OK, vậy là hôm nay tôi muốn trao đổi
cách chúng ta nói về tình yêu.
và cụ thể là,
tôi muốn nói đến sai lầm
về cách nói về tình yêu.
Hầu hết chúng ta sẽ có thể
rơi vào lưới tình một vài lần
trong suốt cả quãng đời,
và trong tiếng Anh, ẩn dụ này,
là "falling" - rơi vào,
thực sự là cách chủ yếu để
ta nói về trải nghiệm ấy.
Không bạn nghĩ thế nào
nhưng khi tôi dùng ẩn dụ này,
cái mà tôi hình dung ra
là một bộ phim hoạt hình
kiểu có 1 người đàn ông,
anh ta đang đi bộ trên vỉa hè,
mà không nhận ra rằng, anh ta đang
băng qua 1 hố ga mở nắp
và anh ta rơi xuống cái cống bên dưới
Tôi hình dung tình yêu theo cách này
vì falling chứ không (jumping) nhảy lên.
Falling là một sự tình cờ,
nó không thể kiểm soát được.
Đó là thứ xảy ra mà
không có sự đồng ý của ta.
Và điều này --
là cách chủ yếu để chúng ta nói
về việc bắt đầu một mối quan hệ mới.
Tôi là một nhà văn và cũng
là một giáo viên tiếng Anh,
nghĩa là tôi dùng ngôn từ
để kiếm sống
Bạn có thể nói rằng tôi được trả tiền để
tranh luận về chủ đề ngôn ngữ ta dùng,
và tôi muốn chỉ ra rằng
rất nhiều ẩn dụ chúng ta sử dụng
để nói về tình yêu --
thậm chí hầu hết chúng --
là mớ rắc rối.
Vậy thì, chúng ta rơi vào lưới tình.
Chúng ta bị tấn công.
Chúng ta bị nghiền nát.
Chúng ta ngất lịm đi.
Chúng ta bùng cháy với đam mê.
Tình yêu làm chúng ta điên cuồng,
và nó làm chúng ta bệnh.
Trái tim ta đau,
và sau đó tan vỡ.
Vì vậy những ẩn dụ của chúng ta
ngang với trải nghiệm yêu một người
đến bạo lực cực đoạn hay bạo bệnh.
(Tiếng cười)
Chúng như thế đấy.
Và chúng đặt ta vào vị thế
là nạn nhân
ở tình huống bất ngờ và
không thể tránh khỏi.
Một trong những từ yêu thích của tôi
là "say mê" (smitten)
quá khứ phân của từ của "smite"
Và nếu bạn tìm kiếm từ này
trong từ điển --
(tiếng cười)
bạn sẽ thấy rằng nó được định nghĩa
là "nỗi khổ đau thương"
và, "yêu rất nhiều".
Tôi thử kết hợp từ "say mê" (smite)
với những ngữ cảnh riêng biệt,
trong kinh Cựu ước.
Trong Sách Xuất Hành, có đến
16 trích dẫn của từ smite
là từ được Kinh thánh dùng để chỉ
sự trả thù của 1 vị thần giận dữ.
(tiếng cười)
Ở đây chúng ta đang sử dụng cùng 1 từ
để nói về tình yêu
cái mà ta dùng để giải thích cho
nạn dịch châu chấu.
(tiếng cười)
Phải không nào?
Vậy thì, điều này đã diễn ra thế nào?
Làm thế nào chúng ta liên hệ tình yêu
với nỗi đau khổ vĩ đại?
Vi sao ta nói về kinh nghiệm hay
về tình yêu 1 cách mạo nhận này
như thể chúng ta là nạn nhân?
Đó là những câu hỏi khó,
nhưng tôi có vài giả thuyết.
Và để suy nghĩ thấu đáo
cụ thể, tôi muốn dựa trên
một phép ẩn dụ
ý tưởng về tình yêu như 1 cơn điên dại.
Khi tôi lần đầu thực hiện
nghiên cứu tình yêu lãng mạn,
tôi thấy rằng những phép ẩn dụ
điên rồ ở khắp mọi nơi.
Lịch sử văn hóa phương Tây
đầy những ngôn ngữ đánh đồng
tình yêu với bệnh tâm thần.
Đây là một vài ví dụ.
William Shakespeare:
"Yêu thực ra là rồ dại."
trong "As You Like It."
Friedrich Nietzsche:
"Luôn có sự điên rồ trong tình yêu"
"Làm tôi trông thật điên dại khi yêu--"
(tiếng cười)
từ nhà triết học vĩ đại,
Beyoncé Knowles.
(tiếng cười)
Tôi yêu lần đầu tiên
khi 20 tuổi,
và nó là một mối quan hệ
hỗn loạn ngay từ khi bắt đầu.
Đó là 1 khoảng cách dài
trong vài năm đầu tiên,
vì vậy với tôi nó nghĩa là rất thăng
và rất trầm.
Tôi có thể nhớ được 1 khoảnh khắc
cụ thể
Lúc đó tôi đang ngồi trên giường
trong một khách sạn ở Nam Mỹ,
và tôi đang nhìn người tôi yêu
bước ra khỏi cửa.
Và trời đã muộn rồi,
gần như là nửa đêm,
chúng tôi đã tranh cãi suốt bữa tối,
và khi chúng tôi về phòng,
anh ấy ném đồ vào ba lô
và lao ra ngoài.
Trong khi tôi không còn nhớ được
là đã tranh cãi cái gì,
tôi lại nhớ rất rõ ràng
mình thấy thế nào khi anh ấy bỏ đi.
Tôi mới 22 tuổi, đó là lần đầu tiên
tôi ở một nước đang phát triển,
và tôi hoàn toàn đơn độc.
Tôi còn 1 tuần cho đến tận
chuyến bay về nhà
và tôi biết tên thị trấn nơi tôi đang ở
và tên thành phố mà tôi
cần đến để bay đi,
nhưng tôi không biết làm sao để di chuyển.
Tôi không có sách hướng dẫn
và chỉ còn ít tiền
và tôi không biết
tiếng Tây Ban Nha
Ai đó thích phiêu lưu hơn tôi
có lẽ sẽ coi đây là
1 khoảnh khắc của cơ hội,
nhưng tôi chỉ thấy ớn lạnh.
Tôi chỉ ngồi đó.
Và sau đó tôi trào nước mắt.
Mặc dù hoảng sợ,
một giọng nói nhỏ lướt qua trong đầu tôi,
"Wow. Thật là kịch tính.
Mình thực sự phải làm tình yêu này
trở nên đúng đắn."
(tiếng cười)
Bởi vì 1 phần trong tôi muốn
cảm thấy khổ sở trong tình yêu.
Và nó nghe rất lạ
với tôi bây giờ, nhưng ở tuổi 22,
tôi khao khát có những
trải nghiệm ấn tượng,
và vào thời điểm đó, tôi rất vô lí,
giận dữ và hoang tàn
và đủ kì quặc,
tôi nghĩ rằng điều này bằng cách nào đó
đã hợp thức hóa cảm xúc tôi có
với người vừa mới rời bỏ tôi.
Tôi nghĩ là ở mức độ nào đó tôi muốn
cảm thấy điên rồ 1 tí,
vì tôi nghĩ rằng đó là cách
tình yêu hoạt động.
Điều này thực ra
không mấy ngạc nhiên,
theo Wikipedia,
có 8 bộ phim,
14 bài hát,
2 album và 1 tiểu thuyết
có tựa đề "Điên tình" (Crazy Love)
Khoảng nửa giờ sau,
anh ta quay lại phòng của chúng tôi.
Chúng tôi làm hòa.
Chúng tôi đã dành gần như cả tuần
hạnh phúc du lịch cùng nhau.
Và sau đó, khi về đến nhà,
tôi nghĩ, "Nó thật khủng khiếp
và tuyệt vời.
Đây phải là sự lãng mạn thực sự."
Tôi mong chờ tình đầu để
cảm thấy như điên dại,
và tất nhiên, nó đáp ứng
mong đợi này rất tốt.
Nhưng khi yêu ai đó như thế --
như thể mọi hạnh phúc của tôi
phụ thuộc vào việc anh ấy yêu tôi --
không phải rất tốt cho tôi
hoặc cho anh ấy.
Nhưng tôi ngờ rằng trải nghiệm tinh yêu
này không phải là bất thường.
Hầu hết ta cảm thấy có chút điên
ở giai đoạn đầu của tình yêu lãng mạn.
Trên thực tế, có 1 nghiên cứu xác nhận
rằng điều này là bình thường,
bởi vì, nói như hóa học thần kinh,
tình yêu lãng mạn và bệnh tâm thần
không dễ gì phân biệt được.
Điều đó là thật.
Nghiên cứu này từ năm 1999 đã
sử dụng các xét nghiệm máu
để thấy rằng mức độ serotonin
khi mới yêu
rất tương tự với mức serotonin
của người được chẩn đoán là
mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
(tiếng cười)
Vâng, và mức độ thấp của serotonin
cũng được liên tưởng với bệnh
trầm cảm theo mùa
và bệnh trầm cảm.
Vậy nên có 1 vài bằng chứng
chỉ ra tình yêu được liên kết với những
thay đổi tâm trạng và hành vi của ta.
Và có những nghiên cứu khác
chứng minh rằng
hầu hết các mối quan hệ
đều bắt đầu theo cách này.
Các nhà nghiên cứu tin rằng
mức độ thấp của serotonin
tương quan với suy nghĩ ám ảnh về
đối tượng của tình yêu,
giống như cảm giác ai đó
dựng trại trong não bạn.
Và hầu hết chúng ta cảm nhận
theo cách này khi yêu lần đầu.
Nhưng tin tốt là,
nó không kéo dài lâu đâu --
thường thì chỉ 1 vài tháng
cho đến vài năm.
Khi tôi trở về từ chuyến đi
Nam Mỹ,
tôi dành rất nhiều thời gian
1 mình trong phòng,
kiểm tra email,
khao khát nghe tiếng của người tôi yêu.
Tôi đã quyết định rằng nếu bạn bè tôi
không thể hiểu nỗi đau khổ của mình
thì tôi cũng chẳng cần tình bạn đấy nữa.
Vì vậy tôi ngừng đi chơi
với hầu hết bạn bè.
Và đó có lẽ là năm
bất hạnh nhất đời tôi.
Nhưng tôi nghĩ rằng tôi thấy giống như
việc của mình là phải đau khổ,
bởi nếu tôi có thể đau khổ
tôi sẽ chứng minh rằng tôi yêu anh ấy
biết bao nhiêu.
Và nếu tôi có thể chứng minh điều đó
chúng tôi cuối cùng sẽ ở bên nhau.
Đây thực là sự điên rồ,
bởi lẽ không có quy luật vũ trụ nào
nói rằng cứ đau khổ nhiều
thì sẽ nhận được thành quả tốt đẹp,
nhưng chúng ta nói về tình yêu
như thể điều này là đúng vậy.
Trải nghiệm tình yêu của chúng ta
là cả về sinh học và văn hóa.
Sinh học nói với chúng ta rằng
tình yêu là điều tốt
bằng cách kích hoạt vùng não
tưởng thưởng trong não chúng ta,
sau 1 mâu thuẫn hay chia tay,
tình yêu là đau khổ khi,
phần tưởng thưởng hóa học thần kinh
bị thu hồi
Và trên thực tế -- có thể
bạn đã từng nghe điều này
nói theo hóa học thần kinh,
việc trải qua chuyện chia tay giống như
quá trình cai nghiện vậy,
cái này làm tôi thấy yên tâm đấy.
(tiếng cười)
Và sau đó văn hóa của chúng ta
sử dụng ngôn ngữ
để định hình và củng cố
những ý tưởng về tình yêu.
Trong trường hợp này, ta nói
về ẩn dụ về sự đau khổ
sự say mê và điên rồ.
Đó là 1 vòng phản hồi thú vị.
Tình yêu mạnh mẽ có lúc lại đau đớn,
và ta thể hiện điều này
trong ngôn từ và những câu chuyện,
nhưng rồi ngôn từ và những câu chuyện
khiến chúng ta
mong đợi tình yêu là
mạnh mẽ và đau khổ.
Điều thú vị với tôi là
tất cả những điều này diễn ra
trong nền văn hóa đề cao
giá trị 1 vợ 1 chồng suốt đời.
Có vẻ như chúng ta muốn nó theo cả 2 cách:
chúng ta muốn tình yêu để thấy như điên rồ
và chúng ta muốn nó kéo dài cả đời.
Nghe kinh khủng thật.
(tiếng cười)
Để hòa hợp điều này,
chúng ta cần sự thay đổi trong văn hóa
hoặc trong mong đợi của chúng ta.
Vậy nên, tưởng tượng nếu tất cả
chúng ta ít thụ động hơn trong tình yêu.
Nếu chúng ta quyết đoán hơn,
cởi mở hơn, rộng lượng hơn
và thay vì rơi vào tình yêu,
chúng ta bước vào tình yêu.
Tôi biết điều này yêu cầu rất nhiều thứ,
nhưng tôi không phải là người
đầu tiên gợi ý điều này.
Trong cuốn "Chúng ta sống trong ẩn dụ"
nhà ngôn ngữ Mark Johnson và George Lakoff
gợi ý một giải pháp thực sự thú vị
cho tình trạng khó xử này,
đó là thay đổi ẩn dụ của chúng ta.
Họ chỉ ra rằng các ẩn dụ thực sự
định hình cách ta trải nghiệm thế giới,
và chúng thậm còn hoạt động như
1 chỉ dẫn cho hành động trong tương lai,
như lời tiên đoán tự trở thành sự thực.
Johnson và Lakoff gợi ý
1 ẩn dụ mới cho tình yêu:
tình yêu là 1 tác phẩm nghệ thuật
cộng tác.
Tôi thực sự thích cách nghĩ này
về tình yêu.
Linguists nói về ẩn dụ có
sự kế thừa,
là 1 cách để xem xét
tất cả những hàm ý
hay ý tưởng ẩn chứa bên trong
1 ẩn dụ cho trước.
Và Johnson và Lakoff nói về mọi thứ
mà sự cộng tác trong tác phẩm
nghệ thuật đòi hỏi:
sự nỗ lực, thỏa hiệp,
kiên nhẫn, có chung mục đích.
Những ý tưởng này sắp xếp một cách
thú vị với sự đầu tư văn hóa của ta
trong cam kết lãng mạn lâu dài,
nhưng chúng cũng làm việc tốt
với những mối quan hệ kiểu khác --
ngắn hạn, thất thường, quan hệ đa ái,
không 1 vợ 1 chồng, vô tính --
bởi vì ẩn dụ này mang lại
nhiều ý tưởng phức tạp hơn
cho trải nghiệm yêu 1 ai đó.
Vì vậy nếu tình yêu là
tác phẩm nghệ thuật cộng tác,
thì tình yêu là 1 trải nghiệm
mang tính thẩm mỹ.
Tình yêu là không thể nói trước được,
tình yêu là sáng tạo,
tình yêu đòi hỏi sự giao tiếp
và kỉ luật.
nó làm vỡ mộng và đòi hỏi
khắc khe về cảm xúc.
Và tình yêu liên quan cả
niềm vui và nỗi đau.
Sau cùng thì, mỗi trải nghiệm
về tình yêu đều khác nhau.
Khi tôi còn trẻ,
sẽ không bao xảy ra chuyện tôi
được phép yêu cầu nhiều hơn từ tình yêu,
tôi đã không chỉ chấp nhận bất cứ
điều gì tình yêu đưa ra.
Khi Juliet 14 tuổi lần đầu gặp --
hoặc khi Juliet 14 tuổi không thể
ở bên Romeo,
người mà cô mới gặp cách đây 4 hôm,
cô ấy không thấy thất vọng hay sợ hãi.
Cô ấy ở đâu?
Cô ấy muốn chết.
Phải không nào?
Và như 1 sự nhắc lại,
vào thời điểm này của vở kịch,
hồi 3 cảnh 5,
Romeo vẫn chưa chết.
Cậu ta vẫn sống,
cậu vẫn khỏe mạnh,
cậu chỉ là bị xua đuổi khỏi thành phố.
Tôi hiểu ra rằng thành Verona thế kỉ 16
không giống như Nam Mỹ bây giờ,
và khi tôi đọc vở kịch này lần đầu,
cũng ở tuổi 14,
nỗi đau khổ của Juliet rất
có ý nghĩa với tôi.
Định hình lại tình yêu là điều nhận được
để sáng tạo với người tôi ngưỡng mộ,
hơn là 1 điều chỉ xảy ra với tôi
mà không có sự kiểm soát
hay chấp thuận của tôi,
là sức mạnh.
Điều đó vẫn khó khăn.
Tình yêu vẫn thấy hoàn toàn điên rồ
và đè nén 1 vài ngày ,
và khi tôi thấy thực sự thất vọng,
tôi nhắc nhở chính mình:
việc của tôi trong mối quan hệ này
là nói với nửa kia
về điều tôi muốn làm cùng nhau.
Điều này cũng không dễ dàng.
Nhưng nó chỉ là tốt hơn rất nhiều
so với việc lựa chọn
điều mà cảm thấy như sự điên rồ.
Phiên bản này của tình yêu không là
việc thắng hay thua tình cảm của ai đó.
Thay vào đó, nó yêu cầu
bạn tin tưởng nửa kia của bạn
và nói về mọi thứ khi việc
tin tưởng trở nên khó khăn,
điều này nghe rất đơn giản,
nhưng đây thực sự là 1 kiểu
cách mạng, hành động cấp tiến.
Đó là bởi bạn dừng
việc nghĩ về bản thân
và cái bạn được hay mất
trong mối quan hệ,
và bạn bắt đầu nghĩ về
cái bạn phải cho đi.
Phiên bản này của tình yêu
cho phép chúng ta nói điều như thế,
"Này, chúng ta không phải là cộng sự tốt.
Có lẽ điều này không dành cho chúng ta."
Hay, "Quan hệ này ngắn ngủi
hơn tôi dự tính,
nhưng nó vẫn là điều gì đó tốt đẹp."
Điều tốt đẹp về
tác phẩm nghệ thuật cộng tác
là nó sẽ không sơn, vẽ
hay chạm trổ chính nó.
Phiên bản này của tình yêu cho phép
chúng ta quyết định nó trông thế nào.
Xin cảm ơn.
(tiếng vỗ tay)