1 00:00:04,829 --> 00:00:09,739 Khi bạn sử dụng khối lặp lại để lặp mã lệnh, bằng cách nào máy tính biết được 2 00:00:09,739 --> 00:00:11,797 khi nào thì lặp đủ số lần? 3 00:00:11,797 --> 00:00:17,147 Khối lặp lại thực ra ẩn chứa một đoạn mã lệnh phức tạp hơn gọi là vòng lặp for 4 00:00:17,147 --> 00:00:22,617 để đếm từ giá trị bắt đầu tới giá trị kết thúc theo hệ số tăng dần cụ thể. 5 00:00:22,617 --> 00:00:29,190 Ví dụ khối lặp lại ba lần đếm từ 1 đến 3 theo hệ số 1. 6 00:00:29,190 --> 00:00:33,479 Mỗi lần đếm, khối này chạy mã lệnh bên trong vòng lặp. 7 00:00:33,479 --> 00:00:37,869 Vòng lặp for biết mình phải chạy bao nhiêu lần bằng biến 'đếm' được thiết lập ở 8 00:00:37,869 --> 00:00:42,714 giá trị bắt đầu khi bắt đầu vòng lặp và cộng thêm hệ số mỗi lần chạy vòng lặp. 9 00:00:42,714 --> 00:00:48,446 Ngay khi biến 'đếm' cao hơn giá trị kết thúc, vòng lặp sẽ ngừng chạy. 10 00:00:48,446 --> 00:00:53,980 Lợi ích của việc dùng vòng lặp for thay vì dùng khối lặp lại là bạn có thể 11 00:00:53,980 --> 00:00:57,060 thực sự nhìn thấy biến 'đếm' và sử dụng trong vòng lặp của mình. 12 00:00:57,060 --> 00:01:02,440 Ví dụ, nếu tôi có nhiều bông hoa và bông đầu tiên có 1 mật hoa, 13 00:01:02,440 --> 00:01:06,820 bông thứ 2 có 2 mật hoa, còn bông thứ 3 có 3 mật hoa, tôi có thể sử dụng vòng lặp for 14 00:01:06,820 --> 00:01:12,550 để cho chú ong biết mà thu thập 'đếm' mật hoa mỗi lần, nghĩa là 1 ở bông 15 00:01:12,550 --> 00:01:16,490 đầu tiên, 2 ở bông thứ 2 và 3 ở bông thứ 3. 16 00:01:16,490 --> 00:01:21,427 Ngoài ra ở vòng lặp for, bạn có thể đặt hệ số khi đếm thay vì 1 đơn vị mỗi lần. 17 00:01:21,427 --> 00:01:27,417 Bạn có thể đếm theo hệ số 2, 4 hoặc thậm chí là hệ số thay đổi theo thời gian.