Chúng ta đều phải trở thành
những thám tử công nghệ
Điều đầu tiên là:
Những thông tin này đến từ đâu?
Có rất nhiều trang tin giả
cố tạo đường link URL gần giống với
đường link URL của một tòa soạn bạn biết
hoặc thường theo dõi.
Tóm lại, cách tốt nhất để xem
một trang báo có đáng tin hay không
là đọc nội dung của nó.
Không chỉ một bài báo
mà cả những nội dung khác
và đánh giá xem:
Trang này có đạt tiêu chuẩn
về chất lượng tin tức hay không?
Nếu bài báo khiến bạn rất tức giận,
hoặc rất buồn bã,
hoặc bài viết khiến bạn bật cười,
thì đó là một tín hiệu không tốt,
vì bài báo này đang đi đường tắt
qua tư duy logic
và khả năng suy nghĩ của bạn.
Tôi có thể tìm ra tác giả bài viết đó,
tôi có thể thấy những bài khác của họ.
Bài viết đó có đề tác giả không?
Bởi vì, đó là một mẹo quan trọng
để giúp chúng ta xác định xem
mẩu tin này
có thật và có đáng tin hay không.
Nếu tôi đọc một bài rằng:
"Các nhà khoa học nói
bánh sô-cô-la khiến bạn thông minh hơn"
Vậy, nhà khoa học nào?
và, chính xác là họ đã nói gì?
Một trong những cách
mà tin đồn lan truyền đó là
rất nhiều người cùng
lặp đi lặp lại một thông tin,
nhưng chẳng ai chứng thực nó cả.
Các nhà báo dựa vào
những nguồn tin chất lượng cao
như các chuyên gia,
bạn biết đến thông tin này qua đâu?
tại sao bạn biết
rằng thông tin này là đúng?
Ai đó chụp một tấm ảnh
từ 3 năm trước và bảo rằng,
"Điều này đang diễn ra ngay bây giờ".
Chúng ta thấy điều này quá nhiều
trong những trận bão
áp thấp nhiệt đới gần đây.
Chỉ một lần tìm kiếm ngược bằng hình ảnh
trên Google
có thể cho bạn biết nơi mà hình ảnh đó
đã xuất hiện trước đây
và ai là người đã chia sẻ chúng,
Điều này có thể cho bạn
những tips quan trọng
để xem xem
hình ảnh này có phải của họ hay không
hay hình ảnh này có đang được
đặt trong văn cảnh ban đầu hay không
Đây là những gì chúng ta phải làm
chúng ta cần đào sâu hơn
sâu hơn dòng tweet ban đầu
mà bảo bạn bánh sô-cô-la
làm bạn thông minh hơn.