Làng Mai, Pháp, tháng 6, năm 2014 Thiền sư Thích Nhất Hạnh trả lời câu hỏi Một vị thầy tu Tây Tạng đã từng giải thích cho tôi về những địa ngục mà chúng ta có thể đi đến khi chết. Đây có phải là thật hay nó chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta phát triển trí tuệ tỉnh thức, hay nó là ẩn dụ cho những điều chúng ta có thể trải nghiệm ở đây và bây giờ? (Tiếng Pháp) Người bạn của chúng ta đã tìm thấy lời giảng của Thầy về cái chết thanh thản Khoảng 18 năm trước, anh ấy đã tham gia một khóa tu theo truyền thống Tây Tạng cũng có chủ đề "Cái chết". Vị thầy tu đã nói rất chi tiết về cách chuyển ý thức ở điểm cận kề sinh tử, cả về những gì xảy ra sau khi chết. Thầy tu đã nói một số chi tiết về các địa ngục khác nhau tồn tại, những nơi mát mẻ hơn và nóng hơn, và một số hình ảnh nhất định có trong những địa ngục đó. Một trong những hình ảnh đó là một con quỷ đói, mà chúng ta có thể được sinh ra trong một địa ngục như một người có cổ họng quá nhỏ và chúng ta rất đói. nhưng bằng cách nào đó chúng ta không thể nhận được thức ăn đi vào cơ thể và nuôi dưỡng chúng ta. Ngoài ra còn có một số hình ảnh khác mà anh ấy đề cập. Người bạn của chúng ta hỏi là những hình ảnh này được cung cấp để giúp chúng ta... ... thức tỉnh (tiếng cười) như một loại công cụ giúp chúng ta sống có ý nghĩa và phù hợp hơn trong cuộc sống này, sống đẹp hơn trong cuộc sống này, hoặc những hình ảnh này thực sự nói lên một sự thật Liên quan đến điều đó chúng ta có thể nói về địa ngục có mặt trên trái đất tại thời điểm này, đây là những ẩn dụ cho những kinh nghiệm mà chúng ta có trong cuộc sống, hay nó chỉ là một thứ gì đó dành cho sau khi chết. Có một vài câu hỏi nữa nhưng con băn khoăn liệu điều đó có đủ ... (tiếng cười) Đây là một câu hỏi về mối liên hệ giữa giấc ngủ không có giấc mơ và tàng thức Theo dạng của câu hỏi chúng ta biết rằng người đặt câu hỏi đã có sẵn câu trả lời (tiếng cười) Cách anh ấy đặt câu hỏi cho thấy anh ấy đã có câu trả lời. Con không đồng ý à? Nhưng đó cũng là cơ hội cho chúng ta được nhìn và thấy rằng giáo lý của Bụt có thể giúp ích cho nhiều người. Không chỉ những người có năng lực trí tuệ cao, mà còn cho những người không có trình độ học vấn tốt. Giáo lý của Bụt giúp đỡ mọi người. Có loại đạo Bụt dành cho đại đa số, có một loại đạo Bụt sâu sắc chỉ dành cho thiểu số. Những giáo lý này có thể "mâu thuẫn" với nhau khi có liên quan đến hình thức. Đó là lý do tại sao người ta nói, trong đạo Bụt có 84.000 pháp môn, và nhiều loại giáo lý, và nhiều loại thực hành. Có những người sợ hình phạt. Nếu họ sợ quả báo, họ sẽ cư xử tốt hơn, vì họ sợ quả báo. Đó là lý do tại sao nói chuyện với họ về địa ngục, địa ngục nóng, mát, lạnh,v.v... điều đó có thể xảy đến, như một loại của "mối đe dọa". "Nếu bạn cư xử như này, thì bạn đau khổ như vậy." Ở nhiều chùa, chúng ta thấy những bức vẽ về địa ngục, như một loại cảnh báo: "Nếu bạn không thực hành năm giới, bạn sẽ phải đau khổ như thế, bạn sẽ bị nấu sôi trong dầu nóng hoặc đại loại như thế. " Nếu bạn nói dối, khi nào bạn đi đến địa ngục, họ sẽ lấy lưỡi của bạn và cắt lưỡi của bạn " (tiếng cười) Điều đó cũng có thể giúp nhiều người, nhưng nó không giúp được một số người khác. Đó là Phật giáo phổ biến. Chúng ta biết rằng đại đa số tin vào tái sinh, nhưng niềm tin của họ đến từ quan điểm sai lầm của họ về một bản ngã, rằng có một bản ngã, có một linh hồn, khác biệt với thể xác, và khi cơ thể không còn nữa, linh hồn luôn tồn tại, tìm cách thâm nhập vào một cơ thể khác và tiếp nối Đó là một loại niềm tin về tái sinh, và đó là một giáo lý về tái sinh, nhưng nó không thực sự là giáo lý sâu sắc của Bụt, bởi vì nó dựa trên quan điểm sai lầm của bản thân. Bất cứ điều gì, bất kỳ sự dạy dỗ nào đi ngược lại sự sáng suốt của vô thường, vô ngã và niết bàn đều không thể được mô tả là những giáo lý sâu sắc nhất. Cho dù bạn đang nghĩ về nhân quả, tái sinh, quả báo; nếu giáo lý của bạn, nếu sự thực hành của bạn không phản ánh sự sáng suốt của vô thường, vô ngã và niết bàn, đó không thực sự là giáo lý của Bụt Vì vậy, có rất nhiều điều đã đến từ những lời dạy của Kinh Vệ Đà, Áo nghĩa thư Chúng ta biết rằng trước Bụt đã có niềm tin, tái sinh và quả báo; đó không phải là do Bụt phát minh ra Giáo lý quả báo, tái sinh đã tồn tại trước khi Bụt đến Nhưng những giáo lý này dựa trên sự tồn tại của một bản ngã. Mặc dù Bụt dạy về sự tiếp nối, kiếp này đến kiếp khác, giáo lý của Ngài dựa trên sự sáng suốt vô ngã, vô thường, và cuối cùng, niết bàn, không sinh và không chết. Đó là loại niềm tin, mà không hoàn toàn là đạo Bụt cũng có thể giúp đỡ. Có những người tin rằng Tịnh độ của Phật A Di Đà không ở đây, mà theo hướng tây, và bạn chỉ đến đó sau khi bạn chết. Có những người cũng có cái nhìn tốt hơn, khác biệt hơn, Chúng ta biết rằng vùng đất thuần khiết thực sự nằm ở đây và bây giờ, và không có thời gian để ở phía tây, hoặc ở phía đông. Khi tâm trí của bạn trong sạch, Khi tâm trí của bạn thanh tịnh, thì đồng thời vùng đất cũng thanh tịnh Điều đó đi theo hướng của quan điểm đúng đắn nhiều hơn. Tinh thần của đạo Bụt là của sự khoan dung Có những người không thể hiểu Phật giáo sâu sắc. Chúng ta phải cho phép họ ôm ấp một hình thức của đạo Bụt bị pha loãng hơn, giống như thuốc có một ít đường trong đó. Giúp cho họ Vì vậy, chúng ta không chỉ trích họ vì giáo lý của họ, niềm tin của họ, không đi hoàn hảo với Chân lý tối thượng. Bởi vì chúng ta có lòng từ bi, vì chúng ta có sự hiểu biết, nên lòng từ bi là có thể. Phật tử chân chính thực sự luôn khoan dung, không mê tín. Nếu bạn khéo léo, bạn có thể dẫn dắt họ từ từ, để họ dần dần từ bỏ quan điểm sai lầm của mình, để được tốt hơn và có một cái nhìn tốt hơn mọi lúc. Điều đó có thể áp dụng cho tất cả chúng ta. Ban đầu, chúng ta đã có một ý niệm về Tam Bảo, Phật, Pháp và Tăng. Sau mười năm thực hành bạn có cái nhìn rõ hơn về Phật, Pháp và Tăng, và sau năm mươi năm, chúng ta có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về Phật, Pháp và Tăng, theo đó, chúng ta học bài học về sự khoan dung Chúng ta không nên nghĩ rằng quan điểm của chúng ta là tốt nhất. Chúng ta đang tiến bộ, chúng ta sẵn sàng từ bỏ quan điểm hiện tại của chúng ta, để có được cái nhìn tốt hơn. Đó là thực hành không chấp trước để nhìn Trong đạo Bụt nếu bạn có cái nhìn sâu sắc đó, bạn sẽ rất khoan dung và bạn chấp nhận các hình thức khác của đạo Bụt Bạn không chỉ trích. Chỉ có bạn mới có thể giúp mọi người có một cái nhìn tốt hơn và thực hành tốt hơn. Đó là lý do tại sao không nên có, xung đột và chiến tranh giữa các tông phái đạo Bụt Đã có thực tế. Có rất nhiều tông phái trong đạo Bụt, nhưng họ không bao giờ tổ chức bất kỳ cuộc chiến tranh thần thánh nào, để chiến đấu với nhau. Chúng ta có thể giữ truyền thống khoan dung đó. Khoan dung, không phải vì bạn buộc phải khoan dung, mà vì bạn có Chính kiến, đó là lý do tại sao trái tim bạn rộng mở, đó là lý do tại sao bạn có thể khoan dung những điều đó, người không có cùng loại với quan điểm của bạn. Bạn nên thử với lời ái ngữ và lắng nghe sâu sắc, để giúp anh ấy hoặc cô ấy từ bỏ quan điểm của họ, nó vẫn có thể có sự mê tín hoặc những thứ như thế trong đó. Ở đây chúng ta biết rằng thời điểm hiện tại không phải là thứ có thể tồn tại độc lập, từ quá khứ hay tương lai. Bạn không thể cắt và tách rời, quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba thời điểm, quá khứ, hiện tại và tương lai, nó có trong nhau Trong bất kỳ một cái gì trong ba cái còn lại, bạn nhìn thấy hai cái kia Đó là lý do tại sao nếu bạn chạm vào khoảnh khắc hiện tại sâu sắc, bạn chạm vào quá khứ và bạn chạm vào tương lai. Quá khứ vẫn còn, và tương lai có sẵn. Đó là cái nhìn sâu sắc mà bạn nhận được, khi bạn suy ngẫm về bản chất, của sự tồn tại của thời gian. (thức chuông) (chuông)