Chào, tên tôi là Tony và đây là Every Frame a Painting, nơi tôi phân tích cấu trúc phim. Phim hôm nay là The Imposter (Kẻ Giả Mạo), năm 2012, do Bart Layton đạo diễn. Nếu bạn chưa xem, xin đừng đọc gì nữa. Thậm chí đừng tra xem thể loại phim là gì. Cứ đóng video này lại, sang Netflix tìm phim mà xem. Bởi vì tôi sẽ nói lộ hết nội dung. "Anh có 5 giây để tiêu hủy tấm băng này." Sẵn sàng chưa? 5, 4, 3, 2 Bắt đầu nào. Tôi nghĩ Bart Layton đã có quyết định sáng suốt mà đơn giản nhất từng thấy trong thể loại phim tài liệu, và nó là thế này: Mọi nhân vật trong câu chuyện đều được quay theo kiểu phỏng vấn bình thường: họ nhìn một người nào đó ở ngoài máy quay. Ngoại trừ kẻ phản diện. "Từ lâu lắm rồi, tôi vẫn muốn trở thành người khác." Hắn nhìn thẳng vào chúng ta. Chỉ có vậy thôi. Cực kì đơn giản. Bạn biết phim ảnh luôn có sự ám ảnh với kẻ xấu, và ta thường hay nhìn thẳng vào mắt họ, cho dù họ là băng đảng, ăn thịt người, kẻ bệnh hoạn, tâm thần, con gái Nhật hay Leonardo DiCaprio. Và tôi rất thích cách mà phim trinh thám hay kinh dị có những cảnh nhìn thẳng vào ống kính. Jonathan Demme dùng kỹ thuật này rất nhiều trong Silence of the Lambs, để luôn tìm cách đưa bạn... "gần hơn..." vào trong đầu nhân vật. Chỉ những thứ nhỏ nhặt, như cảm giác là người thấp hơn, là phận gái trong một căn phòng như thế này. "Tiếp tục nào." Hoặc xem cảnh này trong Zodiac. Đây là cuộc chất vấn đầu tiên với nghi phạm chính. Cả ba thanh tra đều đang cố gắng tìm hiểu Đây có phải kẻ sát nhân? Và khi anh ta nói điều đáng ngờ, hãy xem Fincher cắt sang cảnh quay gì. "Well, chúng tôi sẽ kiểm tra." "Anh đã bao giờ ở Nam California chưa?" Và đỉnh điểm của cảnh quay là đây: "Tôi không phải Zodiac." "Và nếu có tôi cũng không nói với các anh." Bộ phim đang muốn bạn phán xét: bạn nghĩ gì về người này? Nhưng trong phim giả tưởng, rất khó có thể kéo dài cả phim chỉ với cảnh một người nhìn vào ống kính. Đơn giản là quá khó. "Phải." Nhưng nếu bạn xem phim tài liệu... "Cứ nói hết câu đi, vì tôi biết chính xác tôi muốn nói gì." "Nói đi!" "OK." ... bạn sẽ gặp Errol Morris, người luôn luôn quay kiểu đó. Với Morris, mục tiêu là đạt được góc nhìn người thứ nhất, là cảm giác được ở trong phòng với những người này, nói chuyện với họ. Và khi họ tự giải thích, họ không rời mắt bạn, khiến cho bạn dễ cảm thông với họ hơn. Đó là cách quay phim của The Imposter. Góc quay này đưa bạn vào cùng phòng với kẻ phản diện, để đánh giá hắn. Nhưng chính góc quay ấy khiến ta dễ bị thiên vị thuyết phục. Nói cách khác, ta biết hắn là kẻ xấu. Nhưng điều đó không bảo vệ ta. Nếu bạn nhìn kĩ, bạn sẽ thấy nhiều quyết định trong phim dựa trên cơ sở này. Hầu hết những cảnh dựng lại được quay từ góc nhìn của kẻ giả mạo. Anh ta còn nhép tiếng... "Tôi không phải người bảo họ..." "...rằng tôi bị lạm dụng tình dục. Tôi khiến họ hỏi tôi." ... giữa quá khứ và hiện tại. Ta nhìn những người khác từ góc cao hơn hoặc thấp hơn, nhưng lại ngang tầm mắt ở đây. Hơn nữa, những đối tượng này được quay có chiều sâu, để ta thấy môi trường quanh họ và nơi họ ở. Nhưng bối cảnh của kẻ giả mạo mờ mịt theo nghĩa đen. Anh ta còn không có thẻ giới thiệu tên tuổi. OK, tất cả rõ ràng là lựa chọn của đạo diễn. Nhưng tại sao? Tại sao bộ phim lại để tên kẻ xấu kể chuyện và dựng hình? Vì bộ phim muốn lừa bạn. Không phải kiểu "lừa được rồi nhé!"... Chỉ là đạo diễn muốn bạn cảm nhận sự thuyết phục của anh ta. Anh ta dùng hầu hết câu chuyện để kể cho bạn cách anh ta nói dối và lừa bịp mọi người. Nên ta biết ta không nên tin hắn. Nhưng hết hai phần ba bộ phim, hắn lại đảo ngược tình thế. Tại sao gia đình này chấp nhận hắn dễ dàng thế? Chẳng phải họ quá cả tin? "Tôi không cần là Columbo để suy đoán ra tình huống." Ý tôi là, còn lí do nào khác để họ chấp nhận anh ta? "Họ giết cậu ấy." Oh, shit! "Vài người họ làm điều đó, một số biết, số khác lờ đi." Khoan đã, cái gì cơ? "Fuck thằng đó!" Phản ứng tự nhiên của nhiều người trong trường hợp này là khinh bỉ gia đình Barclay. Nghĩ rằng họ ngu dốt hoặc cả tin. Bộ phim còn cho ta lí do coi thường họ. "Tây Ban Nha ư?" "Chẳng phải nó ở bên kia nước Mỹ sao?" Hơn nữa, ai lại không nhận ra con mình? Nên bộ phim để cho bạn tin điều đó. Nó không ép buộc bạn, nó chỉ khiến bạn tin điều mà bạn dễ thiên về. Và rồi bạn rơi vào chính cái bẫy đó. Vì đầu bạn đã nghĩ sẵn điều đó, bạn chỉ cần người này nhìn bạn và xác nhận. Tôi không biết bộ phim này có lừa được bạn hay không. Tôi chỉ biết tôi đã bị lừa. Và tôi nghĩ bộ phim thực ra rất cảm thông với gia đình này. Suốt 90 phút, nó cho ta cảm nhận câu chuyện theo cách của họ: hết chuyện điên rồ này đến sự bất ngờ khác, đến lúc bạn không còn biết nghĩ hay cảm nhận thế nào. Và có thể ở hồi kết, bạn hiểu rõ hơn một chút tại sao họ có thể bị lừa bởi thứ lộ liễu đến thế. Hoặc có thể bạn không hiểu, và bạn là đồ tâm thần. Biên tập và Trình bày: Tony Zhou Tiếng Việt: Vũ Thế Đức