chí truyền thông, các doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, mọi người - cần phải đứng dậy. Chúng ta cần lan tỏa đến toàn cầu để trao cho các bác sĩ mới cơ hội chứng minh dũng khí của họ. Họ cần có thể tham gia kỳ thi cấp phép của quốc gia họ. Họ cần các công việc trong ngành y tế công cộng hoặc các trung tâm y tế phi lợi nhuận để áp dụng những gì được dạy và cam kết với công việc Họ cần cơ hội trở thành các bác sĩ mà bệnh nhân của họ cần. Để tiến lên, chúng ta có thể phải tìm đường trở về với các bác sĩ nhi khoa, người đã gõ cửa gia đình tôi ở mạn Nam Chicago khi tôi còn là một đứa trẻ, người đã gọi tới nhà tôi, người mà là viên chức nhà nước. Những điều này không phải là ý tưởng mới về cục diện ngành Y. Điều mới mẻ là việc nhân rộng và vẻ ngoài của các bác sĩ: một cựu sinh viên ELAM giống như một người phụ nữ hơn là một người đàn ông; Ở Amazon, Peru hay Guatemala, đó là một bác sĩ địa phương; ở Mỹ, đó là một bác sĩ da màu nói trôi chảy tiếng Tây Ban Nha. Cô ấy được đào tạo tốt, đáng tin cậy, có tương đồng với văn hóa của các bệnh nhân, và người ấy chắc chắn xứng đáng có sự hỗ trợ từ chúng ta, bởi lẽ dù là bằng tàu điện ngầm, la hay xuồng, cô đã dạy chúng ta cống hiến hết mình. Cảm ơn. (Vỗ tay)