Làng Mai, Pháp, tháng 5, 2014 Thầy trả lời câu hỏi Khi thầy đã ở đến được bờ giác ngộ thầy có còn suy nghĩ hay đau khổ không? (Chuông) (Tiếng Pháp) Ở bên bờ bên kia sẽ như thế nào? Liệu người ta có nghĩ ngợi nữa không? Liệu người ta có khổ đau nữa không? (Dịch) Thưa Thầy, khi Thầy đến được bờ giác ngộ, Thầy có nghĩ ngợi nữa không? Thầy có đau khổ nữa không? Có! Ngay cả khi con đến được bờ bên kia, con sẽ vẫn tiếp tục đau khổ, nhưng con sẽ đau khổ theo cách khác. Có cách khổ đau làm con trưởng thành, giúp con được chữa lành, giúp con giúp đỡ người khác. (Tiếng Việt) (Dịch) Có ai giúp phiên dịch cho người bạn của chúng ta không? Con có thể nghĩ rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bổn Sư của chúng ta là người lúc nào cũng vui vẻ, và không bao giờ đau khổ. Nhưng điều này không đúng. Làm sao con có thể vui vẻ được, khi bao nhiêu người xung quanh con đau khổ? Khi con nhận thức được, khổ đau đang diễn ra khắp nơi, con muốn làm điều gì đó để giúp họ nguôi đau khổ. Chúng ta đều ở trong mối liên kết mật thiết với các sinh linh khác và đó là lí do con cũng đau khổ cùng họ con cảm nhận được sự đau khổ của họ bên trong chính mình. Nhưng bởi vì con đã chuyển hóa, con có lòng từ bi và sự thông tuệ, vì thế con không còn là một nạn nhân của sự đau khổ ấy nữa. Con biết cách dùng khổ đau để chữa lành vết thương và chuyển hóa. Trong chúng ta có những người biết cách để không là nạn nhân của đau khổ nhưng mấy ai biết cách sử dụng khổ đau đó để chữa lành vết thương, để tạo ra niềm an lạc. Điều này giống như, con là một người làm vườn. Khu vườn cho nhiều hoa trái đẹp, nhưng trong vườn cũng cho những thứ khác, không phải chỉ là hoa trái. Khu vườn mang đến cả hoa quả và rác rưới. Nhưng khi là một người làm vườn tốt, con không quăng bỏ rác đi. Mà giữ lại và biến rác thành thứ hữu ích để nuôi dưỡng hoa quả. Con muốn trồng hoa sen con cần bùn. Trồng hoa sen không thể thiếu bùn. Với đau khổ và hạnh phúc cũng giống như vậy. Con cần đau khổ để tạo nên hạnh phúc. Nếu con là người làm vườn giỏi, con sẽ không phải là nạn nhân của rác rưởi Mà con là chủ nhân. Con biết để cách biến rác thành phân bón. Phật là một người như vậy. Ngài là một người làm vườn Ngài biết dùng sự khổ đau, giận dữ, sợ hãi, tuyệt vọng, để rồi chuyển hóa những điều đó trở thành điều khác. Cũng giống như bên phải và trái. Bên trái cần dựa trên bên phải để có cơ sở tồn tại. Nên đau khổ và hạnh phúc là hai khía cạnh của thực tại. Nếu đau khổ không tồn tại, Hạnh phúc cũng không thể tồn tại được Bên bờ giác ngộ có đau khổ nhưng con không là nạn nhân của nó nữa. Con biết cách biến nó thành lợi thế. Suy nghĩ của thầy về Thiên Đường cũng vậy Thiên Đường không phải là nơi không có đau khổ Mà là nơi mọi người biết dùng khổ đau để tạo ra sự thấu hiểu và lòng từ bi. Bởi vì nếu không có sự đau khổ, con không thể tạo ra sự thấu hiểu và lòng từ bi vốn là những điều nền tảng của hạnh phúc. Thật rõ ràng. Đó là quan điểm về sự tương tức. Đó là chánh kiến. Ý tưởng của chúng rằng thiên đường là nơi không có sự đau khổ chỉ có hạnh phúc, theo tuệ giác của sự tương tức, thì đó là cách nhìn sai Do đó, nếu cộng đồng tăng thân của chúng ta biết dùng khổ đau và chuyển hóa nó thành hạnh phúc, thì bờ giác ngộ là ngay tại đây. Và bằng tu tập, chúng ta sẽ có sức mạnh để xây dựng vùng đất của giác ngộ. Đối với thầy, vương quốc đó là bây giờ hoặc không bao giờ. Kết nối, được truyền cảm hứng, được nuôi dưỡng (chuông) (chuông)