Bạn hiểu gì về cụm từ "biến đổi khí hậu"? Khả năng cao là bạn sẽ nghĩ đến thảm họa thiên nhiên ở phương xa nào đó, nhưng biến đổi khí hậu còn gây ra ảnh hưởng đến con người ở khắp nơi trên toàn thế giới, bao gồm nơi bạn đang ở và nơi tôi đang sống. Nó tác động đến những người và những nơi mà ta thấy hằng ngày, và nó sẽ tác động lên một vài cá nhân trong chúng ta hơn bất kì thứ gì. (nhạc nền) Mùa bão Đại Tây Dương năm 2017 là một trong những mùa bão hoạt động mạnh nhất trong lịch sử, với 17 cơn bão được đặt tên và 10 cơn bão nhiệt đới. 6 cơn bão nhiệt đới trong đó có sức gió lên tới 110 dặm/giờ, và mặc dù thật khó để xác định được hiện tượng thời tiết nào là hệ quả của biến đổi khí hậu, ta hoàn toàn biết nó sẽ khiến môi trường trở nên khắc nghiệt hơn. Ta đang chiêm ngưỡng viễn cảnh tương lai của thành phố Cape, Nam Phi. Ở đó, một trận hạn hán đã vắt kiệt những hồ chứa nước địa phương, dẫn đến sự thiếu nước do thành phố chuẩn bị nước trong ngày khi nước từ vòi dần cạn Và khi bạn kết hợp một cộng đồng đang đối mặt với những sự chênh lệch này cùng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra, những cộng đồng đó có thể sẽ khó khăn hơn trong công cuộc phục hồi. Không phải cộng đồng nào cũng trải qua những biến đổi khí hậu này một cách giống nhau. Một vài cộng đồng có nhiều tài nguyên, cơ sở hạ tầng tốt hơn hoặc vốn chính trị phong phú hơn các cộng đồng khác. Có một khái niệm có thể giải quyết sự bất bình đẳng trên. Nó được gọi là "công lí môi trường". Và ý tưởng này khá dễ hiểu. Các cộng đồng không nên bị buộc phải chịu đựng những hậu quả bất cân đối của môi trường, hoặc xử lí sự ô nhiễm nhiều hơn những cộng đồng khác vì họ thuộc về một chủng tộc cụ thể, có nguồn gốc quốc gia hoặc khung thu nhập. Người dân sống ở nước giàu thường nghĩ những vấn đề này ở nơi rất xa. Nhưng ngay cả ở một nơi như Mĩ, nơi ta thường nghĩ rằng ta đang dẫn đầu trong việc bảo vệ người dân, việc thực thi vẫn tồn tại khiếm khuyết. Ta vẫn có thể tìm thấy rất nhiều sự chênh lệch môi trường ngay ở sân sau nhà chúng ta. Khi thành phố Miami dọn dẹp sau trận bão Maria, chính quyền đã xả đống đổ nát ở gần một khu dân sinh có nhiều người dân nghèo và người da màu. Chắc chắn gần đến nỗi có thể thấy và ngửi được nó. Và ở Houston, những người dân mà không có điều kiện hoặc không sơ tán được trước khi có bão Harvey đã không còn cách nào khác ngoài việc ở lại lúc thành phố đang lụt. Puerto Rico từng đối mặt với việc hao hụt ngân sách và cơ sở hạ tầng thiếu thốn hàng thập kỉ. Và sau nhiều cơn bão, những người dân ở đó gặp khó khăn trong việc kiếm nước uống sạch, và phần lớn các nơi trên đảo không có điện trong nhiều tháng. Nó không chỉ là vấn đề gây khó khăn cho vùng riêng lẻ nữa. Ở nhiều nơi, ngày trước đã nóng nay còn nóng hơn, và có rất nhiều ngày như thế. Nhiệt độ này có thể gây chết người với những nhà không có máy lạnh. Ví dụ, chỉ số nóng bức trong nhà công vụ ở Harlem luôn ở mức nguy hiểm suốt đêm, ngay cả khi nhiệt độ đã hạ ở bên ngoài. Và bởi biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng lên, Những điểm bất thường trong hệ thống như vậy sẽ trở nên rõ rệt hơn. Không phải là do Mĩ chưa từng cố gắng để xử lí những vấn đề này trước đây. Cuộc đấu tranh giành công lí môi trường ở Mĩ nổi lên từ năm 1982 ở quận Warren, Bắc Carolina, khi người dân tụ tập biểu tình quy mô lớn chống lại kế hoạch để đưa đất bị ô nhiễm về bãi thải gần đó. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, hay EPA, đã tìm ra các bãi thải tương tự ở miền Nam nước Mĩ đều tập trung ở khu dân cư da đen và có thu nhập thấp. Vài năm sau, một báo cáo đã chỉ ra đây là tình trạng chung trên cả nước.